CÁCH TÍNH ÁN PHÍ CHIA TÀI SẢN KHI LY HÔN MỚI NHẤT


Tranh chấp về tài sản khi ly hôn thì có phải nộp tiền án phí không? Quy định pháp luật về cách tính án phí khi chia tài sản ly hôn mới nhất như thế nào? Đây là những vấn đề được rất nhiều vợ, chồng quan tâm khi muốn ly hôn, tranh chấp tài sản chung. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm về vấn đề này. Hoặc liên hệ cho Luật Hùng Bách theo Số điện thoại/Zalo/Viber 0973.444.828 để được tư vấn và hướng dẫn cách tính án phí khi chia tài sản ly hôn.

Khái niệm án phí chia tài sản ly hôn

Án phí là số tiền mà đương sự phải nộp khi vụ việc được Toà án giải quyết bằng Bản án/Quyết định có hiệu lực pháp luật. Án phí được chia thành nhiều loại như: Án phí hình sự; Án phí hành chính; Án phí dân sự nói chung.

Theo Điều 3 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, án phí chia tài sản ly hôn là một loại án phí dân sự. Các loại án phí khi có tranh chấp về phân chia tài sản chung, nợ chung, đương sự gồm án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm.

Quy định về án phí và cách tính án phí khi chia tài sản ly hôn được trình bày chi tiết tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016.

Mời bạn tham khảo tiếp bài viết dưới đây để biết thêm về quy định này. Hoặc liên hệ ngay cho Luật Hùng Bách theo Số điện thoại/Zalo/Viber 0973.444.828 để được tư vấn và hướng dẫn cách tính án phí khi chia tài sản ly hôn.

Quy định của pháp luật về ly hôn chia tài sản

Tài sản phân chia khi ly hôn là tài sản chung

Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng còn nhầm lẫn giữa thế nào là tài sản chung, tài sản riêng. Theo khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, quy định về tài sản chung của vợ, chồng cụ thể như sau:

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Đối với tài sản riêng của vợ, chồng, tài sản của người nào thì thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung. Theo khoản 1 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể:

1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

Do đó, loại tài sản được yêu cầu phân chia khi ly hôn là tài sản chung của vợ chồng. Đối với tài sản riêng của vợ, chồng do người đó chiếm hữu, sử dụng, định đoạt.

Thỏa thuận phân chia tài sản khi ly hôn

Nguyên tắc đầu tiên khi giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn là thỏa thuận. Nguyên tắc này được quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và hướng dẫn chi tiết tại khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP như sau:

“1. Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau:

…”

Như vậy, khi ly hôn vợ, chồng có quyền tự thỏa thuận mọi vấn đề, bao gồm việc phân chia tài sản chung. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng sự thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn của vợ chồng.

cách tính án phí chia tài sản khi ly hôn mới nhất
Luật sư tư vấn – Liên hệ 0973.444.828 

Ly hôn có tranh chấp phân chia tài sản

Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được về việc phân chia tài sản chung khi ly hôn, thì tài sản chung của vợ chồng được Toà án giải quyết. Theo khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi theo nguyên tắc sau:

“2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác”.

Các loại phí cần trả khi ly hôn chia tài sản

Án phí sơ thẩm khi chia tài sản ly hôn

Theo điểm a khoản 5 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016 ngày 30/12/2016, nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm được quy định như sau:

“5. Đối với vụ án hôn nhân và gia đình thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:

a) Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu 50% mức án phí”.

Án phí đối với tranh chấp về hôn nhân và gia đình không có giá ngạch (tranh chấp mà yêu cầu của đương sự không phải là tiền hoặc không xác định được bằng tiền) là 300.000 đồng. 

Như vậy, trường hợp thuận tình ly hôn thì mỗi bên chịu án phí sơ thẩm là 150.000 đồng. Trường hợp đơn phương ly hôn thì nguyên đơn chịu án phí sơ thẩm là 300.000 đồng.

Ngoài ra, theo điểm b khoản 5 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016 ngày 30/12/2016:

“Các đương sự trong vụ án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 của Nghị quyết này, còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia”.

Trường hợp vợ chồng có tranh chấp về tài sản khi ly hôn sẽ phải chịu thêm phần án phí tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia. Mức tính án phí sẽ như vụ án dân sự có giá ngạch. Theo đó, án phí được xác định như sau:

STTTranh chấp hôn nhân và gia đình có giá ngạchMức thu
1Từ 6.000.000 đồng trở xuống300.000 đồng
2Từ trên 6.000.000 đồng – 400.000.000 đồng5% giá trị tài sản có tranh chấp
3Từ trên 400.000.000 đồng – 800.000.000 đồng20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
4Từ trên 800.000.000 đồng – 2.000.000.000 đồng36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng
5Từ trên 2.000.000.000 đồng – 4.000.000.000 đồng72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
6Từ trên 4.000.000.000 đồng112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng

Án phí phúc thẩm phân chia tài sản khi ly hôn

Theo Điều 148 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 về nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm:

“1. Đương sự kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm, nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí phúc thẩm.

2. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm; Tòa án cấp phúc thẩm phải xác định lại nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm theo quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.

3. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm; nghĩa vụ chịu án phí được xác định lại khi giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm”.

Liên hệ cho Luật Hùng Bách theo Số điện thoại/Zalo/Viber 0973.444.828 để được tư vấn và hướng dẫn cách tính án phí khi chia tài sản ly hôn.

Tham khảo thêm bài viết:

Phí định giá tài sản khi ly hôn

Định giá tài sản là một trong những biện pháp thu thập chứng cứ giải quyết vụ án. Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

Đương sự có quyền cung cấp giá tài sản đang tranh chấp; thỏa thuận về giá tài sản đang tranh chấp. Các đương sự cũng có quyền thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản để thực hiện việc thẩm định giá tài sản và cung cấp kết quả thẩm định giá cho Tòa án.

Theo khoản 3 Điều 104 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:

“3. Tòa án ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự;

b) Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản;

c) Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá”.

Nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản theo Điều 165 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 như sau:

Trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản, thẩm định giá được xác định như sau:

Đương sự phải chịu chi phí định giá tài sản nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận.

Trường hợp yêu cầu Tòa án chia tài sản chung thì mỗi người được chia tài sản phải chịu phần chi phí định giá tài sản tương ứng với tỷ lệ giá trị phần tài sản mà họ được chia.

Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án thì chi phí định giá tài sản theo Điều 165 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 được giải quyết như sau:

“4. Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217, điểm b khoản 1 Điều 299 của Bộ luật này và Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thì nguyên đơn phải chịu chi phí định giá tài sản.

Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 289, khoản 3 Điều 296 của Bộ luật này và Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí định giá tài sản.

5. Các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của Bộ luật này và Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thì người yêu cầu định giá tài sản phải chịu chi phí định giá tài sản”.

Cách tính án phí chia tài sản khi ly hôn chia tài sản

Tình huống: Trong vụ án ly hôn giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị A và bị đơn là ông Lê Văn B. Ngoài yêu cầu Tòa án giải quyết quan hệ hôn nhân giữa bà A và ông B thì bà A còn yêu cầu chia tài sản chung vợ chồng là căn nhà và đồ gia dụng trong nhà. Các bên thống nhất tổng giá trị tài sản chung là 600.000.000 đồng.  

Cách tính án phí khi chia tài sản ly hôn trong vụ án này như sau: 

_ Phần án phí không có giá ngạch:. Nguyên đơn là bà A phải chịu án phí hôn nhân sơ thẩm không có giá ngạch là 300.000 đồng.

_ Phần án phí đối với tài sản có tranh chấp: Tính trên giá trị phần tài sản được chia

Tài sản chung của bà A và ông B là 600.000.000 đồng. Theo nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng được chia đôi. Mỗi bên sẽ được nhận một nửa giá trị tài sản tranh chấp là 300.000.000 đồng.

Án phí sơ thẩm của mỗi người phải chịu là:. 5% x phần tài sản được chia là 300.000.000 đồng = 15.000.000 đồng.

Liên hệ cho Luật Hùng Bách theo Số điện thoại/Zalo/Viber 0973.444.828 để được tư vấn và hướng dẫn cách tính án phí khi chia tài sản ly hôn.

Chia tài sản sau khi ly hôn có phải nộp thuế không?

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC liên quan đến miễn thuế thu nhập cá nhân như sau:

 Điều 3. Các khoản thu nhập được miễn thuế

1. Căn cứ quy định tại Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 4 của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm:

a) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; bố vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau.

Trường hợp bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản) do vợ hoặc chồng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung của vợ chồng, khi ly hôn được phân chia theo thỏa thuận hoặc do tòa án phán quyết thì việc phân chia tài sản này thuộc diện được miễn thuế”.

Do đó, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp chia tài sản khi ly hôn.

Luật sư tư vấn chia tài sản khi ly hôn

Tự tin là một trong những đơn vị luật hàng đầu tại Việt Nam. Luật Hùng Bách cung cấp các dịch vụ luật sư ly hôn đơn phương, chia tài sản chung vợ chồng như sau:

  • Tư vấn quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục đơn phương ly hôn; tranh chấp giành quyền nuôi con và tranh chấp tài sản khi ly hôn;
  • Hướng dẫn, hỗ trợ thu thập tài liệu, chứng cứ để chuẩn bị hồ sơ ly hôn đơn phương;
  • Tư vấn, hướng dẫn quy định ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài;
  • Tư vấn chia tài sản khi ly hôn;
  • Hỗ trợ tính án phí khi chia tài sản ly hôn;
  • Dịch vụ đơn phương ly hôn nhanh;
  • Dịch vụ thuận tình ly hôn nhanh.

Bên cạnh các dịch vụ trên đây, Luật Hùng Bách còn hỗ trợ các thủ tục hành chính tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác như: Xin trích lục lại giấy tờ đã thất lạc; Thực hiện các thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch; Thủ tục đăng bộ, sang tên; Thủ tục tặng cho nhà, đất.

Liên hệ Luật sư ly hôn – Luật Hùng Bách

Trên đây là nội dung của Luật Hùng Bách về “Cách tính án phí khi chia tài sản ly hôn mới nhất”. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý uy tín, trách nhiệm và có kinh nghiệm chuyên sâu; Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ pháp lý trên phạm vi toàn quốc. Nếu bạn cần tư vấn và hỗ trợ quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình. Bạn có thể liên hệ Luật Hùng Bách thông qua các cách sau:

  • Văn phòng Hồ Chí Minh: Số 306, Nguyễn Văn Lượng, Phường 16, quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng Hà Nội: Số 32 Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Văn phòng Đà Nẵng: Số 48 Mai Dị, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Đà Nẵng.
  • Văn phòng Hà Tĩnh: Số 26 Phan Đình Phùng, phường Nam Hà, Tp. Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
  •  Văn phòng đại diện tại Nhật Bản: 581-0019, Osakafu, YaOshi, Minami, Kozaka aicho 2-1-23-101.

Điện thoại (Zalo/Viber/Whatsapp):  0973.444.828

Fanpage:https://www.facebook.com/LuatHungBach https://www.facebook.com/Lhb.hcm

Trang web: https://lhblaw.vn/ https://luathungbach.vn/

Email: luathungbach.hcm@gmail.com

Trân Trọng!

Mỹ Duyên.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *