Đăng ký bảo hộ logo luôn được xem là bước đầu quan trọng trong việc phát triển kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp. Logo được xem là “gương mặt đại diện” các sản phẩm; dịch vụ của doanh nghiệp. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã chú ý đến việc bảo hộ logo để tránh bị xâm hại. Là một đối tượng sở hữu trí tuệ; logo có thể được bảo hộ dưới nhiều hình thức thể hiện khác nhau. Cụ thể, một logo có thể được bảo hộ dưới hai dạng là quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp. Vậy hai cách thức bảo hộ này khác nhau như thế nào? Mời các bạn cùng Luật Hùng Bách tìm hiểu sự khác nhau giữa đăng ký bản quyền và đăng ký nhãn hiệu trong bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
Theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ hiện hành; logo có thể được đăng ký bảo hộ dưới 2 hình thức:
Yếu tố so sánh | Đăng ký nhãn hiệu | Đăng ký bản quyền logo |
Đối tượng | Sở hữu công nghiệp: Nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng,….. | Quyền tác giả, cụ thể: Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng |
Cơ quan quản lý | Cục SHTT – Bộ KH&CN
| Cục Bản Quyền – Bộ VHTT&DL
|
Mục đích | Phân biệt hàng hóa/dịch vụ cùng loại của mình với người khác (độc quyền)Ví dụ: Sản phẩm mì tôm: Hảo Hảo, Cung đình,… | Chứng minh quyền sở hữu đối với tác phẩm, không phải để phân biệt hàng hóa/dịch vụ: |
Điều kiện bảo hộ | Đảm bảo không trùng hay tương tự cả về mặt hình thức và nội dung với các nhãn hiệu khác cho cùng loại sản phẩm/dịch vụ đã được nộp đơn trước. Nhãn hiệu khi bảo hộ độc quyền buộc phải gắn với hàng hóa hay dịch vụ nhất định còn quyền tác giả thì không. | Đảm bảo tính sáng tạo, tính nguyên gốc, không sao chép. Tác phẩm được tạo ra bằng hoạt động lao động trí tuệ; không phải sao chép từ tác phẩm của người khác |
Cơ chế xác lập quyền | Phải đăng ký và được Cục SHTT cấp văn bằng | Được bảo hộ ngay khi tác phẩm ra đời, không nhất thiết phải đăng ký. Nếu đăng ký sẽ dễ dàng chứng minh quyền sở hữu với bên thứ ba hoặc khi xảy ra tranh chấp. Nghĩa vụ chứng minh sẽ thuộc về bên không đăng ký hoặc đăng ký sau. |
Cơ chế thẩm định | Thẩm định chặt chẽ, nghiêm ngặt vì phải so sánh với các đơn đăng ký đã nộp trước đó | Thẩm định nhanh vì dựa trên cam kết, cam đoan của chủ sở hữu và tác giả |
Phạm vi bảo hộ | Đăng ký nhãn hiệu sẽ được bảo hộ cả về mặt ngữ nghĩa, cách trình bày, màu sắc… Đây là biện pháp bảo hộ rất mạnh vì nếu như có người khác sử dụng logo tương tự sẽ bị coi là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, nhãn hiệu chỉ được bảo hộ trong phạm vi sản phẩm, dịch vụ đã đăng ký. Nếu người khác sử dụng logo đó cho sản phẩm, dịch vụ khác sẽ không bị coi là vi phạm. Ví dụ: Nhóm 45: Tư vấn sở hữu trí tuệ, dịch vụ tranh tụng, dịch vụ nghiên cứu pháp luật, dịch vụ pháp lý. Công ty luật khác sử dụng từ Công ty Luật TNHH Luật Hùng Bách, LHB Law Firm viết dưới bất kỳ font chữ, màu sắc gì đều bị coi là VI PHẠM. Nếu Bên thứ ba dùng từ LHB Law Firm cho các dịch vụ/sản phẩm khác nhóm 45 thì vẫn được và không bị coi là vi phạm. | Đăng ký quyền tác giả sẽ được bảo hộ đối với các tác phẩm mang tính chất sáng tác của tác giả. Tuy nhiên mức độ bảo hộ cho bản quyền yếu hơn so với bảo hộ nhãn hiệu vì chỉ khi có người sử dụng logo giống hệt hoặc giống đến mức tối đa, người đó mới bị vi phạm bản quyền. Ví dụ: Công ty luật khác sử dụng từ Công ty Luật TNHH Luật Hùng Bách, LHB Law Firm viết dưới font chữ, màu sắc khác => KHÔNG VI PHẠM Không phân biệt nhóm sản phẩm dịch vụ. Nếu Bên nào đó copy logo này sử dụng cho các sản phẩm/dịch vụ khác cũng vẫn sẽ bị coi là vi phạm. |
Thời gian thẩm định | Luật quy định 12 tháng.Thực tế: 24-28 tháng | Luật quy định 15 ngày. Thực tế: 20-30 ngày |
Thời hạn bảo hộ | 10 năm.Gia hạn nhiều lần, mỗi lần 10 năm; | 75 năm (đã công bố) hoặc 100 năm (chưa công bố) |
Câu hỏi: Hiện tại tôi đang có 1 cửa hàng kinh doanh thời trang trẻ em tại Quận Gò Vấp, Hồ Chí minh. Nay tôi muốn đăng ký bảo hộ Tên cửa hàng và Logo của cửa hàng; để tránh bị các cửa hàng khác bắt chước, ăn cắp. Tôi tìm hiểu thì thấy có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hoặc đăng ký bản quyền logo? Vậy tôi nên đăng ký theo phương thức nào?
Cảm ơn luật sư!
Đăng ký nhãn hiệu sẽ được bảo hộ cả về mặt ngữ nghĩa, cách trình bày, màu sắc Logo… Đây là biện pháp bảo hộ rất mạnh vì nếu như có một người khác sử dụng Logo tương tự của bạn; hành vi sử dụng đó sẽ bị coi là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của bạn. Tuy nhiên, hạn chế của biện pháp này là bạn chỉ được bảo hộ trong phạm vi sản phẩm; dịch vụ mà bạn đăng ký. Chính vì vậy, bạn cần tiến hành thêm việc bảo hộ quyền tác giả.
Nếu đăng ký quyền tác giả; bạn sẽ được bảo hộ trong tất cả các lĩnh vực. Bất cứ ai muốn sử dụng Logo đó trong lĩnh vực nào đều phải nhận đươc sự đồng ý của bạn. Tuy nhiên; mức độ bảo hộ cho Bản quyền yếu hơn nhãn hiệu vì chỉ khi một người sử dụng Logo giống hệt Logo của bạn hoặc giống đến mức tối đa; người đó mới bị vi phạm Bản quyền logo
Chính vì vậy, theo ý kiến tư vấn của chúng tôi; bạn nên tiến hành đồng thời cả hai biện pháp bảo hộ nói trên.
– Được xem là cơ chế bảo hộ logo chặt chẽ nhất hiện nay. Phạm vi bảo hộ rộng nhất: bảo hộ cả nội dung chữ và nội dung hình của nhãn hiệu; chống lại được hành vi sử dụng logo tương tự gây nhầm lẫn cho dù không bị trùng 100%.
– Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là văn bản chứng nhận doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp đó cung ứng là có uy tín, đã đăng ký và được bảo hộ với Nhà nước. Từ đó, tạo lòng tin và uy tín cho người tiêu dùng; nâng cao vị thế trên thị trường;
– Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu như bảo chứng cho kết quả của việc đăng ký. Là cơ sở để xử lý các hành vi vi phạm về sở hữu trí tuệ khác như: Tên thương mại của doanh nghiệp; tên miền, website; Hoặc những hành vi khác lợi dụng đặt tên nhãn hiệu gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
– Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu độc quyền là điều kiện bắt buộc khi triển khai hệ thống mã số mã vạch cho doanh nghiệp nếu muốn cung cấp sản phẩm mang thương hiệu ra thị trường trong nước và quốc tế.
– Với cơ chế bảo hộ chặt chẽ như trên, để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cần trải qua quy trình thẩm định khó khăn và phức tạp. Cục SHTT thẩm định hình thức của đơn đăng ký, sau đó công bố đơn đăng ký trên công báo sở hữu công nghiệp, sau đó thẩm định về nội dung nhãn hiệu trước khi quyết định từ chối cấp Văn bằng bảo hộ hoặc quyết định cấp Giấy chứng nhận.
– Thời gian xử lý kéo dài; có thể tới 2-3 năm. Với quy trình thẩm định gắt gao cộng thêm lượng đơn đăng ký khổng lồ nộp vào mỗi tháng. Quy trình đăng ký nhãn hiệu kéo dài để đảm bảo khâu tra cứu; thẩm định được đảm bảo chặt chẽ.
– Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu: 10 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký. Hết 10 năm có thể gia hạn và không hạn chế số lần gia hạn.
– Về bản chất quyền tác giả với tác phẩm phát sinh kể từ khi tác giả sáng tạo ra tác phẩm. Việc đăng ký bản quyền tác giả dựa trên sự tự nguyện; thiện chí trung thực của người đăng ký. Do đó, dễ dàng được cơ quan Nhà nước cấp giấy chứng nhận;
– Thời gian được cấp giấy chứng nhận nhanh. Do không phải trải qua quy trình thẩm định khắt khe nên thời gian để cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả nhanh chóng.
– Thời gian bảo hộ dài; đối với tác phẩm là Logo có thời hạn là 75 năm kể từ khi tác phẩm công bố lần đầu. Với tác phẩm chưa công bố trong 25 năm kể từ khi tác phẩm được định hình; thời hạn bảo hộ là 100 năm kể từ khi tác phẩm được định hình.
Hết thời hạn bảo hộ nói trên; tác phẩm thuộc về công chúng. Cá nhân, tổ chức sử dụng tác phẩm logo có trách nhiệm và nghĩa vụ tôn trọng quyền nhân thân của tác giả.
– Xuất phát từ cơ sở tự nguyện, cam kết của tác giả; hiện nay cũng chưa có hệ thống quản lý cũng như tra cứu độ trùng lặp của logo. Nhất là với trường hợp tác phẩm logo đó chưa được công bố. Việc đăng ký mang tính thủ tục ghi nhận quyền của tác giả, chủ sở hữu.
– Quyền với tác phẩm logo có thể bị hủy nếu có bên thứ ba chứng minh logo đã đăng ký là sao chép. Ngoài ra, nếu có tranh chấp phải trải qua thủ tục tại Tòa án, và thời gian giải quyết kéo dài.
– Được nhìn nhận dưới góc nhìn đối với tác phẩm; đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả chỉ bảo hộ dưới danh nghĩa tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Như vậy, nội dung trên tác phẩm không phải đối tượng được bảo hộ độc quyền. Tức nghĩa là một bên thứ ba cũng có thể sử dụng nội dung chữ trùng; với cách bố trí, phối màu khác thì không vi phạm và khi đăng ký cũng được cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả.
Bảo hộ bản quyền tác giả hay bảo hộ độc quyền nhãn hiệu đều là rất quan trọng bởi nó là công cụ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho chủ sở hữu. Tuy nhiên, để phát huy tối đa nhất lợi ích của công cụ này; mỗi cá nhân khi sở hữu những tài sản sở hữu trí tuệ trong tay cũng phải trang bị cho mình những kiến thức nhất định trong đó phân biệt sự khác biệt giữa bảo hộ quyền tác giả và độc quyền nhãn hiệu, qua đó lựa chọn cho mình những hình thức bảo hộ phù hợp nhất.
Trân trọng,
Br.
Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…
Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…
Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…
Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…
Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…
LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…
View Comments