HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH, THỦ TỤC KHỞI KIỆN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI


Tranh chấp đất đai là loại tranh chấp rất phổ biến trong cuộc sống hiện nay và đây cũng là loại tranh chấp phức tạp. Chính vì thế, Luật Hùng Bách thường xuyên nhận được những câu hỏi như hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai bao gồm những gì? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết? Trình tự, thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai ra sao? Hiểu được những trăn trở đó, Luật sư đất đai – Luật Hùng Bách xin giải đáp thông qua bài viết dưới đây. Đồng thời, bạn đọc có thể liên hệ đến Số điện thoại/ Zalo/Viber 0979.964.828 để được tư vấn, hỗ trợ.

Giải quyết tranh chấp đất đai ở đâu?

Tranh chấp đất đai là gì?

Định nghĩa tranh chấp đất đai được ghi nhận tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 như sau:

 24. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Tranh chấp đất đai xảy ra thường là do sự xung đột về lợi ích của hai hay nhiều bên trong quá trình quản lý, sử dụng đất. Từ đó, dẫn đến việc các bên có nhu cầu cần một bên thứ ba đứng ra giải quyết.

Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai
Liên hệ ngay số 0979.964.828 để được tư vấn Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai

Nếu bạn muốn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nhưng không biết bắt đầu từ đâu; Thủ tục ủy quyền cho Luật sư như thế nào; Hãy liên hệ Luật sư đất đai để được qua Số điện thoại/ Zalo/Viber 0979.964.828 để được hỗ trợ giải quyết tranh chấp.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

Thủ tục hòa giải bắt buộc.

Ngoài việc khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở thì khoản 2 Điều 202 Luật đất đai 2013 cũng có quy định:

Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định, đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Theo đó, hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn là thủ tục bắt buộc. Đối với loại tranh chấp này, nếu chưa tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã thì được xác định là chưa đủ điều kiện khởi kiện. Do đó, nếu bạn cần Luật sư đại diện theo ủy quyền tham gia thủ tục này thì liên hệ Số điện thoại/ Zalo/Viber 0979.964.828 để được hỗ trợ.

Kiện tụng tranh chấp đất đai tại Tòa án

Trường hợp các bên đã hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã nhưng không thành thì có thể thực hiện thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Căn cứ khoản 9 Điều 26; điểm a khoản 1 Điều 35; điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định thì Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết đối với đối tượng tranh chấp là bất động sản.

Liên hệ Luật sư tranh tụng – Luật sư đất đai qua Điện thoại/Zalo/Viber: 0979.964.828 để được tư vấn, hỗ trợ giải quyết tranh chấp đất đai.

Mẫu đơn và cách viết đơn khởi kiện tranh chấp đất đai.

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai.

Hiện nay, pháp luật đất đai chưa quy định cụ thể về mẫu đơn khởi kiện. Tranh chấp dân sự nói chung và tranh chấp đất đai nói riêng sẽ được áp dụng mẫu đơn khởi kiện số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP. Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai sẽ có bố cục và nội dung cơ bản như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN KHỞI KIỆN

Kính gửi: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh Y

Người khởi kiện: Nguyễn Văn A

Địa chỉ:……………………………………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)

Người bị kiện: Phan Thành B

Địa chỉ: ……………………………………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)

Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có) 

Địa chỉ: ……………………………………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: …………………(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử : …………………………………………(nếu có)

Yêu cầu Tòa án nhân dân huyện X giải quyết những vấn đề sau đây:

Tôi có diện tích đất 250m2 (hai trăm năm mươi mét vuông); thuộc thửa số 30; tờ bản đồ số 57 (Địa chỉ: thôn C, xã D, huyện X, tỉnh Y). Được UBND huyện X cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BP 53xxx ngày 09/02/2011; số vào sổ: 2xx/2xxx/QĐUB. Đến năm 2020 chủ sử dụng thửa đất liền kề là anh Phan Thành B đã xây dựng công trình nhà ở kiên cố, lấn sang một phần đất của tôi khoảng 1,8m chiều ngang và 20m chiều dài. Tổng diện tích đất lấn chiếm rơi vào khoảng 36m2.

Sau khi phát hiện, tôi đã nhiều lần liên hệ anh B để thương lượng và yêu cầu trả lại phần đất đã lấn chiếm. Sau đó tôi có nộp đơn yêu cầu hòa giải tại UBND cấp xã. Ngày 20/10/2022, UBND xã D cũng đã tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai nhưng không thành.

Nay nhận thấy hai bên không thể đạt được thỏa thuận với nhau nên tôi làm đơn khởi kiện này yêu cầu Tòa án nhân dân huyện X buộc anh B trả lại diện tích đất đã lấn chiếm nêu trên. Giá trị quyền sử dụng đất bị lấn chiếm khoảng 970.000.000đ (Chín trăm bảy mươi triệu đồng).

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến vụ việc của tôi, kính mong Tòa án xem xét giải quyết vụ việc theo đúng quy định pháp luật.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Người làm chứng (nếu có) ……………………………….…………

Địa chỉ: ……………………………….…………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ……………………………….………… (nếu có).

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có:

  1. ……………………………….…………
  2. ……………………………….…………
  3. ……………………………….…………

                                                                                                                  Y, ngày… tháng … năm 2023.

                                                                                                                          Người khởi kiện

                                                                                                                         (Ký, ghi rõ họ tên)

Cách viết đơn khởi kiện tranh chấp đất đai.

Phần kính gửi.

Phần này ghi tên Toà án có thẩm quyền tiếp nhận đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai. Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào. Nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào.

Phần thông tin người khởi kiện.

Nếu người khởi kiện tranh chấp đất đai là cá nhân thì ghi đầy đủ họ tên, nơi cư trú. Trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự; người hạn chế năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi thông tin của người đại diện hợp pháp của người đó.

Nếu người khởi kiện tranh chấp đất đai là cơ quan, tổ chức thì ghi tên; địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức; ghi rõ họ, tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.

Phần thông tin người bị kiện.

Nếu người bị kiện là cá nhân thì ghi đầy đủ họ tên; địa chỉ nơi cư trú. Nếu người bị kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên; địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức; ghi rõ họ, tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức bị  kiện đó. Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của bên bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú; làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của bên bị kiện.

Phần yêu cầu Tòa án.

Ở phần này trước tiên người khởi kiện cần trình bày qua về sự việc tranh chấp đất đai. Sau đó đi vào chi tiết từng nội dung như:

  • Nguyên nhân, thời điểm diễn ra tranh chấp tranh chấp đất đai?
  • Vị trí cụ thể thửa đất đang tranh chấp.
  • Quá trình giải quyết tranh chấp trước khi khởi kiện ra Tòa án đã diễn ra như thế nào? Quan điểm của các bên về thửa đất đang tranh chấp như thế nào?

Sau đó, người khởi kiện mới đưa ra yêu cầu để Tòa án xem xét, giải quyết. Phần yêu cầu này cần ngắn gọn nhưng phải đảm được tính rõ ràng. Nhiều trường hợp người khởi kiện sau khi trình bày sự việc nhưng lại không có nội dung yêu cầu Tòa án giải quyết; hoặc có đưa ra yêu cầu nhưng lại chung chung không cụ thể; hoặc yêu cầu chồng chéo, không thống nhất với nhau. Việc xác định đúng yêu cầu khởi kiện sẽ là tiền để ảnh hưởng tới cả quá trình giải quyết vụ án tranh chấp đất đai sau này.

XEM THÊM: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ GIẤY TỜ

Phần danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Kèm theo đơn khởi kiện tranh chấp đất đai phải có tài liệu; chứng cứ chứng nộp kèm để chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện. Người khởi kiện tranh chấp đất đai ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào; Đồng thời là loại giấy tờ bản sao, bản chính hay bản trích luc.

Phần ký tên, điểm chỉ của người viết đơn.

Cuối đơn khởi kiện tranh chấp đất đai cần có chữ ký, xác nhận của người làm đơn. Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ký xác nhận hoặc điểm chỉ vào đơn khởi kiện. Trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự; người hạn chế năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của người đó phải ký tên điểm chỉ.

Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên; ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.

Liên hệ Luật sư Luật Hùng Bách qua Điện thoại/Zalo/Viber: 0979.964.828 để được tư vấn, hỗ trợ soạn thảo đơn khởi kiện đúng chuẩn của Tòa án

Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai.

Thông thường, tùy thuộc vào loại giấy tờ mà các bên cung cấp thì thủ tục giải quyết tranh chấp sẽ chia làm hai giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn hòa giải.
  • Giai đoạn giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền.

Hòa giải tranh chấp đất đai

Hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở

Đây là cơ hội để các bên chia sẻ quan điểm, thương lượng tìm ra hướng giải quyết. Vì trong phạm vi tổ, thôn/ khối phố nên hòa giải viên thông thường sẽ là người có quen biết cả hai bên. Từ đó, buổi hòa giải sẽ mang tính chất nhẹ nhàng, không bị ràng buộc về nội dung và hình thức. Sau khi nghe hòa giải viên phân tức những mặt lợi, mặt hại thì các bên cân nhắc và quyết định có hòa giải hay không.

Hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã

Sau khi hòa giải tại cơ sở không thành hoặc không tiến hành hòa giải tại cơ sở, các bên có thể gửi đơn đề nghị UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp tiến hành hòa giải. Lúc này, UBND sẽ xem xét nội dung đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu dương sự có cung cấp); đồng thời xác minh, thu thập thêm tài liệu liên quan (nếu cần). Khi cảm thấy đúng thẩm quyền và có căn cứ, UBND sẽ lập hội đồng hòa giải.

Thời hạn giải quyết yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã không quá 45 ngày kể từ ngày nhận đơn

Lưu ý: Phải lập biên bản hòa giải và các bên tham gia phải ký xác nhận.

Nếu bạn không am hiểu về trình tự, thủ tục; không có thời gian chuẩn bị đơn cũng như các giấy tờ pháp lý chuẩn bị cho việc hoà giải. Hãy liên hệ số điện thoại/zalo/viber 0979.964.828 để được hỗ trợ.

Giải quyết tranh chấp đất đai tại Uỷ ban nhân dân

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào nội dung tranh chấp và loại giấy tờ các bên đang sở hữu.

  • Chủ tịch UBND cấp huyện.

Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong phạm vi giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau. Nếu không đồng ý, các bên có thể khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh; hoặc khởi kiện đến Tòa án nhân dân theo thủ tục hành chính.

  • Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong phạm vi tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Khởi kiện tranh chấp đất đai ra Tòa án nhân dân

Bên cạnh việc yêu cầu UBND cấp có thẩm quyền giải quyết, các bên có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân. Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án bao gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ khởi kiện

Hồ sơ khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai tại Tòa án cần có các giấy tờ sau:

  • Đơn khởi kiện. Đơn khởi kiện cần được soạn đúng, đầy đủ nội dung theo quy định. Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai có thể được soạn thảo theo mẫu đơn khởi kiện số 23-DS.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013;
  • Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
  • Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của người khởi kiện (Bản sao);
  • Giấy xác nhận thông tin về cư trú;
  • Các giấy tờ liên quan khác.

Hồ sơ khởi kiện là cơ sở ban đầu để Toà án căn cứ vào để xem xét nội dung vụ việc có được thụ lý giải quyết hay không. Vì vậy, người nộp đơn cần chuẩn bị hồ sơ kĩ lưỡng để Toà án thụ lý, tránh trường hơp bị trả lại đơn khởi kiện hoặc yêu cầu bổ sung để làm kéo giải thời gian giải quyết.

Liên hệ Luật sư đất đai qua số điện thoại/ zalo/ Viber 0979.964.828 để được tư vấn chuẩn bị hồ sơ đúng chuẩn quy định.

Người khởi kiện cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm đơn khởi kiện, các giấy tờ, tài liệu, chứng cứ mình có. Tiếp đó, có thể nộp đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền thông qua phương thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (Nếu có).

Nếu bạn không biết chuẩn bị hồ sơ như thế nào? Soạn thảo đơn khởi kiện sao cho đúng quy định? Hãy liên hệ với Luật sư đất đai qua số điện thoại/ zalo/ Viber 0979.964.828 để được hỗ trợ soạn đơn và tư vấn hồ sơ.

Bước 2: Tòa án xem xét đơn khởi kiện

Sau khi xem xét, nếu xét thấy hồ sơ đầy đủ và thuộc thẩm quyền của mình, Thẩm phán thông báo cho người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp rất quan trọng. Trường hợp hồ sơ khởi kiện không đầy đủ hoặc không đúng thẩm quyền, Thẩm phán thông báo để người khởi kiện sửa đổi, bổ sung hoặc đình chỉ giải quyết.

XEM THÊM: CĂN CỨ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI.

Bước 3: Tòa án ra thông báo thụ lý vụ án

Vụ án sẽ được thụ lý khi người khởi kiện nộp lại biên lai tạm ứng án phí cho Tòa. Nếu đương sự thuộc diện được miễn án phí thì thời điểm thụ lý sẽ là thời điểm Thẩm phán nhận được hồ sơ khởi kiện.

Trong thời hạn 03 ngày, Thẩm phán sẽ ra văn bản thông báo cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cán nhân có liên quan về việc Tòa đã thụ lý vụ án.

Bước 4: Chuẩn bị xét xử

Trong thời gian này, tùy vào tình hình cụ thể mà Tòa án có thể tổ chức hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau trước. Nếu thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sư. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo; kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Ngược lại, nếu các bên hòa giải không thành, Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Tranh chấp đất đai là loại tranh chấp phức tạp. Trường hợp bạn cần Luật sư tham gia tranh tụng tại Tòa; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình thì có thể liên hệ số điện thoại/ Zalo/Viber 0979.964.828 để được hỗ trợ.

Bước 5: Tòa án mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án

Sau khi có Bản án sơ thẩm, đương sự có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án. Đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

Thời gian giải quyết tranh chấp đất đai

Giai đoạn nộp đơn khởi kiện

Người thực hiện thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai chuẩn bị đơn và nộp theo các phương thức đã trình bày ở trên. Sau quá trình xem xét, nếu xét thấy có đủ căn cứ và thẩm quyền thì Tòa án sẽ ra thông báo nộp tạm ứng án phí.

Căn cứ quy định tại Điều 195 Bộ luật tố tụng dân sự, trong thời hạn 7 ngày kể từ lúc nhận được thông báo đóng tạm ứng án phí, người khởi kiện phải tiến hành đóng tạm ứng án phí và nộp lại biên lai cho tòa án. Sau đó tòa án tiến hành thụ lý vụ án theo đúng quy định. Quy trình này diễn ra trong khoảng thời gian khoảng 15 ngày làm việc.

Giai đoạn chuẩn bị xét xử

Đây là giải đoạn Tòa án thu thập và yêu cầu đương sự thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ liên quan đến tranh chấp. Có thể kể đến một số thủ tục như:

  • Trích lục hồ sơ thửa đất;
  • Tiến hành đo đạc đất tranh chấp;
  • Thẩm định tại chỗ;
  • Định giá tài sản;…

Điểm a Khoản 1 Điều 203 BLTTDS 2015 có quy định: “Thời hạn giải quyết vụ án tranh chấp đất đai là 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng.”

Tuy nhiên trên thực tế, tùy vào từng vụ án với mức độ phức tạp khác nhau có những vụ án có thể kéo dài đến hàng năm. Giai đoạn này nếu bạn không có phương án thu thập tài liệu, chứng cứ hoặc chủ động yêu cầu Tòa án giải quyết theo đúng thời gian quy định thì vụ việc có thể sẽ bị kéo dài. Liên hệ Điện thoại/Zalo/Viber: 0979.964.828 để được hỗ trợ giải quyết tranh chấp nhanh chóng.

Giai đoạn xét xử sơ thẩm.

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 233 BLTTDS 2015:

1….Thời hạn hoãn phiên tòa là không quá 01 tháng, đối với phiên tòa xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn là không quá 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.”

Trong giai đoạn xét xử, Thẩm phán có thể ra quyết định hoãn phiên tòa vì những lý do như:

  • Thay đổi HĐXX, đại diện Viện kiểm sát, người giám định;
  • Vắng mặt đương sự sau khi được triệu tập lần 2;
  • Vắng mặt người làm chứng, người giám định;
  • Vì lý do bất khả kháng

Giai đoạn xét xử phúc thẩm.

Đương sự có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày. Sau khi xem xét và chấp nhận kháng cáo, tòa án tiến hành chuẩn bị xét xử phúc thẩm.

Trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án, tùy từng trường hợp, Tòa án cấp phúc thẩm ra một trong các quyết định sau đây:

  • Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
  • Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
  • Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không được quá 01 tháng.

Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

Bạn không đồng ý với phán quyết của Tòa sơ thẩm nhưng không nắm rõ trình tự, thủ tục kháng cáo? Liên hệ Điện thoại/Zalo/Viber: 0979.964.828 để được tư vấn, hỗ trợ.

Chi phí khởi kiện tranh chấp đất đai.

Câu hỏi: Chào Luật sư, em có câu hỏi mong được giải đáp. Hiện tại, gia đình em đang sinh sống trên mảnh đất tại TP. Thủ Đức, Hồ Chí Minh. Vì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị rách nên nhà em đã tiến hành đo đạc để xin cấp lại. Tuy nhiên, sau khi đo đạc thì phát hiện ra hàng rào nhà hàng xóm xây dựng đã lấn chiếm sang phần đất của nhà em. Diện tích lấn chiếm khoảng 16,5m2 (1,1m chiều ngang và 15m chiều dài). Nếu bây giờ gia đình em khởi kiện tranh chấp đất đai thì chi phí khoảng bao nhiêu vậy?

Luật sư đất đai – Luật Hùng Bách xin giải đáp thắc mắc của bạn về chi phí thực hiện thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai.

Khi khởi kiện tranh chấp đất đai, tùy vào nội dung tranh chấp mà chi phí sẽ khác nhau. Tuy nhiên, thông thường sẽ mất các loại chi phí như sau:

Án phí thực hiện thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai.

Theo quy định tại Nghị quyết 326/NQ-UBTVQH14, án phí tranh chấp đất đai chia gồm 03 loại:

  • Án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch;
  • Án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch;
  • Án phí dân sự phúc thẩm.

Căn cứ vào tính chất của từng tranh chấp mà từ đó có thể xác định là có giá ngạch hay không.

  • Đối với tranh chấp đất đai mà yêu cầu của đương sự không phải là tiền hoặc không thể xác định giá trị bằng một số tiền cụ thể thì áp dụng án phí không có giá ngạch.
  • Đối với tranh chấp đất đai mà yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng số tiền cụ thể thì áp dụng án phí có giá ngạch.

XEM THÊM: ÁN PHÍ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI HẾT BAO NHIÊU TIỀN?

Chi phí thu thập hồ sơ, tài liệu, chứng cứ.

Thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến tranh chấp là bước rất quan trọng. Hồ sơ có tài liệu, chứng cứ đầy đủ sẽ giúp tăng khả năng vụ án được Tòa án thụ lý, giải quyết. Có thể kể đến một số loại như sau:

Phí soạn đơn khởi kiện

Mặc dù hiện nay pháp luật đất đai chưa quy định mẫu đơn khởi kiện cụ thể. Tuy nhiên, phải đảm bảo các yếu tố về cả nội dung lẫn hình thức. Trường hợp đơn khởi kiện soạn thảo nội dung không đầy đủ, trình bày nội dung không rõ ràng thì Tòa án sẽ yêu cầu đương sự sửa đổi, bổ sung; từ đó sẽ mất thời gian.

Mức phí soạn thảo đơn khởi kiện tranh chấp đất đai phụ thuộc vào tính chất phức tạp của tranh chấp; đồng thời, phụ thuộc vào quy định của từng tổ chức hành nghề.

Trường hợp bạn không biết soạn thảo đơn khởi kiện sao cho đúng, đầy đủ. Hãy liên hệ với Luật sư đất đai qua Điện thoại/Zalo/Viber: 0979.964.828

XEM THÊM: HỒ SƠ KHỞI KIỆN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CẦN NHỮNG GIẤY TỜ GÌ?

Phí thu thập hồ sơ, tài liệu.

Việc đương sự thu thập hồ sơ để chứng minh nguồn gốc đất thường gặp rất nhiều khó khăn. Bởi lẽ, có những trường hợp đất tranh chấp có nguồn gốc từ xa xưa; những giấy tờ liên quan chỉ được lưu trú tại cơ quan nhà nước. Và thông thường, người yêu cầu giải quyết gặp khó khăn với quy trình, thủ tục xin cấp trích lục hồ sơ đất.

Từ đó, nhu cầu ủy quyền để Luật sư thay mặt xin trích lục các giấy tờ còn thiếu cũng tăng cao. Bởi họ có kỹ năng, kinh nghiệm làm việc với cơ quan nhà nước trong giải quyết tranh chấp đất đai. Tương tự như việc soạn thảo, phí thu thập hồ sơ cũng dựa trên các yếu tố như mức độ phức tạp của tranh chấp, số lượng giấy tờ còn thiếu, nội dung khách hàng yêu cầu; Đồng thời, trình độ, kinh nghiệm của Luật sư.

XEM THÊM: QUY ĐỊNH VỀ CHỨNG CỨ TRONG TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Phí luật sư giải quyết tranh chấp.

Tranh chấp đất đai là loại tranh chấp rất phức tạp. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, các bên phải thu thập rất nhiều giấy tờ; trình tự, thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án cũng rất nhiều giai đoạn; vì thế thời gian giải quyết thường kéo dài.

Trong trường hợp này, việc có Luật sư giam gia sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Bởi, Luật sư có thể thay đương sự thu thập hồ sơ, giấy tờ; nhận ủy quyền làm việc trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền; tham gia tranh tụng báo vệ tối đa quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Từ đó, góp phần giúp giải quyết tranh chấp nhanh chóng.

Bạn có thể liên hệ với Luật sư Luật Hùng Bách qua Điện thoại/Zalo/Viber: 0979.964.828 để được hỗ trợ giải quyết tranh chấp đất đai nhanh chóng với chi phí hợp lý.

Luật sư tư vấn, giải quyết tranh chấp đất đai.

Với đội ngũ Luật sư/Chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm, trình đồ chuyện môn cao trong lĩnh vực đất đai; Luật Hùng Bách luôn sẵn sàng cung cấp các dịch vụ pháp lý; hỗ trợ tư vấn cho khách hàng các vướng mắc liên quan đến pháp luật đất đai như:

  • Giải thích quy định pháp luật; tư vấn các vấn đề có liên quan đến tranh chấp.
  • Tư vấn hồ sơ, soạn thảo khởi kiện tranh chấp đất đai
  • Tư vấn về hướng giải quyết đối với từng trường hợp cụ thể: Tranh chấp đất hộ gia đình, thừa kế, ai là người có quyền sử dụng đất,…
  • Hướng dẫn thu thập hồ sơ, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu cần giải quyết;
  • Đại diện tham gia hòa giải tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền;
  • Soạn thảo đơn yêu cầu UBND cấp xã hòa giải, đơn khởi kiện;
  • Hỗ trợ nộp tài liệu và thay mặt khách hàng tham gia tố tụng;
  • Luật sư trực tiếp tham gia bảo vệ tại phiên tòa;
  • Tư vấn thi hành án khi bản án có hiệu lực.

XEM THÊM: GIÁ THUÊ LUẬT SƯ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI MỚI NHẤT

Liên hệ luật sư Đất đai – Luật Hùng Bách

Để được tư vấn, hỗ trợ về các thủ tục pháp lý, quý khách hàng có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng./.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *