LẬP VI BẰNG GHI NHẬN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


Việc lập vi bằng ghi nhận hoạt động kinh doanh hiện nay rất phổ biến. Cá nhân, doanh nghiệp có thể lập vi bằng đối với các vấn đề trong nội bộ doanh nghiệp; hoặc lập vi bằng về sự kiện, hành vi giữa doanh nghiệp với các đối tác để đảm bảo các quyền, lợi của doanh nghiệp. Vậy, vi bằng là gì? Vì sao cần lập vi bằng trong hoạt động kinh doanh? Vi bằng có giá trị pháp lý như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật Hùng Bách về việc lập vi bằng ghi nhận trong hoạt động kinh doanh. Mọi thắc mắc hoặc nhu cầu hỗ trợ về lập vi bằng; giải quyết tranh chấp vi bằng trong hoạt động kinh doanh được Luật Hùng Bách tiếp nhận theo số Điện thoại/Zalo: 0906.112.110.

Lập vi bằng trong hoạt động kinh doanh là gì?

Hoạt động kinh doanh được ghi nhận bằng vi bằng không còn xa lạ trên thực tế. Vậy lập vi bằng trong hoạt động kinh doanh là gì? Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại (sau đây gọi chung là “Nghị định 08/2020/NĐ-CP”) quy định như sau:

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.

Theo quy định trên thì đối tượng lập vi bằng là sự kiện, hành vi trên thực tế. Chủ thể có thẩm quyền lập vi bằng là Thừa phát lại; chủ thể có quyền yêu cầu là cá nhân, tổ chức. Hình thức của vi bằng là bằng văn bản.

Thừa phát lại là cá nhân, tổ chức nào? Có nhiệm vụ và quyền gì trên thực tế?

Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về Thừa phát lại như sau: 

Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan

Như vậy, Thừa phát lại là cá nhân được bổ nhiệm để thực hiện nhiều công việc liên quan đến tố tụng và ngoài tố tụng. Trong đó, lập vi bằng là công việc ngoài tố tụng thuộc thẩm quyền của Thừa phát lại.

Vi bằng có những nội dung chính nào?

Vi bằng được lập bằng văn bản tiếng Việt và phải có những nội dung chính sau đây:

  • Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;
  • Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
  • Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng;
  • Họ, tên người tham gia khác (nếu có);
  • Nội dung yêu cầu lập vi bằng; nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;
  • Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;
  • Chữ ký của Thừa phát lại, dấu Văn phòng Thừa phát lại, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu, người tham gia khác (nếu có) và người có hành vi bị lập vi bằng (nếu họ có yêu cầu).

Các bên có thể thỏa thuận về số lượng bản chính của vi bằng để sử dụng hoặc lưu trữ. Người yêu cầu cũng có thể yêu cầu Văn phòng Thừa phát lại cấp lại bản sao nếu bản chính bị mất hoặc hư hỏng.

Thỏa thuận về việc lập vi bằng?

Việc thỏa thuận giữa người yêu cầu lập vi bằng và Văn phòng thừa phát lại phải được lập thành văn bản. Nội dung chính của thỏa thuận về việc lập vi bằng, bao gồm:

  • Nội dung về việc lập vi bằng;
  • Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
  • Chi phí lập vi bằng;
  • Các thỏa thuận khác do các bên quy định nhưng không trái với quy định pháp luật và đạo đức xã hội.

Thỏa thuận này không được thuộc một trong các trường hợp không được lập vi bằng tại Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, cụ thể như:

  • Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng; Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình; Trái đạo đức xã hội;
  • Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; Xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; Xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính;
  • Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu đất đai; tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật…

Lập vi bằng trong hoạt động kinh doanh?

Luật Hùng Bách đã nêu và phân tích về khái niệm và nội dung của vi bằng. Vậy, lập vi bằng trong hoạt động kinh doanh là gì?

Khái niệm “Kinh doanh” được Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:

Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư; sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

Như vậy, có thể hiểu lập vi bằng trong hoạt động kinh doanh là: Công việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư; sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận của Thừa phát lại.

Liên hệ Luật sư Hùng Bách để được tư vấn về việc lập và giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh _ liên hệ 0906.112.110

Những hoạt động nào trong kinh doanh nên lập vi bằng?

Cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu lập vi bằng về hầu hết các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, các trường hợp sau trong hoạt động kinh doanh không được lập vi bằng, bao gồm:

  • Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.
  • Ghi nhận sự kiện hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai; tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy đnh của pháp luật.
  • Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật.

Những hoạt động kinh doanh nên lập vi bằng trên thực tế?

Trên thực tế, không phải mọi hoạt động kinh doanh đều cần lập vi bằng. Những hoạt động quan trọng và có khả năng xảy ra tranh chấp cao thì cá nhân; tổ chức sẽ tiến hành lập vi bằng, cụ thể như:

Lập vi bằng các hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp

  • Lập vi bằng ghi nhận cuộc họp đại hội đồng cổ đông; Lập vi bằng họp hội đồng thành viên; Lập vi bằng họp hội đồng quản trị;
  • Lập vi bằng ghi nhận việc góp vốn, chuyển nhượng cổ phần; Lập vi bằng việc sáp nhập, chuyển nhượng doanh nghiệp;
  • Lập vi bằng họp kỷ luật nhân viên…

Lập vi bằng trong các hoạt động kinh doanh với đối tác và bên thứ ba

  • Khi bắt đầu giao kết, thỏa thuận: Vi bằng ghi nhận việc đặt cọc hợp đồng; Vi bằng ghi nhận việc chuyển tiền, giao nhận tài sản…
  • Trong quá trình thực hiện giao kết, thỏa thuận: Vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản, hàng hóa tại thời điểm giao (Có đầy đủ số lượng, có đạt được chất lượng đã thỏa thuận không, các lỗi tồn tại…); Vi bằng ghi nhận các hành vi vi phạm…
  • Sau quá trình giao kết, thỏa thuận: Vi bằng ghi nhận chấm dứt giao dịch, thanh lý hợp đồng; Vi bằng ghi nhận việc chuyển giao thông báo đến bên vi phạm trong hợp đồng (trong trường hợp có hành vi trốn tránh, không hợp tác)

Giá trị của vi bằng trong hoạt động kinh doanh?

Trên đây, Luật Hùng Bách đã trình bày và phân tích về việc lập vi bằng trong hoạt động kinh doanh. Vậy, vi bằng trong hoạt động kinh doanh có giá trị như thế nào về mặt pháp lý? 

Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:

Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Như vậy, vi bằng có hai giá trị chính và quan trọng theo quy định pháp luật:

Thứ nhất, vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét giải quyết vụ việc dân sự.

Đối với việc giải quyết một vụ việc dân sự, việc chứng minh là điều tối quan trọng. Đương sự phải chứng minh bằng cách giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án. Từ đó, Tòa án tiền hành xác minh chứng cứ và dựa vào việc xác minh đó để giải quyết vụ án. Vi bằng sẽ nguồn chứng cứ để Tòa án thu thập chứng cứ. Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng. Nếu thấy cần thiết, Tòa án, Viện kiểm sát có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. 

Tuy nhiên, giá trị pháp lý của vi bằng không thể thay thế được văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác. Do đó, trong trường hợp mua bán bất động sản, người mua/bán nên lập hợp hợp đồng và tiến hành công chứng để có thể sang tên theo quy định.

Thứ hai, vi bằng là căn cứ để các bên khi lập vi bằng thực hiện giao dịch, thỏa thuận. Ngoài hợp đồng thì vi bằng cũng là một căn cứ để một bên yêu cầu bên kia thực hiện, giao dịch. 

Thủ tục lập vi bằng trong hoạt động kinh doanh

Vi bằng có giá trị là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi xảy ra tranh chấp. Vậy thủ tục lập vi bằng trong hoạt động kinh doanh được pháp luật quy định như thế nào? Theo quy định tại Nghị định 08/2020/NĐ-CP, lập vi bằng trong hoạt động kinh doanh có các bước sau:

Bước 1: Thừa phát lại sẽ tiến hành thu thập thông tin và giấy tờ, tài liệu. Các bên yêu cầu có nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Thừa phát lại.

Bước 2: Sau khi thu thập đủ hồ sơ, tài liệu, chứng cứ cần thiết. Thừa phát lại sẽ tiến hành lập vi bằng ghi nhận hoạt động kinh doanh.

Bước 3: Sau khi kết thúc việc lập vi bằng. Thừa phát lại phải gửi vi bằng đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng thừa phát lại đặt trụ sở để đăng ký.

Như vậy, sau khi vi bằng được đăng ký tại Sở tư pháp thì vi bằng có hiệu lực và có giá trị là nguồn chứng cứ. Nếu vi bằng không bị Tòa án tuyên bố hủy bỏ thì vi bằng sẽ không bị mất giá trị.

Khi có tranh chấp thì giải quyết như thế nào?

Mâu thuẫn, tranh chấp trong việc làm ăn, kinh doanh là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, nếu có tranh chấp phát sinh trên thị thực tế, chúng ta cần có hướng giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho bản thân mình.

  • Cách 1: Thỏa thuận, thương lượng với nhau về việc giải quyết tranh chấp.
  • Cách 2: Khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Như đã trình bày, vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự. Do đó, vi bằng ghi nhận hoạt động kinh doanh có vai trò quan trọng khi xảy ra tranh chấp. Khi xảy ra tranh chấp, trước khi sử dụng các thủ tục pháp lý. Các bên có thể thỏa thuận, thương lượng với nhau về cách giải quyết tranh chấp. Trường hợp không thể thỏa thuận được về hướng giải quyết tranh chấp. Một trong các bên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

Câu hỏi: Chào Luật Hùng Bách, tôi có câu hỏi xin Luật sư giải đáp. Trước đây tôi có đi mua một mảnh đất ở Long An, sau khi được giới thiệu qua trung gian thì tôi gặp được chủ đất. Hai bên đã thống nhất được giá bán, tôi có đặt cọc cho chủ đất 50 triệu đồng. Khi đặt cọc tôi đã nhờ Thừa phát lại đến lập vi bằng cho an tâm. Tuy nhiên, một tuần sau tôi quay lại để thanh toán và sang tên mảnh đất thì chủ đất không bán nữa và nói chỉ trả một nửa tiền cọc. Luật sư cho tôi hỏi, làm thế nào để tôi đòi lại được toàn bộ tiền cọc và yêu cầu chủ đất bồi thường thêm tiền? Tôi xin cảm ơn!

Trả lời: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Luật Hùng Bách!

Với trường hợp của bạn, Luật sư lập vi bằng của Luật Hùng Bách trả lời bạn như sau: 

Bộ Luật dân sự 2015 đã có quy định về việc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng trong trường hợp đã đặt cọc như sau:

…nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện lên Tòa án đòi lại tiền cọc và một khoản tiền phạt cọc tương đương. Trong trường hợp này, bạn đã lập vi bằng về việc đặt đọc. Đây sẽ nguồn chứng cứ rõ ràng để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc của bạn. 

Chi phí giải quyết tranh chấp vi bằng trong hoạt động kinh doanh?

Trường hợp không thể thỏa thuận được với nhau. Các bên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết. Vậy khi khởi kiện thì chi phí bao nhiêu và bao gồm những chi phí nào?

Dưới đây là các chi phí có thể phát sinh khi tiến hành khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết:

  1. Chi phí khi chuẩn bị hồ sơ: Chi phí này bao gồm các phí liên quan đến công chứng, chứng thực giấy tờ,…;
  2. Phí soạn thảo đơn văn bản: Trường hợp người khởi kiện cần có một đơn khởi kiện hoàn chỉnh, đầy đủ nội dung, người khởi kiện có thể nhờ đến Văn phòng Luật sư để soạn thảo. Phí để soạn thảo đơn khởi kiện dao động từ 1.000.000 đồng;
  3. Án phí khởi kiện tranh chấp vi bằng trong hoạt động kinh doanh: Đây là loại phí bắt buộc phải nộp khi khởi kiện tại Tòa án. Nếu không có tranh chấp về tài sản thì theo quy định của Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH án phí phải nộp là 300.000 đồng;
  4. Chi phí thuê Luật sư: Chi phí này sẽ dựa vào từng loại vụ việc, giá trị của tài sản, kinh nghiệm của Luật sư.

Nếu có nhu cầu về soạn thảo hồ sơ; đơn khởi kiện hoặc cần luật sư đại diện để bảo về quyền; lợi ích cho bản thân hãy liên hệ Luật sư Luật Hùng Bách theo số 0906.112.110 để được hỗ trợ. 

Liên hệ Dịch vụ lập vi bằng ghi nhận hoạt động kinh doanh

Là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu tại Việt Nam. Luật Hùng Bách, với đội ngũ chuyên viên pháp lý, Luật sư giỏi, dày dặn kinh nghiệm. Chúng tôi tiếp nhận và giải quyết các vụ việc liên quan đến nhiều lĩnh vực như: Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình, Doanh nghiệp,… Bao gồm các tranh chấp về kinh doanh, thương mại ghi nhận thông qua hình thức “Vi bằng”. Nếu có bất cứ thắc mắc; tranh chấp nào cần được giải quyết, hãy liên hệ ngay cho Luật Hùng Bách theo:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *