Vi bằng ghi nhận thoả thuận mua bán tài sản là văn bản ghi nhận, mô tả lại sự kiện, hành vi thoả thuận mua bán tài sản giữa các bên. Đóng vai trò là chứng cứ quan trọng để giải quyết tranh chấp. Vậy vi bằng thoả thuận mua bán tài sản là gì? Giá trị của vi bằng ghi nhận thoả thuận mua bán tài sản là gì? Cách giải quyết tranh chấp bằng vi bằng thoả thuận mua bán như thế nào? Hãy liên hệ cho chúng tôi theo Số điện thoại/Zalo 0906.112.110 để được lập vi bằng và giải đáp thắc mắc.
MỤC LỤC
Như thế nào là vi bằng ghi nhận thoả thuận mua bán tài sản?
Vi bằng là gì?
Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020.
Vi bằng thoả thuận mua bán tài sản là gì?
Thoả thuận mua bán tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản cho bên mua và nhận tiền bán tài sản, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản mua và trả tiền cho bên bán theo thời gian, số lượng và phương thức các bên đã thanh toán.
Từ các khái niệm trên, có thể hiểu vi bằng ghi nhận thoả thuận mua bán tài sản là văn bản ghi nhận sự thoả thuận có thật giữa các chủ thể do Thừa phát lại trực tiếp, chứng kiến, lập theo yêu cầu của các chủ thể.
Xem thêm: VI BẰNG GIAO NHẬN TIỀN
Giá trị của vi bằng ghi nhận thoả thuận mua bán tài sản
Những trường hợp thoả thuận mua bán tài sản thường được lập vi bằng
Cụm từ “hứa mua, hứa bán” không còn quá xa lạ đối với người dân. Đặc biệt là trong giới mua bán bất động sản. Về bản chất, hứa mua, hứa bán cũng là một hợp đồng dân sự. Đối tượng của hứa mua, hứa bán chủ yếu là đất đai, nhà ở,… Việc này xảy ra đối với các trường hợp như sau:
- Người sử dụng đất chưa đủ điều kiện để chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Điều 188 Luật Đất đai 2013;
- Chủ sở hữu “hứa bán” nhưng thửa đất đang trong quá trình tách thửa;
- Chủ sở hữu “hứa bán” toàn bộ hoặc một phần đối với các tài sản đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng.
- Dự án chưa đủ điều kiện chuyển nhượng, chưa đủ điều kiện “phân lô, bán nền” nhưng công ty bất động sản có nhu cầu huy động vốn nên mời gọi người dân ký các loại hợp đồng như hợp đồng góp vốn (trong hợp đồng có kèm điều khoản hứa mua, hứa bán đất).
Trong trường hợp này, các bên giao dịch sẽ tự thoả thuận với nhau. Vì không thể chứng thực, công chứng, nên các bên giao dịch thường lựa chọn hình thức lập vi bằng để ghi nhận sự kiện trên.
Ngoài trường hợp trên, khi các chủ thể thoả thuận mua bán với nhau nhưng không có thời gian để công chứng, chứng thực. Các chủ thể có thể yêu cầu Thừa pháp lại lập vi bằng ghi nhận sự kiện này tại nơi mong muốn.
Vì sao các bên giao dịch thường lựa chọn lập vi bằng ghi nhận sự thoả thuận mua bán tài sản?
Giá trị của vi bằng ghi nhận thoả thuận mua bán tài sản
Theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020:.“Vi bằng có giá trị là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.”
Đồng thời, trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.
Như vậy, vi bằng ghi nhận thoả thuận mua bán tài sản đóng vai trò là chứng cứ hợp pháp. Trong bất kỳ một vụ việc nào được giải tại bất cứ đâu. Chứng cứ đóng vai trò là một yếu tố quan trọng và mang tính quyết định đến sự thành bại nếu có tranh chấp. Chứng cứ hợp pháp được pháp luật công nhận và không ai có thể phủ nhận, chối bỏ hay thay đổi. Ngoài ra, vi bằng còn là cơ sở để các chủ thể thực hiện giao dịch như đã thoả thuận.
Vì sao cần lập vi bằng ghi nhận thoả thuận mua bán tài sản
Về hình thức, theo quy định tại Điều 119 BLDS 2015, một giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Chỉ một số trường hợp thì bắt buộc phải được công chứng, chứng thực. Điều này tạo nên sự thuận tiện cho các bên giao dịch. Họ chỉ cần tự thoả thuận với nhau, lập văn bản ghi nhận, hay nhờ người nào đó làm chứng.
Thế nhưng, tự thoả thuận sẽ tiềm ẩn những rủi ro về mặt pháp lý. Chẳng hạn như văn bản thoả thuận bị thất lạc, hư hỏng, hay người làm chứng bị mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc chết. Nếu có tranh chấp xảy ra, thì sẽ không có căn cứ để yêu cầu Toà án hay cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Điều này sẽ gây ra thiệt hại lớn, bởi hiện nay giá trị của tài sản mua bán không hề nhỏ.
Để khắc phục tình trạng trên và bảo đảm chứng cứ được lưu trữ lâu dài. Các bên tham gia giao dịch nên lập vi bằng ghi nhận sự kiện thoả thuận mua bán tài sản. Bởi vì, hiện nay việc mua bán tài sản với giá trị lên đến hàng trăm, hàng tỷ đồng diễn ra rất phổ biến.
Như đã nói trên, vi bằng ghi nhận thoả thuận mua bán tài sản đóng vai trò là nguồn chứng cứ hợp pháp để Toà án xem xét khi giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Đồng thời là căn cứ để thực hiện giao dịch dân sự giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
LẬP VI BẰNG LIÊN HỆ SỐ ĐIỆN THOẠI/ZALO 0906.112.110
Xem thêm: VI BẰNG GHI NHẬN HÀNH VI VU KHỐNG, NÓI XẤU TRÊN MẠNG
Rủi ro của thỏa thuận mua bán tài sản bằng vi bằng?
Người yêu cầu lựa chọn hình thức lập vi bằng mục đích là để đảm bảo thoả thuận giữa các bên được ghi nhận là có thật, là căn cứ để thực hiện giao dịch dân sự. Đồng thời, là chứng cứ hợp pháp để Toà án xem xét, giải quyết khi các bên có tranh chấp.
Như đã phân tích trên, một số trường pháp luật có quy định về một số hợp đồng dân sự cần phải được công chứng, chứng thực. Hay nói cách khác, dù cho hợp đồng đó có được ghi nhận bằng vi bằng thì vẫn phải được công chứng, chứng thực. Nếu bỏ qua bước công chứng, chứng thực thì hợp đồng đó có thể bị tuyên bố vô hiệu.
Đối với thoả thuận “hứa mưa, hứa bán”, pháp luật hiện chưa có quy định về vấn đề này. Khi yêu cầu Toà án giải quyết, khả năng sẽ bị Toà án tuyên bố thoả thuận này vô hiệu. Bởi vì đối tượng thoả thuận mua bán chưa có thật hoặc bên bán chưa phải chủ sở hữu.
Do đó, để đảm bảo về mặt pháp lý, các bên nên tuân thủ quy định về hình thức của hợp đồng trong BLDS 2015 và các luật khác có liên quan.
Xem thêm: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MUA BÁN NHÀ BẰNG VI BẰNG
Giải quyết tranh chấp thỏa thuận mua bán tài sản bằng vi bằng
Khi phát sinh tranh chấp, các bên có thể lựa chọn những cách giải quyết như sau:
- Thương lượng, đàm phán;
- Khởi kiện tranh chấp vi bằng ra tòa án có thẩm quyền.
Để hiểu rõ hơn về những cách thức này. Mời bạn đọc tiếp phần bài viết dưới đây:
Thương lượng, đàm phán
Về bản chất, thoả thuận mua bán tài sản là một hợp đồng dân sự. Các chủ thể có thể tự do thỏa thuận việc mua bán sao cho hài hòa lợi ích của nhau. Do đó, mỗi khi phát sinh tranh chấp, các bên thường lựa chọn cùng nhau đàm phán, thương lượng để điều chỉnh lại những thỏa thuận sao cho phù hợp.
Ưu điểm: Có thể nhanh chóng giải quyết tranh chấp. Làm hài hòa lợi ích giữa các bên, tránh mất thêm thời gian, chi phí của các bên nếu tranh chấp được đưa ra Tòa án.
Nhược điểm: Một bên có thể không đồng ý hợp tác vì sợ ảnh hưởng lợi ích của bản thân. Hoặc có mục đích trốn trách nghĩa vụ.
Tuy nhiên, đây vẫn là phương án bạn nên cân nhắc. Đồng thời, thông qua quá trình đàm phán bạn cũng có thể thu thập thêm những thông tin, tài liệu, chứng cứ để phục vụ cho việc khởi kiện nếu không thể thương lượng thành công.
Khởi kiện tranh chấp vi bằng thoả thuận mua bán tài sản ra tòa án có thẩm quyền
Khởi kiện đến Tòa án có lẽ là phương án cuối cùng mà các bên lựa chọn áp dụng. Bởi vì thủ tục khởi kiện phức tạp, tốn thời gian, chi phí. Tuy vậy, khởi kiện đến tòa án lại là cách giải quyết tranh chấp triệt để nhất.
Pháp luật chưa có quy định về “hứa mua, hứa bán”. Nên khi khởi kiện ra tòa án, giao dịch này có thể sẽ bị tuyên vô hiệu. Khi thoả thuận bị tuyên vô hiệu, hai bên sẽ hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Bên nào có lỗi làm cho giao dịch vô hiệu phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Thủ tục khởi kiện thoả thuận mua bán tài sản bằng vi bằng
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, thủ tục khởi kiện tranh chấp thoả thuận mua bán tài sản bằng vi bằng được thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khởi kiện.
- Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền.
- Bước 3: Tham gia hòa giải tại Trung tâm hòa giải, đối thoại thuộc Tòa án (Nếu có).
- Bước 4: Nộp tiền tạm ứng án phí theo thông báo của Tòa án.
- Bước 5: Tham gia các phiên họp, hòa giải của Tòa án.
- Bước 6: Tham gia phiên tòa xét xử trong trường hợp các bên vẫn không thể hòa giải với nhau.
Khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà đương sự hay Viện kiểm sát không tiến hành kháng cáo, kháng nghị thì Bản án sẽ có hiệu lực pháp luật.
Theo như phân tích trên, chúng tôi nhận thấy tuy rằng khởi kiện tranh chấp đến Tòa án sẽ tốn nhiều thời gian, công sức. Nhưng đây là phương án an toàn nhất để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích của các bên.
Xem thêm: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MUA BÁN ĐẤT BẰNG VI BẰNG
Dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp thỏa thuận mua bán tài sản bằng vi bằng
Tự tin là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu tại Việt Nam. Với đội ngũ chuyên viên pháp lý, Luật sư giỏi, dày dặn kinh nghiệm. Chúng tôi nhận giải quyết các vụ việc trên nhiều lĩnh vực như:. Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình, Doanh nghiệp,… Bao gồm các tranh chấp giao nhận, mua bán tài sản thông qua hình thức “Vi bằng”. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc; tranh chấp cần được giải quyết thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo:
- Văn phòng Hồ Chí Minh:Số 306 Nguyễn Văn Lượng, phường 16, quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.
- Văn phòng Hà Nội: Số 32 Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Văn phòng Đà Nẵng: Số 48 Mai Dị, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Đà Nẵng.
- Điện thoại (Zalo/Viber/Whatsapp): 0976.985.828 – 0979.884.828.
- Lập vi bằng (Điện thoại/Zalo): 0906.112.110.
- Fanpage: https://www.facebook.com/LuatHungBach – https://www.facebook.com/Lhb.hcm
- Trang web: https://lhblaw.vn/ – https://luathungbach.vn/
- Email: luathungbachcm@gmail.com
TC.
Pingback: VI BẰNG GHI NHẬN NỘI DUNG TRÊN WEBSITE, MẠNG XÃ HỘI - LUẬT HÙNG BÁCH
Pingback: LẬP VI BẰNG GHI NHẬN THỎA THUẬN HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
Pingback: LẬP VI BẰNG NHANH, GIÁ RẺ - LUẬT HÙNG BÁCH