Bạn là tác giả của một tác phẩm, bạn không biết có cần phải đăng ký bản quyền tác giả hay không? Việc đăng ký bản quyền tác giả có lợi ích gì? Tại sao phải đăng ký bản quyền tác giả? Trong bài viết này, Luật Hùng Bách sẽ tư vấn nội dung liên quan về quyền tác giả và các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này. Nếu cần được tư vấn, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Luật Hùng Bách thông qua số điện thoại 0976.985.828 để được tư vấn và hỗ trợ.
MỤC LỤC
Quyền tác giả là gì?
Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2009 (Luật Sở hữu trí tuệ) quy định:
“Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.
Theo đó, quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền tài sản và quyền nhân thân, cụ thể:
Quyền nhân thân
Đối với tác giả quyền nhân thân bao gồm: Quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm.
Đối với Chủ sở hữu tác phẩm nhân thân bao gồm: Quyền công bố, phổ biến hoặc cho phép người khác công bố, phổ biến tác phẩm thuộc sở hữu của mình; quyền cho phép hoặc không cho phép người khác sử dụng tác phẩm thuộc quyền sở hữu của mình (Trừ trường hợp tác giả và Chủ sở hữu có những thỏa thuận khác).
Quyền tài sản
Đối với tác giả đồng thời là Chủ sở hữu tác phẩm: Quyền được nhận nhuận bút; hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng; nhận lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm dưới các hình thức như xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh, cải biên, chuyển thể, cho thuê…; được nhận giải thưởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả.
Đối với tác giả không đồng thời là Chủ sở hữu tác phẩm: Được hưởng các quyền tài sản đối với tác phẩm mà mình là tác giả như quyền nhuận bút, thù lao khi tác phẩm được sử dụng; quyền được nhận giải thưởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả.
Đối với Chủ sở hữu nhưng không đồng thời là tác giả: Được hưởng lợi ích vật chất từ việc sử dụng tác phẩm dưới các hình thức: xuất bản; tái bản; trưng bày; triển lãm; biểu diễn; phát thanh; truyền hình; ghi âm; ghi hình; chụp ảnh; dịch; cải biên; chuyển thể; cho thuê,…
Tại sao phải đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm?
Theo quy định, quyền tác giả được phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định; không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức; phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố; đã đăng ký hay chưa đăng ký. Tuy nhiên, khi có tranh chấp xảy ra, việc đăng ký bản quyền tác giả sẽ chứng minh được ai có quyền sở hữu đối với tác phẩm của mình.
Đăng ký bản quyền tác giả có những lợi ích sau:
Thứ nhất, xác lập quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm; tránh những hành vi sử dụng với mục đích thu lợi bất hợp pháp. Nếu người khác muốn sử dụng hoặc sao chép tác phẩm phải có sự đồng ý của Chủ sở hữu.
Thứ hai, mặc dù quyền tác giả phát sinh ngay sau khi hoàn thành tác phẩm nhưng trên thực tế việc chứng minh quyền sở hữu khi chưa được đăng ký bảo hộ là rất khó. Đặc biệt là những tác phẩm đã được sáng tạo ra từ rất lâu. Vì vậy, thông qua việc đăng ký bản quyền, Chủ sở hữu sẽ được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Đây chính là tài liệu quan trọng nhất để chứng minh quyền tác giả của tác phẩm.
Thứ ba, Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền cũng là một loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tác phẩm của Chủ sở hữu khi định giá tài sản của Công ty trong trường hợp cổ phần hóa; mua bán; sáp nhập doanh nghiệp.
Thứ tư, để tạo ra một tác phẩm có giá trị đòi hỏi tác giả phải bỏ ra sự lao động trí óc; mất rất nhiều thời gian và nguồn tài chính. Vì vậy, việc đăng ký bản quyền tác giả sẽ là sự chứng nhận cho sự sáng tạo của tác giả các phần thưởng xứng đáng; động viên tinh thần làm việc cho người sáng tạo.
Điều kiện tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Để được đăng ký bảo hộ quyền tác giả, tác phẩm phải đáp ứng các các điều kiện sau:
Tác phẩm thuộc trường hợp được đăng ký bảo hộ quyền tác giả theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ, Điều 14 – Điều 18 Nghị định 22/2018/NĐ-CP; không thuộc đối tượng không được bảo hộ theo Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ, Điều 19 Nghị định 22/2018/NĐ-CP.
Tác phẩm phải được cụ thể hoá trên một loại vật chất nhất định.
Tác phẩm phải có tính nguyên gốc; tác phẩm do chính tác giả trực tiếp sáng tạo, không sao chép, bắt chước tác phẩm khác.
Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm; Chủ sở hữu quyền tác giả.
Tác giả, Chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ quốc gia nào.
Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần được tư vấn thủ tục Đăng ký bản quyền tác giả, bạn có thể trực tiếp liên hệ đến Luật Hùng Bách thông qua số điện thoại 0976.985.828
Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả
Hồ sơ gồm:
Tờ khai đăng ký quyền tác giả (Theo mẫu);
02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả;
CMND/CCCD/Hộ chiếu của tác giả, Chủ sở hữu;
Giấy uỷ quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được uỷ quyền;
CMND/CCCD/Hộ chiếu của người được ủy quyền (Nếu có);
Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ; nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung;
Giấy cam đoan của tác giả;
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nếu Chủ sở hữu đăng ký là doanh nghiệp;
Quyết định giao việc, nếu Chủ sở hữu đăng ký là pháp nhân hoặc hợp đồng thuê bên khác sáng tác ra tác phẩm.
Lưu ý:
Đối với tờ khai đăng ký, Chủ đơn hoặc tổ chức được ủy quyền phải hoàn thành đầy đủ thông tin tờ khai như thông tin về chủ sở hữu tác phẩm; tác giả; người được ủy quyền; tác phẩm đăng ký; tóm tắt về tác phẩm; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.
Đối với những tác phẩm có đặc thù riêng như tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với công trình kiến trúc; tác phẩm có kích thước quá lớn, cồng kềnh bản sao tác phẩm đăng ký được thay thế bằng ảnh chụp không gian ba chiều.
Các tài liệu phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng, chứng thực. Các tài liệu gửi kèm hồ sơ nếu là bản sao phải được công chứng, chứng thực.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền
Hồ sơ đăng ký bản quyền có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới một trong ba địa chỉ sau:
Hà Nội: Phòng Đăng ký Bản quyền tác giả, quyền liên quan thuộc Cục Bản quyền tác giả.
Hồ Chí Minh: Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đà Nẵng: Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại Thành phố Đà Nẵng.
Bước 3: Theo dõi hồ sơ đăng ký bản quyền sau khi nộp
Hồ sơ sau khi nộp tới Cục bản quyền tác giả, sẽ được các chuyên viên thẩm định trước khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Trong quá trình thẩm định chuyên viên có thể sẽ yêu cầu người nộp đơn sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ để được chấp nhận hợp lệ.
Bước 4: Nhận giấy chứng nhận đăng ký bản quyền cho tác phẩm đăng ký
Sau khi thẩm định hồ sơ và xác nhận hồ sơ hợp lệ và đầy đủ. Cục bản quyền tác giả sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký cho Chủ sở hữu để ghi nhận quyền sở hữu cho Chủ sở hữu.
Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ và được Cục bản quyền tác giả chấp nhận hồ sơ hợp lệ. Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ thiếu, sai sót cần điều chỉnh Cục Bản quyền tác giả sẽ có thông báo.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần được tư vấn, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến số điện thoại0976.985.828để được tư vấn và giải đáp.
Dịch vụ Luật sư tư vấn đăng ký bản quyền tác giả
Với sự hỗ trợ của các Luật sư có kinh nghiệm trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ và mong muốn đem lại những lợi ích tốt nhất cho khách hàng. Luật Hùng Bách cam kết sẽ hỗ trợ tối đa để hỗ trợ khách hàng thực hiện thủ tục Đăng ký bản quyền tác giả một cách nhanh chóng; hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ trọn gói với mức phí dịch vụ hợp lý. Cụ thể, Luật Hùng Bách sẽ hỗ trợ các công việc như sau:
Tư vấn về giấy tờ, thủ tục cho việc đăng ký bản quyền tác giả.
Tư vấn và phân loại đối tượng đăng ký bản quyền tác giả phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
Soạn hồ sơ đăng ký phù hợp với quy định pháp luật.
Nhận ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký tại Cơ quan có thẩm quyền.
Thực hiện các thủ tục liên quan tại Cơ quan có thẩm quyền.
Theo dõi quá trình xử lý hồ sơ và thông báo đến khách hàng.
Nhận Giấy chứng nhận Đăng ký bản quyền tác giả và bàn giao tới Quý khách hàng.
Khiếu nại quyết định từ chối cấp Giấy chứng nhận (Nếu có).
Tư vấn xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm đã đăng ký (Nếu có).
Tư vấn các vấn đề pháp lý phát sinh khác.
Phí dịch vụ Luật sư tư vấn – Luật Hùng Bách
Luật Hùng Bách cung cấp thông tin về giá dịch vụ như sau:
Luật sư tư vấn online qua điện thoại: Miễn phí tư vấn.
Dịch vụ Luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Từ 500.000 đồng/giờ tư vấn của Luật sư chính.
Dịch vụ Luật sư thực hiện soạn thảo giấy tờ pháp lý như đơn đề nghị; đơn tố cáo; đơn yêu cầu…
Nhận đại diện theo uỷ quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Cử Luật sư thực hiện các thủ tục pháp lý tại Toà án; Tham gia bào chữa tại Toà án;
Các dịch vụ pháp lý liên quan khác.
Phí dịch vụ tư vấn; thực hiện thủ tục Đăng ký bản quyền tác giả sẽ được điều chỉnh tùy vào từng vụ việc. Liên hệ ngay đến số 0976.985.828 để được Luật sư chuyên môn tư vấn pháp luật miễn phí.
Liên hệ Luật sư tư vấn – Luật Hùng Bách
Luật Hùng Bách là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn.
Để được hỗ trợ về các thủ tục pháp lý, bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:
View Comments