Luật sư Dân sự

ĐIỀU KIỆN NHẬN NUÔI CON NUÔI MỚI NHẤT

Để nhận nuôi con nuôi, người nhận nuôi và người được nhận nuôi phải đáp ứng các điều kiện nhận con nuôi theo quy định. Bạn muốn nhận con nuôi nhưng không biết mình có đủ điều kiện hay không? Bạn gặp khó khăn khi chuẩn bị hồ sơ, thực hiện thủ tục nhận nuôi con nuôi và cần được hỗ trợ? Hãy liên hệ ngay Luật Hùng Bách theo số Điện thoại/Zalo: 0973.444.828 thoặc tham khảo bài viết dưới đây để được tư vấn, hướng dẫn thủ tục nhận nuôi con nuôi. 

Điều kiện để được nhận con nuôi

Nhận nuôi con nuôi là một trong các căn cứ làm phát sinh quan hệ cha, mẹ, con. Thủ tục nhận nuôi con nuôi chỉ được cơ quan có thẩm quyền giải quyết khi đáp ứng đầy đủ điều kiện, hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Điều 14 Luật Nuôi con nuôi quy định người đăng ký nhận con nuôi được nhận con nuôi khi thỏa mãn hai yêu cầu sau:

  1. Đáp ứng đầy đủ điều kiện luật định.
  2. Không thuộc trường hợp không được nhận con nuôi.

Các điều kiện cần đáp ứng để nhận con nuôi

Về các điều kiện người nhận con nuôi cần đáp ứng khi nhận con nuôi, Khoản 1 Điều 14 quy định cụ thể như sau:

1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

d) Có tư cách đạo đức tốt.

Điều kiện có năng lực hành vi dân sự đầy đủ:

Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là người từ đủ 18 tuổi trở lên; đồng thời không thuộc trường hợp bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo tuyên bố của Tòa án.

Điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở: 

Người nhận con nuôi phải có sức khỏe tốt, có tài sản hoặc công việc tạo thu nhập và chỗ ở ổn định đảm bảo cho việc nuôi con. Hồ sơ nhận con nuôi phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh điều kiện sức khỏe, kinh tế, chỗ ở theo quy định.

Lưu ý về điều kiện nhận nuôi con nuôi trong một số trường hợp đặc biệt. 

Các trường hợp sau đây khi nhận con nuôi thì không cần phải có các tài liệu chứng minh điều kiện sức khỏe, kinh tế, chỗ ở:

  1. Cha dượng nhận nuôi con riêng của vợ.
  2. Mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi.
  3. Cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi

Đối với trường hợp nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài, bên cạnh các điều kiện nêu trên, người nhận con nuôi cần đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người nhận con nuôi thường trú; hoặc pháp luật nơi người được nhận làm con nuôi thường trú. 

Luật sư tư vấn, hỗ trợ thủ tục nhận con nuôi – Điện thoại/Zalo: 0973.444.828

Các trường hợp không được nhận con nuôi

Khoản 2 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi liệt kê 04 trường hợp không được nhận con nuôi. Dù cá nhân đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định nhưng thuộc một trong 04 trường hợp được liệt kê thì cũng không được phép nhận con nuôi. 04 trường hợp không được nhận con nuôi gồm:

2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:

a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

c) Đang chấp hành hình phạt tù;

d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Người độc thân có được nhận con nuôi không?

Pháp luật không quy định đối tượng nhận con nuôi phải là gia đình. Người độc thân vẫn có thể đăng ký và thực hiện thủ tục nhận con nuôi khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định. 

Theo đó, người độc thân muốn nhận con nuôi cần đáp ứng đủ các điều kiện gồm điều kiện về năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; có tư cách đạo đức, nhân thân tốt; có điều kiện về sức khỏe, chỗ ở, kinh tế đảm bảo cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi trong điều kiện tốt nhất. Đồng thời, người độc thân muốn nhận con nuôi không thuộc các trường hợp không được nhận con nuôi quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi nêu trên. 

Không có nhà đất đứng tên vẫn có thể đủ điều kiện nhận con nuôi

Câu hỏi: Tôi tên H. hiện đang sống tại Củ Chi. Vợ chồng tôi trước đây có nhận nuôi 1 người con nhưng không có giấy tờ gì, bé cũng chưa có giấy khai sinh. Tôi đã nhiều lần làm thủ tục đăng ký khai sinh và nhận con nuôi nhưng không thành. Tôi có công việc kinh doanh tại nhà có thu nhập ổn định. Tuy nhiên, căn nhà này chỉ là nhà thuê. Nay cháu bé đã đến tuổi đi học nhưng không có giấy tờ gì, tôi rất mong mỏi cho cháu được đến trường. Nhờ luật sư tư vấn giúp tôi điều kiện nào để tôi có thể nhận cháu làm con nuôi? Làm cách nào để cháu có thể có giấy tờ đi học? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời: Luật Hùng Bách giải đáp điều kiện, thủ tục để nhận con nuôi khi không đứng tên nhà đất như sau:

Điều kiện về chỗ ở để được nhận con nuôi

Luật Nuôi con nuôi quy định chỗ ở là một trong các điều kiện cần đáp ứng khi nhận con nuôi. Tuy nhiên, pháp luật không quy định người nhận con nuôi bắt buộc phải có nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp mới được nhận con nuôi.

Người nhận con nuôi có thể có nhà đất thuộc sở hữu hợp pháp; Nhà thuê theo hợp đồng thuê nhà dài hạn; hoặc nhà ở nhờ; …. Nhà ở nơi người nhận con nuôi sinh sống phải đảm bảo cơ sở vật chất và tính an toàn cho trẻ. Các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về chỗ ở để nuôi con có thể là:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất;
  • Hợp đồng thuê nhà;
  • Giấy xác nhận hoặc hợp đồng cho ở nhờ; …

Điều kiện về kinh tế cần đáp ứng để nhận nuôi con nuôi

Người nhận nuôi con nuôi phải có kinh tế đảm bảo cuộc sống của cá nhân và các quyền, lợi ích của con nuôi. Người nhận con nuôi không bắt buộc phải có công việc ổn định. Bạn có thể chứng minh đủ điều kiện kinh tế để nhận nuôi con nuôi qua các giấy tờ sau: 

  • Chứng minh bằng hợp đồng lao động, bảng lương hàng tháng;
  • Trường hợp không có hợp đồng lao động và công việc ổn định, bạn cần chứng minh thu nhập trung bình 12 tháng gần nhất thông qua sao kê tài khoản; hóa đơn; chứng từ; …
  • Các tài sản khác như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất; sổ tiết kiệm; hợp đồng cho thuê nhà; …

Do vậy, trường hợp của bạn, dù không có nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp nhưng có thể đảm bảo đầy đủ các điều kiện để đảm bảo quyền, lợi ích của con thì vẫn có thể được nhận nuôi con nuôi. Để được nhận con nuôi cần phải có đầy đủ hồ sơ, tài liệu của người nhận con nuôi và của con nuôi, trong đó có giấy khai sinh của trẻ.

Lưu ý: Thực hiện thủ tục nhận con nuôi khi không có giấy khai sinh của trẻ

Trường hợp trẻ không có giấy khai sinh, bạn phải liên hệ với mẹ ruột để thực hiện thủ tục; hoặc liên hệ chính quyền địa phương để thông báo trẻ bị bỏ rơi; … trước khi thực hiện thủ tục nhận nuôi con nuôi.

Trẻ trên 18 tuổi có được nhận làm con nuôi không?

Độ tuổi tối thiểu của trẻ được nhận làm con nuôi

Pháp luật không quy định điều kiện về độ tuổi tối thiểu để trẻ được nhận làm con nuôi. Tuy nhiên, đối với trường hợp nhận con nuôi trực tiếp từ bố mẹ đẻ, con phải đủ ít nhất 15 ngày tuổi. 

Điều kiện độ tuổi tối đa của trẻ được nhận làm con nuôi.

Theo quy định tại Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010, trẻ em dưới 16 tuổi được nhận làm con nuôi. Nếu nhận người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi làm con nuôi thì phải thuộc một trong các trường hợp:

  • Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
  • Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

Theo đó, người được nhận làm con nuôi phải đáp ứng điều kiện về độ tuổi. Người trên 18 tuổi thì không đủ điều kiện để được nhận làm con nuôi. Người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi chỉ được nhận làm con nuôi trong các trường hợp đặc biệt nêu trên. 

Lưu ý: Một người hoặc gia đình có thể nhận nhiều trẻ làm con nuôi. Tuy nhiên, một trẻ chỉ được nhận làm con nuôi của một cá nhân hoặc gia đình.

Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện nuôi con nuôi

Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện nuôi con nuôi gồm những gì?

Người nhận con nuôi phải đủ điều kiện và có giấy tờ chứng minh điều kiện của mình về năng lực dân sự; độ tuổi; đạo đức; kinh tế; sức khỏe và chỗ ở để hoàn thiện hồ sơ nhận con nuôi. Các giấy tờ chứng minh gia đình hoặc cá nhân có điều kiện nuôi con nuôi cần có:

  1. Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (Bản sao).
  2. Phiếu lý lịch tư pháp số 1 (Bản chính).
  3. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân (Bản chính);
  4. Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp.
  5. Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.

Hồ sơ đăng ký nhận nuôi con nuôi

Cá nhân, gia đình nhận nuôi con nuôi phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhận nuôi con nuôi và nộp tại Ủy ban có thẩm quyền. Hồ sơ nhận nuôi con nuôi bao gồm các giấy tờ sau: 

  1. Đơn xin nhận con nuôi: Theo mẫu.
  2. Các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện nhận con nuôi của người nhận con nuôi Luật Hùng Bách liệt kê ở trên.
  3. Giấy khai sinh của trẻ được giới thiệu làm con nuôi (Bản sao);
  4. Giấy khám sức khỏe của trẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp (Bản chính);
  5. Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng của trẻ (Bản chính);
  6. Các giấy tờ khác có liên quan của trẻ được giới thiệu làm con nuôi.

Để được tư vấn, hỗ trợ thu thập, chuẩn bị hồ sơ nhận nuôi con nuôi, vui lòng liên hệ Luật Hùng Bách theo số Điện thoại/Zalo: 0973.444.828

Thủ tục nhận nuôi con nuôi

Việc nhận nuôi con nuôi chỉ được Nhà nước công nhận và làm phát sinh quan hệ giữa cha, mẹ và con khi được đăng ký, giải quyết tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đối với việc nhận nuôi con nuôi trong nước, thủ tục nhận nuôi con nuôi được tiến hành qua các bước sau: 

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nhận con nuôi theo hướng dẫn của Luật Hùng Bách ở trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ nhận con nuôi

Người nhận con nuôi nộp hồ sơ của mình và của người được nhận làm con nuôi tại UBND cấp xã có thẩm quyền.

Bước 3: Xem xét hồ sơ

Công chức hộ tịch – tư pháp kiểm tra hồ sơ nhận nuôi con nuôi. Trường hợp hồ sơ có sai sót, bạn cần phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ cho hợp lệ.

Quá trình xem xét hồ sơ, cán bộ công chức, hộ tịch có thể lấy ý kiến và giải thích quyền, nghĩa vụ của người nhận con nuôi; cha, mẹ cho con nuôi; ý kiến của người được giới thiệu làm con nuôi theo quy định.

Bước 4: Trả kết quả thủ tục nhận con nuôi

Kết quả của thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi có thể thuộc 2 trường hợp sau:

  1. Hoàn tất đăng ký nuôi con nuôi

Khi hồ sơ đăng ký nhận nuôi con nuôi đầy đủ, hợp lệ; người nhận con, người cho con đã được giải thích đầy đủ quyền, nghĩa vụ và vẫn đồng ý nhận nuôi con nuôi; Trẻ được giới thiệu làm con nuôi trên 9 tuổi có ý kiến đồng ý thì Ủy ban nhân dân tổ chức đăng ký nuôi con nuôi. 

Thủ tục nhận nuôi con nuôi được hoàn tất bằng việc ghi vào Sổ đăng ký việc nuôi con nuôi. Ủy ban nhân dân cấp Giấy chứng nhận nuôi con nuôi trong nước cho người nhận con nuôi.

  1. Từ chối đăng ký nuôi con nuôi

Trường hợp không đủ điều kiện nhận con nuôi, UBND cấp xã trả lời bằng văn bản về lý do từ chối và trả lại hồ sơ đăng ký nhận nuôi con nuôi. 

Thời hạn giải quyết thủ tục nhận con nuôi là 30 ngày kể từ ngày UBND cấp xã nhận hồ sơ hợp lệ.

Mời bạn xem thêm: HƯỚNG DẪN THỦ TỤC NHẬN CON NUÔI LÀ CHÁU RUỘT

Lệ phí nhận nuôi con nuôi hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 114/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài, mức thu lệ phí đối với trường hợp đăng ký nuôi con nuôi trong nước như sau:

1. Mức phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước là 400.000 đồng/ trường hợp.

2. Miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước đối với trường hợp:

  • Cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi;
  • Cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi;
  • Nhận các trẻ em sau đây làm con nuôi: Trẻ khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo;
  • Người có công với cách mạng nhận con nuôi.

Liên hệ Luật Hùng Bách theo Số điện thoại/Zalo/Viber 0973.444.828 để được tư vấn và hỗ trợ thủ tục nhận con nuôi.

Dịch vụ làm thủ tục nhận con nuôi

Với đội ngũ luật sư, cán bộ có kinh nghiệm chuyên sâu trong tư vấn, giải quyết thủ tục nhận con nuôi, Luật Hùng Bách sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ bạn thực hiện thủ tục nhận nuôi con nuôi với dịch vụ như sau:

  1. Tư vấn điều kiện, hồ sơ, thủ tục để được nhận con nuôi: Miễn phí qua Điện thoại/Zalo: 0973.444.8282.
  2. Hướng dẫn, hỗ trợ thu thập hồ sơ, giấy tờ chứng minh đủ điều kiện nuôi con nuôi;
  3. Dịch vụ làm thủ tục nhận con nuôi trong nước và nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài;
  4. Tư vấn, giải đáp các thắc mắc liên quan khác về nhận nuôi con nuôi.

Trên đây là nội dung của Luật Hùng Bách về “Điều kiện nhận nuôi con nuôi mới nhất”. Nếu bạn cần tư vấn và báo phí dịch vụ làm thủ tục nhận nuôi con nuôi, bạn có thể liên hệ Luật Hùng Bách thông qua các cách sau:

Trân Trọng!

5/5 - (3 bình chọn)
Luật Hùng Bách

Recent Posts

DỊCH VỤ THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH TẠI QUẬN GÒ VẤP

Bên cạnh doanh nghiệp, hộ kinh doanh là một loại hình kinh doanh được nhiều…

18 giờ ago

LUẬT SƯ CHUYÊN VỀ THỪA KẾ, DI CHÚC

Bạn đang cần Luật sư tư vấn luật thừa kế, hỗ trợ soạn thảo, lập…

2 tuần ago

CÔNG TY LUẬT TNHH LUẬT HÙNG BÁCH

Công ty Luật TNHH Luật Hùng Bách là tổ chức hành nghề Luật sư hàng…

2 tuần ago

MẪU ĐƠN KHỞI KIỆN TẠI CÁC TOÀ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang muốn thực hiện thủ tục khởi kiện tại Toà án quận/ huyện ở…

3 tuần ago

MẪU DI CHÚC MỚI NHẤT

Khi muốn phân chia tài sản của mình sau khi chết, người dân có thể…

4 tháng ago

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

Luật sư tư vấn pháp luật lao động là gì? Liên hệ Luật sư tư…

4 tháng ago