Tranh chấp lao động là gì? Làm thế nào để giải quyết tranh chấp lao động? Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp lao động thế nào? Hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây. Nếu bạn có vướng mắc về pháp luật lao động hoặc cần được tư vấn giải quyết tranh chấp lao động; bạn có thể liên hệ trực tiếp Luật Hùng Bách thông qua số điện thoại. 0979.964.828 – 0973.444.828 để được Luật sư tư vấn và giải đáp.
MỤC LỤC
Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Các loại tranh chấp lao động bao gồm:
Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải; trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.
Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.
Căn cứ quy định tại Điều 187; Điều 191; Điều 195 Bộ luật Lao động 2019, Hòa giải viên lao động có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
Theo đó, tranh chấp lao động phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của Hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
Hội đồng trọng tài lao động là phương thức giải quyết tranh chấp lao động mà theo đó Trọng tài viên hoặc Hội đồng trọng tài có thẩm quyền sẽ đứng ra giải quyết tranh chấp lao động dựa trên cơ sở thỏa thuận hợp pháp của các Bên tranh chấp hoặc theo quy định của pháp luật. Phán quyết của Trọng tài có giá trị bắt buộc thi hành với các Bên.
Căn cứ quy định tại Điều 187; Điều 191; Điều 195 Bộ luật Lao động 2019, Hội đồng trọng tài lao động có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần được tư vấn về giải quyết tranh chấp lao động, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Luật Hùng Bách thông qua số điện thoại. 0979.964.828 – 0973.444.828
Căn cứ Điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án gồm:
Bước 1: Người lao động/Người sử dụng lao động gửi đơn yêu cầu hòa giải đến Hòa giải viên lao động
Bước 2: Hòa giải viên tổ chức phiên hòa giải
Tại phiên họp hòa giải phải có mặt hai bên tranh chấp hoặc đại diện được ủy quyền của các Bên tranh chấp. Hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các Bên xem xét.
Bước 3: Kết thúc hòa giải
Thời gian giải quyết: Chậm nhất 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải.
Trường hợp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải hoặc hết thời hạn hòa giải mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc hòa giải không thành hoặc một trong các Bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì các Bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.
Bước 1: Người sử dụng lao động/Người lao động gửi đơn đề nghị Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp
Bước 2: Thành lập Ban trọng tài lao động
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp, Ban trọng tài lao động phải được thành lập để giải quyết tranh chấp.
Bước 3: Ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ban trọng tài lao động được thành lập, Ban trọng tài lao động ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên.
Trường hợp hết thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ban trọng tài lao động được thành lập mà Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc một trong các Bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các Bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Bước 1: Người sử dụng lao động/Người lao động nộp đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền
Bước 2: Nộp án phí đối với yêu cầu khởi kiện thuộc trường hợp phải nộp
Lưu ý: Trường hợp người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì được miễn nộp tạm ứng án phí, án phí theo điểm a Khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14. Nếu người lao động thuộc trường hợp này phải gửi đơn đề nghị miễn tạm ứng án phí và án phí kèm theo đơn khởi kiện.
Bước 3: Tòa án thụ lý vụ án
Bước 4: Hòa giải tại Tòa án
Trường hợp hòa giải thành, Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến thì Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Trường hợp hòa giải không thành, Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Bước 5: Tòa án mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án
Hòa giải tại Hòa giải viên lao động hoặc cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân theo khoản 3 Điều 181 BLLĐ 2019. Tại phiên họp hòa giải phải có mặt hai bên tranh chấp hoặc đại diện được ủy quyền của các Bên tranh chấp. Hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các Bên xem xét.
Trường hợp các bên thỏa thuận được, Hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Hai Bên có nghĩa vụ chấp hành các thỏa thuận đã ghi trong biên bản hòa giải thành.
Trường hợp các bên không thỏa thuận được, Hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành. Đối với tranh chấp tập thể về quyền, các Bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết. Đối với tranh chấp tập thể về lợi ích, các Bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tổ chức đại diện người lao động có quyền tiến hành thủ tục đình công theo quy định tại các điều 200, 201 và 202 của Bộ luật Lao động 2019.
Luật Hùng Bách tư vấn hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động, cụ thể như sau:
Luật Hùng Bách cung cấp thông tin về giá dịch vụ như sau:
Phí dịch vụ tư vấn; thực hiện các thủ tục pháp lý sẽ được điều chỉnh tùy vào từng vụ việc. Liên hệ ngay đến số. 0979.964.828 – 0973.444.828 để được Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí.
Luật Hùng Bách là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn.
Để được hỗ trợ, tư vấn các thủ tục pháp lý, bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:
Trân trọng!
Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…
Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…
Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…
Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…
Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…
LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…
View Comments