Bảo hộ nhãn hiệu là hoạt động không còn quá xa lạ đối với các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam. Luật Hùng Bách thường nhận được các câu hỏi như: Hồ sơ, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thế nào? Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở đâu? Mô tả nhãn hiệu thế nào cho đúng? … Để giải đáp vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo bài viết Hướng dẫn mô tả nhãn hiệu khi đăng ký bảo hộ của Luật Hùng Bách hoặc liên hệ Luật sư theo số Điện thoại/Zalo/Viber/WhatsApp 0976.985.828 để được tư vấn miễn phí.
MỤC LỤC
Theo quy định tại khoản 16 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ; nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Mang chức năng phân biệt; nhãn hiệu được thể hiện dưới dạng nhìn thấy được. Thực tế, nhãn hiệu có thể tồn tại dưới dạng từ ngữ; hình ảnh; hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh; thể hiện dưới dạng một hoặc nhiều màu sắc.
Bên cạnh nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu còn có thể là nhãn hiệu tập thể; nhãn hiệu chứng nhận; và nhãn hiệu liên kết. Tùy vào từng trường hợp cụ thể để xác định, phân loại các loại nhãn hiệu theo quy định.
Với chức năng phân biệt, nhãn hiệu/logo là tài sản mang giá trị rất lớn đối với cá nhân, tổ chức; thậm chí còn lớn hơn cả giá trị vật chất mà cá nhân, tổ chức đang có.
Mỗi loại hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức cung cấp cho khách hàng được cấu thành bởi nhiều yếu tố như thành phần; hương vị; chất lượng; …. tất cả đều được khách hàng biết đến và phân biệt thông qua nhãn hiệu. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mang lại nhiều lợi ích như:
LUẬT SƯ SỞ HỮU TRÍ TUỆ – 0976.985.828
Câu hỏi: Chào Luật sư Luật Hùng Bách. Gia đình tôi hiện đang kinh doanh các loại chè đã được hơn 20 năm và đã mở được 3 cửa hàng. Nhận thấy gia đình tôi làm ăn buôn bán được, nhiều cơ sở bán chè cùng tên với gia đình tôi đã mọc lên; thậm chí ở ngay gần các cơ sở của gia đình tôi. Tôi lo ngại việc này ảnh hưởng đến lượng khách vãng lai, khách mới của gia đình. Nhiều người đã tư vấn gia đình tôi nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Vậy Luật sư cho hỏi thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thế nào?
Trả lời: Chào bạn, Luật Hùng Bách hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như sau:
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu về cơ bản cần có:
Đối với nhãn hiệu đăng ký bảo hộ là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu trên, hồ sơ còn có thể phải bao gồm:
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đối với đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là Cục sở hữu trí tuệ.
Bạn có thể trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đến Cục sở hữu trí tuệ; ngoài ra, bạn cũng có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục nộp hồ sơ và các phí, lệ phí liên quan.
Hiện nay, ngoài hình thức nộp hồ sơ trực tiếp, người đăng ký bảo hộ nhãn hiệu còn có thể nộp đơn trực tuyến. Tuy nhiên, để nộp đơn trực tuyến, bạn cần phải có chứng thư số và chữ ký số.
Liên hệ Luật sư Luật Hùng Bách – Điện thoại/Zalo/Viber/WhatsApp: 0976.985.828 để được tư vấn, hỗ trợ thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Các phí, lệ phí cần phải đóng khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu gồm:
– Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
– Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
– Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung đơn: Tùy thuộc vào số lượng nhóm dịch vụ, sản phẩm.
– Phí thẩm định nội dung.
Sau khi nhận được hồ sơ và đã đóng phí, lệ phí theo quy định; Cục sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành các công việc theo luật định để xem xét, xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu. Cụ thể:
Vậy, thời hạn giải quyết đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là 12 tháng kể từ khi nhận đơn hợp lệ. Tuy nhiên trên thực tế, với lượng đơn và nhãn hiệu cần thẩm định lớn, thời gian giải quyết có thể kéo dài hơn.
Xem thêm: Đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, logo độc quyền
Câu hỏi: Chào Luật sư Luật Hùng Bách. Tôi muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhưng không biết nên miêu tả thế nào cho đúng. Luật sư có thể tư vấn cho tôi cách mô tả nhãn hiệu; các quy tắc mô tả nếu có không ạ?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Khi điền tờ khai đăng ký nhãn hiệu, phần mô tả là phần gây khó khăn nhất cho người đăng ký. Nhãn hiệu cần được mô tả đúng, đầy đủ, chính xác nhằm làm rõ thành phần, các yếu tố cấu tạo của nhãn hiệu. Đồng thời, nội dung mô tả nhãn hiệu là cơ sở để Cục Sở hữu trí tuệ đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu, từ đó xem xét chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu hay không.
Về nguyên tắc mô tả nhãn hiệu, Khoản 2 Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:
Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.
Ngoài ra, tuy pháp luật không quy định nhưng cần chú ý:
Dựa theo quy định này, thực tế, việc mô tả nhãn hiệu nên được thực hiện như sau:
Nhãn hiệu có thể chỉ gồm hai màu trắng đen; hoặc cũng có thể được tạo nên bởi nhiều màu sắc khác nhau. Khi mô tả nhãn hiệu cần liệt kê đầy đủ các màu sắc có trong nhãn hiệu; đồng thời các mẫu nhãn hiệu gửi kèm hồ sơ đăng ký cũng cần được in màu đúng như mô tả và đúng như mẫu được dán trong đơn.
Nhãn hiệu có thể được cấu tạo gồm chỉ phần hình; chỉ phần chữ; hoặc cả phần hình và phần chữ.
Nếu nhãn hiệu chỉ gồm phần hình hoặc phần chữ, bạn chỉ cần mô tả các chi tiết tạo nên phần hình hoặc phần chữ. Trường hợp logo bao gồm cả phần hình và chữ thì bạn xác định phần nào là yếu tố chính của logo; mô tả chi tiết của yếu tố chính trước rồi đến yếu tố phụ.
Khi mô tả nhãn hiệu/logo có phần chữ, số, bạn cần lưu ý quy định tại Điều 105 nêu trên.
Để được tư vấn, hướng dẫn mô tả nhãn hiệu/logo cụ thể, bạn vui lòng gửi mẫu nhãn hiệu/logo đến Luật sư sở hữu trí tuệ – Luật Hùng Bách qua Zalo 0976.985.828 hoặc Email: luathungbach.hcm@gmail.com
Hiểu được khó khăn của khách hàng về mặt pháp lý; thời gian trong quá trình đăng ký nhãn hiệu, với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý tận tâm, Luật Hùng Bách sẵn sàng hỗ trợ bạn các nội dung liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm:
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hùng Bách về “Hướng dẫn mô tả nhãn hiệu khi đăng ký bảo hộ“. Trường hợp bạn có câu hỏi, thắc mắc hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý, vui lòng liên hệ Luật Hùng Bách làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:
Trân trọng./.
Hana
Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…
Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…
Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…
Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…
Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…
LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…
View Comments