Nhãn hiệu/thương hiệu/logo được xem là tài sản có giá trị lớn nhất đối với doanh nghiệp. Chính vì vậy, đăng ký nhãn hiệu/thương hiệu/logo là một trong những bước đầu tiên và quan trọng nhất để xác lập quyền sở hữu của doanh nghiệp đối với hàng hóa, dịch vụ của mình. Tại sao cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu/thương hiệu/logo? Đăng ký bảo hộ mang lại lợi ích gì? Điều kiện để được bảo hộ là gì? Hồ sơ, thủ tục thực hiện thế nào? Nếu bạn muốn đăng ký nhãn hiệu/thương hiệu/logo nhưng không biết làm thế nào, bạn có thể liên hệ trực tiếp Luật Hùng Bách thông qua số điện thoại 0976.985.828 để được Luật sư chuyên môn tư vấn và hỗ trợ.
MỤC LỤC
Nhãn hiệu, thương hiệu, logo độc quyền là gì?
Nhãn hiệu
Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 (Luật Sở hữu trí tuệ) quy định:
“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.
Theo đó, dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu có thể là từ ngữ; là hình (logo) hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc; nhiều màu sắc dùng cho hàng hóa dịch vụ nhất định nhằm phân biệt với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc; công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Thương hiệu
Thương hiệu là tài sản vô giá của cá nhân, tổ chức. Thương hiệu là một loại hình sản phẩm hay dịch vụ gắn liền với hoạt động sản xuất của cá nhân, tổ chức. Dấu hiệu nhận diện thương hiệu là tên riêng (phần chữ); logo biểu tượng (phần hình); khẩu hiệu hình thành nên tên thương mại; nhãn mác cho doanh nghiệp. Để nhận diện thương hiệu cần kết hợp 3 yếu tố trên, tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào tên gọi thì rất khó để phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu.
Ở góc độ pháp lý, thuật ngữ nhãn hiệu được quy định trong các văn bản pháp luật. Pháp luật cho phép đăng ký và bảo hộ độc quyền đối với nhãn hiệu; còn thương hiệu không phải là từ ngữ luật hóa, không được đăng ký bảo hộ. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể đăng ký nhiều nhãn hiệu khác nhau và nhãn hiệu có thể làm nên một thương hiệu cho doanh nghiệp.
Logo độc quyền
Logo là một biểu trưng dưới dạng ký hiệu hoặc biểu tượng của một nhãn hiệu. Logo là được sắp xếp, thiết kế một cách cá biệt độc đáo tùy theo mỗi doanh nghiệp. Logo có hình dáng và màu sắc khác nhau để thực hiện chức năng phân biệt. Một logo thường sẽ là biểu tượng; hình ảnh; chữ cái; ký tự hay các ký hiệu được lồng ghép một cách tinh tế. Mỗi doanh nghiệp đều có một logo riêng được gắn liền với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Đối với logo, Chủ sở hữu có thể lựa chọn một trong hai hình thức đăng ký sau:
- Logo đăng ký dưới dạng bảo hộ nhãn hiệu.
- Logo đăng ký dưới dạng bản quyền tác giả.
Xem thêm: Đăng ký bản quyền quyền tác giả
Tại sao cần đăng ký nhãn hiệu?
Không giống như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu chỉ được xác lập dựa trên quyết định của Cơ quan có thẩm quyền thông qua việc xem xét; cấp văn bằng bảo hộ. Do đó, để được bảo hộ về mặt pháp lý đối với nhãn hiệu của mình, Chủ sở hữu bắt buộc phải thông qua thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cơ quan có thẩm quyền. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ mang lại những lợi ích sau:
Thứ nhất, xác lập quyền sở hữu của Chủ sở hữu nhãn hiệu
Việc một cá nhân hoặc tổ chức đầu tư công sức; tiền bạc để tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp nhưng lại bị người khác sử dụng; chiếm đoạt hoặc đăng ký trước thì sẽ không được pháp luật bảo vệ do không thực hiện đăng ký quyền cho đối tượng đó. Do đó, đăng ký nhãn hiệu sẽ giúp Chủ sở hữu xác lập quyền sở hữu và tránh những hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu của mình.
Thứ hai, được pháp luật bảo hộ khi có hành vi xâm phạm
Đối với nhãn hiệu đã được bảo hộ, bất kỳ chủ thể nào sử dụng nhãn hiệu đó mà không được Chủ sở hữu cho phép đều là hành vi xâm phạm và; sẽ bị xử lý theo pháp luật. Trường hợp này, Chủ sở hữu có quyền khởi kiện để yêu cầu đối tượng xâm phạm chấm dứt hành vi và bồi thường thiệt hại nếu có.
Thứ ba, giúp khách hàng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp và tạo lòng tin với khách hàng
Nhãn hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của Chủ sở hữu này với hàng hóa, dịch vụ của Chủ sở hữu khác. Từ đó, sẽ giúp khách hàng dễ dàng nhận biết hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Ngoài ra, trong các hoạt động quảng bá; tiếp thị sản phẩm, việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng xây dựng được lòng tin về thương hiệu đối với người tiêu dùng. Đồng thời, giúp đưa thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp đó đến gần với người tiêu dùng hơn; doanh nghiệp có thế tìm kiếm khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng hơn.
Ngoài ra, nếu nhãn hiệu được bảo hộ độc quyền sẽ đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp như việc nhượng quyền hoặc; bán nhãn hiệu đó. Thủ tục nhượng quyền hay mua bán nhãn hiệu bắt buộc phải có văn bằng bảo hộ nhãn hiệu để chứng minh Chủ sở hữu thực sự của nhãn hiệu.
Thứ tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Khi hàng hóa của doanh nghiệp được người tiêu dùng lựa chọn đồng nghĩa với việc lợi ích sẽ tăng cao và; thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp. Từ đó, giúp doanh nghiệp tích cực hơn trong thực hiện đầu tư để phát triển sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, việc đăng ký nhãn hiệu sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng cường sự lưu thông hàng hóa ở trong và ngoài nước.
Nếu cần được tư vấn và hỗ trợ, bạn có thể liên hệ Luật Hùng Bách thông qua số điện thoại 0976.985.828 để được Luật sư chuyên môn tư vấn hiệu quả và chính xác nhất.
Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu
Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ quy định, nhãn hiệu được bảo hộ phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái; từ ngữ; hình vẽ; hình ảnh; kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
– Nhãn hiệu có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Theo đó, nhãn hiệu được xem là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một; một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc; từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ. Đồng thời, nhãn hiệu bảo hộ không thuộc các trường hợp tại khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
- 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (Theo mẫu).
- 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo. Mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký về kích thước và màu sắc. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm; tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và; kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ.
- Giấy uỷ quyền (Nếu nộp đơn thông qua đại diện).
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Đối với nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, cần phải có thêm các tài liệu sau:
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; nhãn hiệu chứng nhận.
- Bản thuyết minh về tính chất; chất lượng đặc trưng của sản phẩm mang nhãn hiệu (Nếu là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc; là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc; là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
- Bản đồ khu vực địa lý (Nếu là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý hoặc; nhãn hiệu chứa địa danh hoặc; dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
- Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc; dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương (Nếu là nhãn hiệu tập thể; nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc; dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
- Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (Nếu có).
- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký.
- Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác.
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (Nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu
Tra cứu nhãn hiệu giúp đánh giá được khả năng bảo hộ nhãn hiệu. Từ đó, giúp khách hàng biết được nhãn hiệu mà khách hàng dự định đăng ký có bị trùng hoặc; tương tự với các nhãn hiệu khác hay không. Nếu nhãn hiệu bị trùng hoặc; tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác đã đăng ký thì cần chỉnh sửa để tạo ra sự khác biệt. Đây được xem là bước quan trọng nhất, bởi lẽ nếu không tra cứu hoặc; tra cứu không chính xác thì khả năng nhãn hiệu bị từ chối đăng ký là rất cao.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ
Chuẩn bị hồ gồm các giấy tờ nêu trên và nộp hồ sơ đến Cục Sở hữu trí tuệ. Người nộp đơn có thể chọn nộp đơn giấy hoặc; nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.
Nộp đơn giấy:
- Nộp trực tiếp tại Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ; Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh; Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng.
- Nộp qua đường bưu điện người nộp hồ sơ chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện. Sau đó photo Giấy biên nhận chuyển tiền gửi; kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.
Nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số; đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến; được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền Sở hữu công nghiệp.
Bước 3: Thẩm định đơn nhãn hiệu
Thẩm định hình thức đơn
Khi nhận được đơn đăng ký nhãn hiệu, chuyên viên Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành đánh giá tính đầy đủ; chính xác của đơn xem đơn có hợp lệ hay không. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp của Cục Sở hữu trí tuệ.
Trường hợp đơn chưa hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Quyết định từ chối chấp nhận đơn bằng văn bản. Người nộp đơn phải sửa chữa, bổ sung theo nội dung hướng dẫn trong công văn trả lời của Cục Sở hữu trí tuệ.
Thời hạn thẩm định hình thức: 01 tháng, kể từ ngày nộp đơn.
Thẩm định nội dung đơn
Đơn nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ sẽ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng bảo hộ của dấu hiệu nêu trong đơn và; xác định phạm vi bảo hộ tương ứng theo các điều kiện bào hộ.
Thời hạn thẩm định nội dung: 9 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
Bước 4: Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Căn cứ vào kết quả thẩm định nội dung, nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ thì Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho người nộp đơn kết quả thẩm định và; yêu cầu nộp các khoản lệ phí. Sau đó chính thức cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho Chủ đơn; đồng thời ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
Xem thêm: Đăng ký nhãn hiệu cho kênh youtube
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Luật Hùng Bách
Để việc đăng ký nhãn hiệu hiệu quả cần phải xem xét về khả năng đăng ký nhãn hiệu thông qua việc tra cứu. Đồng thời, chuẩn bị hồ sơ đăng ký phải thật chính xác như việc mô tả nhãn hiệu trong tờ khai; tiến hành phân loại nhóm đăng ký. Luật Hùng Bách, với đội ngũ Luật sư, Chuyên viên pháp lý giỏi, tâm huyết, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, chúng tôi tự tin có thể hỗ trợ khách hàng giải quyết mọi khó khăn khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu.
Khi bạn muốn đăng ký nhãn hiệu, bạn có thể liên hệ 0976.985.828 để được Luật sư chuyên môn tư vấn. Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu trọn gói với mức chi phí hợp lý. Trong quá trình thực hiện, Luật Hùng Bách sẽ thực hiện các công việc sau:
- Soạn thảo hồ sơ đăng ký theo đúng quy định;
- Trực tiếp nộp và theo dõi hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Nộp phí và lệ phí đăng ký cùng thời điểm nộp hồ sơ tại bộ phận thu phí thuộc Cục Sở hữu trí tuệ;
- Cập nhật và thông báo cho khách hàng quá trình thẩm định đơn đăng ký theo quy định;
- Tư vấn các quy định về sử dụng nhãn hiệu trong thời gian bảo hộ;
- Hỗ trợ các thủ tục gia hạn/chuyển giao/chuyển nhượng/các thủ tục khác liên quan đến nhãn hiệu;
- Hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác liên quan.
Liên hệ Luật sư tư vấn – Luật Hùng Bách
Luật Hùng Bách là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn.
Để được tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:
- Điện thoại (Zalo/Viber/Whatsapp): 0976.985.828 – 0979.884.828
- Fanpage: https://www.facebook.com/LuatHungBach – https://www.facebook.com/Lhb.hcm
- Website: https://lhblaw.vn/ – https://luathungbach.vn/
- Email: luathungbach.hcm@gmail.com
Trân trọng!
Pingback: ĐĂNG KÝ BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU THEO THỦ TỤC MỚI NHẤT - LUẬT HÙNG BÁCH
Pingback: THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ LOGO ĐỘC QUYỀN MỚI NHẤT
Pingback: HƯỚNG DẪN MÔ TẢ NHÃN HIỆU KHI ĐĂNG KÝ BẢO HỘ
Pingback: NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU - LUẬT HÙNG BÁCH
Pingback: ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU RA NƯỚC NGOÀI - LUẬT HÙNG BÁCH
Pingback: DỊCH VỤ LUẬT SƯ LĨNH VỰC SỞ HỮU TRÍ TUỆ UY TÍN - LUẬT HÙNG BÁCH
Pingback: HƯỚNG DẪN TRA CỨU NHÃN HIỆU HIỆU QUẢ - LUẬT HÙNG BÁCH