Sự kiện nhận con nuôi trong xã hội hiện nay ngày càng trở nên phổ biến. Nhìn chung, người nhận con nuôi có thể là người lạ hoặc người thân trong gia đình của trẻ. Có thể thấy, việc người thân trong nhà nhận cháu làm con nuôi cũng thuộc một trong số đó. Vậy thủ tục nhận con nuôi là cháu ruột như thế nào? Cách thức thực hiện ra sao? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây hiểu rõ thêm về thủ tục này. Hoặc liên hệ ngay cho Luật Hùng Bách theo Số điện thoại/Zalo 0973.444.828 để được tư vấn, hỗ trợ.
MỤC LỤC
Luật Nuôi con nuôi 2010 định nghĩa con nuôi tại Điều 3 như sau:
Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
Việc nuôi con nuôi nhằm mục đích: xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững; vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi; bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.
Người được nhận làm con nuôi phải có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010:
1. Trẻ em dưới 16 tuổi
Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.
Trẻ em dưới 16 tuổi được nhận làm con nuôi. Trường hợp là người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi làm con nuôi thì phải thuộc một trong các trường hợp: Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; hoặc được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi tên là Trần T.A và đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Vợ chồng em trai tôi không may qua đời để lại đứa con là cháu N. Giờ cháu N còn nhỏ mà không có ai chăm sóc. Người làm cô như tôi rất thương và tội nghiệp cho cháu. Luật sư cho tôi hỏi: tôi có được nhận cháu ruột làm con nuôi không? Thủ tục nhận con nuôi là cháu ruột như thế nào?
Trả lời: Luật Hùng Bách cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi. Luật Hùng Bách trả lời câu hỏi của bạn như sau:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ đủ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ làm con nuôi; Mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi làm con nuôi; Cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 nêu trên.
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Như vậy, để nhận cháu N là cháu ruột làm con nuôi, bạn phải: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Có tư cách đạo đức tốt và không thuộc trường hợp không được nhận con nuôi.
Khi muốn thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người yêu cầu cần nộp một bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định. Cụ thể như sau:
Theo quy định tại Điều 17 Luật nuôi con nuôi 2010, hồ sơ của người nhận con nuôi trong nước gồm có:
Do bạn nhận cháu ruột làm con nuôi nên không cần Giấy khám sức khỏe và văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế.
Về hồ sơ của người được nhận làm con nuôi. Căn cứ vào Điều 18 Luật nuôi con nuôi 2010, hồ sơ của người được nhận làm con nuôi trong nước gồm có:
Liên hệ ngay cho Luật Hùng Bách theo Số điện thoại/Zalo/Viber 0973.444.828 để được tư vấn, hỗ trợ thủ tục nhận con nuôi.
Trường hợp người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi đủ điều kiện như phân tích nêu trên. Trình tự, thủ tục nhận con nuôi là cháu ruột được thực hiện như sau:
Người nhận con nuôi nộp hồ sơ của mình và của người được nhận làm con nuôi tại UBND cấp xã.
Đăng ký nuôi con nuôi: UBND cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi; trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi trong nước; tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào Sổ đăng ký việc nuôi con nuôi.
Từ chối đăng ký: UBND cấp xã trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi.
Thời hạn: Thời hạn giải quyết là 30 ngày kể từ ngày UBND cấp xã nhận hồ sơ hợp lệ.
Xem thêm: ĐIỀU KIỆN NHẬN NUÔI CON NUÔI MỚI NHẤT
Là một trong những đơn vị luật hàng đầu Việt Nam. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ luật sư về nhận con nuôi như sau:
Bên cạnh các dịch vụ ở trên mà Luật Hùng Bách hỗ trợ liên quan đến thủ tục nhận con nuôi. Ngoài ra, Luật Hùng Bách cũng cung cấp các dịch vụ như Luật sư giải quyết tranh chấp; Thủ tục ly hôn; Luật sư hoà giải, thương lượng ngoài cơ sở; Nhận uỷ quyền thực hiện các thủ tục pháp lý khác…
Trên đây là nội dung của Luật Hùng Bách về “Hướng dẫn thủ tục nhận con nuôi là cháu ruột”. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý uy tín, trách nhiệm và có kinh nghiệm chuyên sâu, Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ pháp lý trên phạm vi toàn quốc.
Nếu bạn cần tư vấn và hỗ trợ quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình, bạn có thể liên hệ Luật Hùng Bách thông qua các cách sau:
Trân Trọng!
Mỹ Duyên.
Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…
Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…
Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…
Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…
Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…
LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…