Cưỡng chế thu hồi đất là biện pháp cuối cùng của Nhà nước nhằm buộc người dân thực hiện quyết định thu hồi đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Vậy khi nào nhà nước được cưỡng chế thu hồi đất? Việc cưỡng chế được thực hiện theo nguyên tắc nào? Trình tự, thủ tục thực hiện việc cưỡng chế thu hồi đất ra sao? Luật Hùng Bách sẽ chia sẻ các thông tin qua bài viết dưới đây. Nếu có thắc mắc cần tư vấn, hỗ trợ quý bạn đọc hãy liên hệ ngay với Luật Hùng Bách theo số điện thoại : 0976.985.828 – 0979.964.828 (có Zalo).
MỤC LỤC
Khoản 11 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định:
“Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.”
Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về khái niệm “cưỡng chế thu hồi đất”. Tuy nhiên, có thể hiểu cưỡng chế thu hồi đất là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành khi có quyết định thu hồi đất mà người sử dụng đất không chấp hành quyết định.
Cưỡng chế thu hồi đất là biện pháp hành chính mang tính cứng rắn được áp dụng đối với người có đất bị thu hồi cho dù họ có muốn hay không. Việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật đã quy định.
Nhà nước quyết định cưỡng chế thu hồi đất của người sử dụng đất phải thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 71 Luật Đất đai 2013, cụ thể như sau:
Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế; hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì UBND cấp xã lập biên bản.
Như vậy, Nhà nước tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất khi có đầy đủ 04 điều kiện trên. Các trường hợp không đáp ứng các điều kiện đó thì sẽ không được cưỡng chế thu hồi đất.
Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì UBND cấp xã, UBMTTQVN cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc.
Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 71 Luật Đất đai 2013.
Khi tiến hành cưỡng chế để thu hồi đất, cơ quan tiến hành cưỡng chế phải tuân thủ theo nguyên tắc sau:
– Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật;
– Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính.
Người có quyền sử dụng đất có thể căn cứ vào các nguyên tắc này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi cơ quan tiến hành cưỡng chế không tuân thủ đầy đủ hoặc có hành vi vi phạm quy định trên.
Câu hỏi: Gia đình tôi có một thửa đất 420m2 ở huyện Duy Xuyên (Quảng Nam). Trên đất có nhà ở và 220 cây ăn quả các loại. Hiện thửa đất đó đang nằm trong khu quy hoạch. Tôi vừa mới nhận được quyết định thu hồi đất của Nhà nước để xây dựng trường đại học. Nhưng với giá bồi thường rất thấp nên tôi không đồng ý với quyết định thu hồi trên. Vậy thì cho tôi hỏi nếu tôi vẫn nhất quyết không đồng ý với quyết định thu hồi đất thì có bị cưỡng chế hay không?
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật Hùng Bách. Chúng tôi xin đưa ra tư vấn như sau:
Trường hợp của bạn nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 71 Luật Đất đai 2013 thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được áp dụng biện pháp cưỡng chế.
Bên cạnh đó, điểm d khoản 3 Điều 69 Luật Đất đai 2013 cũng quy định:
“Trường hợp người có đất thu hồi đã được vận động, thuyết phục nhưng không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo quy định tại Điều 71 của Luật này.”.
Như vậy nếu bạn đã được vận động thuyết phục; nhưng không chấp hành bàn giao thì theo quy định tại Khoản 3 Điều 71 Luật Đất đai 2013; Chủ tịch UBND cấp huyện nơi có đất sẽ là người có thẩm quyền ban hành và thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì thành phần Ban thực hiện cưỡng chế thu hồi đất gồm:
Trên cơ sở quy định của pháp luật, người dân cần nắm rõ thủ tục, trình tự quá trình cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất; qua đó tích cực phối hợp với cơ quan chức năng. Đồng thời, người dân có thể giám sát để cơ quan chức năng thực hiện đầy đủ trình tự thủ tục.
LUẬT SƯ ĐẤT ĐAI – LUẬT HÙNG BÁCH – 0979.964.828 (ĐIỆN THOẠI/ZALO)
Câu hỏi: Gia đình tôi nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền. Trên phần đất phải thực hiện cưỡng chế gia đình tôi cũng còn có tài sản. Tuy nhiên, tôi định sẽ không di dời tài sản trước khi nhà nước thực hiện việc cưỡng chế. Không biết tài sản này của tôi sẽ bị xử lý như thế nào?
Trả lời: Tại điểm c Khoản 4 Điều 71 Luật Đất đai năm 2013 quy định như sau:
“4. Trình tự, thủ tục thực hiện cưỡng chế thu hồi đất:
c) Ban thực hiện cưỡng chế có quyền buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế, tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế; nếu không thực hiện thì Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế.
Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế phải lập biên bản, tổ chức thực hiện bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật và thông báo cho người có tài sản nhận lại tài sản.”
– Khoản 5 Điều 17 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai quy định như sau: “Khi thực hiện cưỡng chế thu hồi đất mà người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 71 của Luật Đất đai thì Ban thực hiện cưỡng chế giao tài sản cho UBND xã bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật.“
Như vậy, trên cơ sở các quy định vừa nêu, nếu trong quá trình thu hồi bạn không di chuyển những tài sản ra khỏi khu đất bị cưỡng chế thì Ban cưỡng chế sẽ có trách nhiệm di chuyển tài sản ra khỏi khu đất này. Nếu bạn từ chối nhận tài sản thì Ban cưỡng chế phải lập biên bản; tổ chức thực hiện giao cho UBND cấp xã bảo quản tài sản; và thông báo cho bạn đến nhận lại tài sản.
Ngoài ra, trong công tác tổ chức thi hành cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả; theo quy định Khoản 5 Điều 34 Nghị định 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về trình tự thực hiện xử lý tài sản không thuộc đối tượng bị cưỡng chế trong các trường hợp như sau:
Đối với tài sản hư hỏng và không còn giá trị, người tổ chức cưỡng chế tổ chức tiêu hủy theo quy định của pháp luật. Người tổ chức cưỡng chế phải lập biên bản ghi rõ hiện trạng của tài sản trước khi tiêu hủy.
Vì vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tốt nhất người dân nên thực hiện việc di dời tài sản không thuộc đối tượng cưỡng chế trước khi Cơ quan nhà nước thực hiện việc cưỡng chế thu hồi đất.
Để hiểu rõ các trường hợp xử lý tài sản liên quan đến việc cưỡng chế của mình; hãy liên hệ ngay số 0976.985.828 – 0979.884.828 để được Luật sư đất đai tư vấn cụ thể.
Theo quy định tại Điều 204 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền như sau:
“Điều 204: Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai:
1. Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.”
Cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật là hành vi hành chính do người, cơ quan có thẩm quyền thực hiện. Nên khi quyền và lợi ích hợp pháp của người dân bị xâm phạm; thì họ có quyền khiếu nại; hoặc khởi kiện để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Về thẩm quyền giải quyết khiếu nại về cưỡng chế thu hồi đất được tuân theo quy định tại Điều 7 Luật Khiếu nại năm 2011, theo đó:
Thời gian giải quyết khiếu nại lần đầu theo Điều 28 Luật khiếu nại 2011:
Thời gian giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định tại Điều 37 Luật khiếu nại 2011:
+ Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cưỡng chế; giải quyết khiếu nại liên quan đến việc cưỡng chế theo quy định của pháp luật về khiếu nại;
+ Thực hiện phương án tái định cư trước khi thực hiện cưỡng chế; bảo đảm điều kiện, phương tiện cần thiết phục vụ cho việc cưỡng chế;
+ Bố trí kinh phí cưỡng chế thu hồi đất;
+ Có trách nhiệm chủ trì lập phương án cưỡng chế và dự toán kinh phí cho hoạt động cưỡng chế trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Thực hiện cưỡng chế theo phương án đã được phê duyệt;
+ Bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;
Trường hợp trên đất thu hồi có tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế phải bảo quản tài sản. Đồng thời, chi phí bảo quản tài sản đó do chủ sở hữu chịu trách nhiệm thanh toán;
+ Có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện việc giao; niêm yết công khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất;
+ Tham gia thực hiện cưỡng chế;
+ Phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng niêm phong; di chuyển tài sản của người bị cưỡng chế thu hồi đất.
Lực lượng công an có trách nhiệm bảo vệ trật tự; an toàn trong quá trình tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất.
Chịu trách nhiệm phối hợp với Ban thực hiện cưỡng chế thực hiện việc cưỡng chế thu hồi đất khi Ban thực hiện cưỡng chế có yêu cầu.
Nếu bạn cần tư vấn giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai; bạn có thể liên hệ đến Luật Hùng Bách tại các Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:
Trân trọng./.
B. Phuong.
Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…
Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…
Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…
Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…
Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…
LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…