Hiện nay, khi phải đối mặt với nhiều khó khăn về tài chính hay sự suy giảm nhu cầu của thị trường thì nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm nhân sự để tiết kiệm chi phí và duy trì tính cạnh tranh. Vậy cắt giảm nhân sự là gì? Khi nào doanh nghiệp được cắt giảm nhân sự? Trường hợp bị cho nghỉ việc do cắt giảm nhân sự thì người lao động nên làm gì? Bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây. Hoặc liên hệ Luật sư Luật Hùng Bách qua số Điện thoại/Zalo: 0988.732.880 để được tư vấn, hỗ trợ.
MỤC LỤC
Hiện nay, pháp luật không có định nghĩa thế nào là cắt giảm nhân sự. Cắt giảm nhân sự dụng là cụm từ được sử dụng phổ biến trong đời sống xã hội nhằm mô tả quá trình giảm số lượng nhân viên trong tổ chức. Điều này có thể xảy ra vì nhiều lý do, bao gồm sự cần thiết để cắt giảm chi phí, tái cơ cấu tổ chức, thích ứng với biến động thị trường. Hoặc do các yếu tố khác ảnh hưởng đến hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp. Bản chất của cắt giảm nhân sự chính là việc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động.
Quy trình cắt giảm nhân sự có thể bao gồm việc loại bỏ vị trí công việc không cần thiết. Giảm số lượng nhân viên trong một bộ phận cụ thể. Hoặc thậm chí là đóng cửa một phần của doanh nghiệp. Điều này thường là một quá trình khó khăn vì nó tác động đến người lao động. Và có thể làm cho bộ máy vận hành của doanh nghiệp không vững. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đối mặt với khó khăn về tài chính, thay đổi cơ cấu, công nghệ. Hoặc do tác động của thị trường và môi trường kinh doanh thì buộc phải cắt giảm nhân sự. Việc này giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tối ưu hoá hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Vậy trường hợp nào doanh nghiệp được cắt giảm nhân sự? Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, doanh nghiệp có thể cắt giảm nhân sự trong các trường hợp sau:
Trường hợp này doanh nghiệp được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động nhưng phải đảm bảo thời gian báo trước như sau:
– Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ:
– Những trường hợp sau đây được coi là vì lý do kinh tế:
Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh kế. Thì doanh nghiệp phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động. Trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.
Trong trường hợp doanh nghiệp không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm. Việc cho thôi việc đối với người lao động chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Và thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động.
Trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập. Hoặc bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động. Thì người sử dụng lao động phải xây dựng phương án sử dụng lao động.
* Lưu ý: Doanh nghiệp không được cắt giảm nhân sự trong trường hợp sau:
Khi cho người lao động nghỉ việc do cắt giảm nhân sự, doanh nghiệp nghĩa vụ như sau:
√ Thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của người lao động bao gồm:
√ Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
√ Trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động.
√ Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu.
Việc thanh toán đầy đủ các khoản tiền. Và hoàn thành các thủ tục trên là trách nhiệm của doanh nghiệp khi cho người lao động nghỉ việc do cắt giảm nhân sự nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động.
Xin chào luật sư. Công ty tôi thông báo cắt giảm nhân sự do thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động. Vậy tôi nên làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình? Nếu Công ty cho nghỉ việc do cắt giảm nhân sự không đúng pháp luật thì tôi phải làm sao? Mong luật sư tư vấn tôi cảm ơn luật sư.
Chào bạn, Luật Hùng Bách tư vấn trường hợp của bạn như sau:
Theo Bộ Luật Lao động 2019, người lao động bị nghỉ việc do cắt giảm nhân sự, tùy từng trường hợp có thể nhận được các khoản tiền sau:
– Tiền lương cho những ngày làm việc chưa được thanh toán. Thời hạn thanh toán là 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.
– Tiền trợ cấp thôi việc nếu người lao động đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên. Mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
– Tiền trợ cấp mất việc nếu người lao động đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên. Mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
– Tiền phép năm chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết.
Ngoài các khoản tiền đề cập ở trên, nếu hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể có ghi nhận thêm về các khoản tiền khác mà người lao động được nhận khi nghỉ việc. Thì bạn cũng sẽ được hưởng thêm các quyền lợi đó.
Có rất nhiều lý do khác nhau đưa doanh nghiệp đến quyết định cắt giảm nhân sự, từ đó chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Doanh nghiệp có trách nhiệm bồi thường cho người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Do đó, nếu cắt giảm nhân sự không đúng quy định, doanh nghiệp sẽ phải bồi thường cho người lao động.
Bạn có thể xem thêm ⇒ Nghĩa vụ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật.
Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ pháp lý, giải đáp các thắc mắc và hướng dẫn về các vấn đề liên quan đến luật lao động. Giúp người lao động và người sử dụng lao động bảo vệ quyền lợi. Và thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo quy định pháp luật. Bao gồm:
Xem thêm: Dịch vụ Luật sư chuyên lao động.
Thông tin liên hệ Luật sư Luật Hùng Bách để tư vấn, giải đáp các vấn đề pháp lý về lao động:
Trân trọng!
Từ ngày 01/7/2025, hệ thống tổ chức, phạm vi thẩm quyền của Toà án nhân…
Hiện nay, những quan hệ có liên quan đến việc vay tài sản diễn ra…
Từ ngày 01/7/2025, hệ thống tổ chức, phạm vi thẩm quyền của Toà án nhân…
Kể từ ngày 01/7/2025, địa giới hành chính trên cả nước phần lớn đều có…
Khi vợ hoặc chồng có hành vi ngoại tình thì người còn lại có thể…
Sự thay đổi thường xuyên của pháp luật, sự khó lường của nền kinh tế…