Thuê luật sư giành quyền nuôi con là một dịch vụ mà nhiều bậc cha mẹ quan tâm khi tiến hành ly hôn. Bởi vì con cái là tài sản lớn nhất của cha mẹ. Do đó, ngoài tranh chấp về tiền bạc, đất đai, nhà cửa…; ai có quyền được nuôi con cũng là một vấn đề cần được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, không phải tất cả các bậc cha mẹ đều biết và hiểu rõ các quy định của pháp luật. Do đó, sự xuất hiện của dịch vụ Luật sư giành quyền nuôi con trở nên vô cùng cần thiết. Công ty Luật Hùng Bách là đơn vị chuyên hỗ trợ khách hàng trong lĩnh vực hôn nhân gia đình. Nếu có thắc mắc xin liên hệ qua số 0988.732.880 (Zalo) để được giải đáp và hỗ trợ.
MỤC LỤC
Thực tế, pháp luật hiện nay không có quy định bắt buộc khi ly hôn, giành quyền nuôi con phải có luật sư đại diện giải quyết. Tuy nhiên, nếu bạn không phải là người am hiểu quy định pháp luật; hoặc bạn không có nhiều thời gian; bạn có thể gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện.
LIÊN HỆ THUÊ LUẬT SƯ LY HÔN – 0988.732.880 (có zalo)
Luật Hùng Bách là đơn vị hàng đầu trong việc giải quyết ly hôn tại Việt Nam hiện nay. Luật sư ly hôn Luật Hùng Bách cung cấp các dịch vụ để bảo vệ quyền, lợi ích của bạn khi ly hôn giành quyền nuôi con như sau:
Xuất phát từ tính chất mỗi vụ việc khác nhau nên chi phí nếu Luật sư tham gia trọn gói một vụ việc sẽ được báo chi tiết khi khách hàng gửi hồ sơ để Luật sư đánh giá cụ thể.
Chào Luật sư ly hôn Luật Hùng Bách! Tôi có một vấn đề cần được Luật sư tư vấn giúp. Tôi và chồng kết hôn đến nay đã được 6 năm nhưng chỉ có được một đứa con trai hơn 4 tuổi. Tôi và chồng đều mong muốn được ở với con. Luật sư cho tôi hỏi làm thế nào để tôi có thể giành được quyền nuôi con sau khi ly hôn?
Công ty Luật Hùng Bách xin chào chị. Với vấn đề của chị; chúng tôi xin giải đáp như sau:
Con trai chị đã 4 tuổi- trên 36 tháng tuổi; vì vậy sẽ không còn mặc định giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Khi xem xét người có quyền ở với con, Tòa án sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau. Mục đích để tìm được người có thể đáp ứng tối đa yêu cầu cho sự phát triển của con tốt nhất. Nhìn chung; Tòa án sẽ dựa vào các yếu tố dưới đây và để giành được quyền nuôi con.
Tòa án sẽ xem xét đến điều kiện kinh tế của mỗi bên. Cụ thể:
Trẻ nhỏ cần phát triền trong môi trường lành mạnh, được thoải mái học tập, vui chơi. Bố hoặc mẹ phải đảm bảo con được nuôi dưỡng đầy đủ về thể chất lẫn tinh thần. Ngoài ra, khi giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn Tòa còn xem xét tính cách; hành vi đánh giá nhân cách; đạo đức của người nuôi dưỡng.
“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở”.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì chị – người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Nếu chị không được trực tiếp nuôi con thì vẫn có quyền được cấp dưỡng và thăm nom cháu bé. Không ai có thể cản trở quyền này của chị.
LIÊN HỆ THUÊ LUẬT SƯ LY HÔN – 0988.732.880 (có zalo)
Pháp luật hiện tại quy định cụ thể các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ với con cái.
Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định cha mẹ quyền và nghĩa vụ nuôi con khi con đang ở một trong các tình trạng sau:
Như vậy, pháp luật điều chỉnh về quyền và nghĩa vụ nuôi con tập trung vào các trường hợp con chưa hoặc không có khả năng tự chăm sóc bản thân. Luật hôn nhân gia đình 2014 nhấn mạnh vào độ tuổi thành niên, có thể thấy khi con từ đủ 18 tuổi và đủ các điều kiện do luật định thì sẽ không phát sinh tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn.
Luật sư trả lời: Chào bạn, Luật sư xin trả lời trường hợp của bạn như sau:
“ Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.”
Trường hợp của bạn, vợ chồng nên thỏa thuận về ai là người trực tiếp nuôi con thì phù hợp hơn. Nếu cả hai không thể thống nhất, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án giải quyết phân chia. Theo nguyên tắc, Tòa án sẽ giao quyền chăm sóc nuôi dưỡng con cho bên đáp ứng được điều kiện để con phát triển tốt nhất về mọi mặt. Ngoài ra, Tòa án cũng coi ý kiến của con là một trong các căn cứ giải quyết khi con trên 7 tuổi.
Đối với trường hợp tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn, có hai mốc thời gian cần lưu ý:
Từ các quy định trên, có thể thấy không có trường hợp nào pháp luật quy định cụ thế bố hay mẹ có quyền nuôi dưỡng con cái. Mà sẽ xem xét căn cứ vào các yếu tố để trẻ được nuôi dưỡng chăm sóc và phát triển trong điều kiện tốt nhất.
“Tôi và anh A có sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn. Trong thời gian chung sống chúng tôi đã có với nhau một đứa con trai. Qua thời gian dài chung sống, chúng tôi cảm thấy không hợp và quyết định đường ai nấy đi. Nhưng chúng tôi vẫn chưa thống nhất được về vấn đề nuôi dưỡng cháu bé. Hiện tại cháu mới được 25 tháng tuổi và cả tôi và anh đều muốn nuôi cháu. Nhờ Luật sư tư vấn trong trường hợp này làm cách nào để tôi có quyền nuôi con.”
Thứ nhất, hai bạn sống chung với nhau như vợ chồng nhưng thực tế chưa đăng ký kết hôn. Về mặt pháp luật, các bạn sẽ không phát sinh quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với nhau. Tuy nhiên, các bạn đã có với nhau một người con thì sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ với con cái.
“Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.”
Thứ hai, trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về vấn đề ai là người chăm sóc con thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Căn cứ theo đơn yêu cầu, Tòa án sẽ xem xét các yếu tố để trao quyền nuôi con cho bên đáp ứng được điều kiện nhằm có lợi cho cho con.
Xem thêm: Giành quyền nuôi con theo quy định mới nhất.
Khi hai vợ chồng thuận tình ly hôn đồng nghĩa với việc đã có sự thỏa thỏa thuận về các vấn đề hôn nhân, tài sản chung bao gồm cả vấn đề nuôi con chung giữa hai vợ chồng và yêu cầu Tòa án cho ai trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, việc hai vợ chồng có tranh chấp về quyền nuôi con thì việc một bên có nguyện vọng nuôi con sẽ nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo hình thức ly hôn đơn phương.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, giành quyền nuôi con khi ly hôn hoặc sau khi ly hôn là vụ kiện dân sự. Hiện nay, đơn khởi kiện các vụ án dân sự nói chung được soạn theo Mẫu số 23/DS do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành.
Tuy nhiên, việc ly hôn, giành quyền nuôi con có những đặc thù riêng biệt so với các vụ án dân sự chung. Do vậy các tòa án thường ban hành mẫu đơn ly hôn đơn phương riêng để người khởi kiện tiện sử dụng; tránh việc người khởi kiện điền sai hoặc thiếu thông tin dẫn đến phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ khởi kiện ly hôn. Bạn có thể tham khảo Mẫu số 23/DS dưới đây:
Bên cạnh, đơn ly hôn giành quyền nuôi con; người muốn giành quyền nuôi con cần chuẩn bị:
Người muốn trực tiếp nuôi con cần nộp kèm giấy chứng nhận kết hôn là bản chính hoặc bản sao trích lục. Bản sao giấy đăng ký kết hôn được nộp thay thế trong trường hợp người muốn trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con không có bản chính (do mất; thất lạc; hoặc vì bất kỳ lý do nào khác không thể cung cấp được). Đây là tài liệu quan trọng. Chứng minh giữa các bên có tồn tại có quan hệ hôn nhân và gia đình.
Đây là giấy tờ chứa đựng thông tin nhân thân của hai vợ chồng. Những giấy tờ này bao gồm: Chứng minh nhân dân; căn cước công dân; hộ chiếu; thẻ cư trú;… Những thông tin trong giấy tờ này còn là căn cứ để Tòa án xem xét, đối chiếu với thông tin trong các giấy tờ khác để đảm bảo người muốn trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Đây là phần tài liệu quan trọng khi ly hôn giành quyền nuôi con sau ly hôn. Vợ/ chồng cần cung cấp cho Tòa án giấy khai sinh con chung. Đối với con trên 07 tuổi thì cần nộp kèm theo đơn trình bày nguyện vọng của con. Tòa án quyết định giao con cho ai trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục thì sẽ xem xét nguyện vọng của con. Do đó bản ý kiến ghi nhận nguyện vọng của con là tài liệu rất quan trọng.
Theo quy định của luật hôn nhân và gia đình hiện hành. Pháp luật không quy định rõ các tài liệu cụ thể để chứng minh cho yêu cầu giành quyền nuôi con sau ly hôn. Tuy nhiên, dựa trên thực tế và các trường hợp giành quyền nuôi con khi ly hôn cụ thể. Những tài liệu, chứng cứ cần chuẩn bị có sự khác nhau.
Khi ly hôn giành quyền nuôi con, nhiều người nghĩ rằng họ chỉ cần đến Tòa án trình bày thì Tòa án sẽ quyết định cho nuôi con. Hay nhiều người nghĩ rằng điều kiện kinh tế của mình thua thiệt bên kia sẽ không được giành quyền nuôi con.
Tuy nhiên, việc xem xét giao quyền nuôi con sẽ do Tòa án quyết định. Việc đưa ra quyết định này dựa trên nhiều yếu tố. Chẳng hạn như: Điều kiện vật chất, điều kiện tinh thần, yếu tố về nhân thân của bố mẹ,… Muốn thể hiện những vấn đề này, người yêu cầu giành quyền nuôi con buộc phải chứng minh. Khi thuê Luật sư giành quyền nuôi con; khách hàng cần lưu ý những vấn đề sau:
Sau khi ly hôn; cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con trong các trường hợp:
– Con chưa thành niên;
– Con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
Đồng thời, có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết,
Người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Nếu cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức; Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con khi có một trong các căn cứ sau đây:
Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
>>> Lưu ý: Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
Tự tin là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, Luật Hùng Bách sẵn sàng hỗ trợ bạn thực hiện thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con với những nội dung gồm:
Xem thêm: LÀM THẾ NÀO ĐỂ MẸ GIÀNH QUYỀN NUÔI CON
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hùng Bách về “CẦN THUÊ LUẬT SƯ GIÀNH QUYỀN NUÔI CON KHI NÀO?“. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn pháp lý về hôn nhân gia đình. Bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:
Trân trọng!
Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…
Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…
Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…
Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…
Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…
LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…