Luật sư Dân sự

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC LÀM GIẤY KHAI SINH CHO CON NUÔI

Đăng ký khai sinh là thủ tục bắt buộc để một cá nhân được nhà nước công nhận sự tồn tại về mặt pháp lý. Đối với việc làm giấy khai sinh cho con nuôi, người nhận con nuôi thường gặp khó khăn như: không có tư cách để đăng ký khai sinh; không đủ hồ sơ, giấy tờ để làm lại giấy khai sinh cho con nuôi; … . Nếu bạn đang gặp phải khó khăn khi thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho con nuôi như trên, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật Hùng Bách, hoặc liên hệ luật sư theo số Điện thoại/Zalo: 0973.444.828 để được tư vấn, hỗ trợ.

Ai được làm giấy khai sinh cho con nuôi?

Câu hỏi: Chào luật sư. Tôi cùng vợ hiện đang sống ở Củ Chi. Cách đây 8 năm tôi và vợ có nhận một cháu bé làm con nuôi. Mẹ cháu sau khi sinh con được 5 ngày thì không có điều kiện nuôi và đã làm giấy ủy quyền nuôi con cho tôi và vợ. Ngoài ra tôi cũng có giữ giấy chứng sinh của cháu bé. Vợ chồng tôi nhiều lần mang giấy ủy quyền này đi khai sinh cho cháu nhưng đều bị từ chối. Nay cháu đã đến tuổi đi học, chúng tôi tha thiết muốn làm giấy khai sinh cho cháu. Mong được luật sư hướng dẫn cách để vợ chồng tôi có thể làm được giấy khai sinh cho con nuôi. Tôi xin cảm ơn!

Trả lời: Luật Hùng Bách hướng dẫn bạn quy định pháp luật về việc làm giấy khai sinh cho con nuôi như sau: 

Quyền, trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ.

Đăng ký khai sinh là thủ tục hộ tịch được thực hiện tại Ủy ban nhân dân. Theo khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch, các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ gồm: 

Điều 15. Trách nhiệm đăng ký khai sinh

1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Theo quy định nêu trên, ngoài cha mẹ thì ông, bà hoặc người thân thích khác có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ. Trường hợp không xác định được cha, mẹ, ông, bà hoặc người thân thích của trẻ thì cá nhân; hoặc tổ chức đang nuôi dưỡng có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Luật sư tư vấn nhận con nuôi – Luật Hùng Bách – 0973.444.828

Có giấy ủy quyền nuôi con có làm giấy khai sinh cho con nuôi được không?

Không phải mọi cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em đều có thể khai sinh cho trẻ. Việc nuôi dưỡng trẻ không có quan hệ thân thích phải hợp pháp và có tài liệu, chứng cứ chứng minh. Ví dụ: Giấy tiếp nhận trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng; Biên bản xác nhận trẻ em bị bỏ rơi; …

Luật Hộ tịch quy định các thủ tục hộ tịch có thể ủy quyền cho người khác thực hiện, trừ việc đăng ký kết hôn và thủ tục nhận cha, mẹ, con. Do đó, khai sinh cho trẻ là thủ tục hộ tịch có thể ủy quyền. Điều 2 Thông tư 15/2015/TT-BTP quy định việc ủy quyền thực hiện thủ tục hộ tịch phải được lập thành văn bản và công chứng; chứng thực theo quy định.

Pháp luật không có quy định về việc ủy quyền nuôi con. Đồng thời, việc cha, mẹ cho con làm con nuôi chỉ được thực hiện khi con được sinh ra ít nhất 15 ngày. Do vậy, nếu bạn chỉ có giấy ủy quyền nuôi con không được chứng thực thì không thể tự mình đăng ký khai sinh cho trẻ.

Đối với trường hợp của bạn, để đăng ký khai sinh cho trẻ, bạn có thể thực hiện như sau:

Cách 1, liên hệ với mẹ hoặc người thân thích của bé để làm giấy khai sinh cho con.

Trường hợp bạn vẫn còn liên lạc hoặc biết địa chỉ của mẹ và người thân thích của bé, bạn có thể liên hệ để thực hiện thủ tục khai sinh cho trẻ. Sau khi đăng ký khai sinh, bạn tiến hành thủ tục nhận con nuôi theo quy định. 

Cách 2, khai báo trẻ bị bỏ rơi và thực hiện thủ tục làm giấy khai sinh, đăng ký nhận con nuôi.

Khi không thể liên lạc được với bố, mẹ hoặc người thân thích khác của trẻ, bạn phải thực hiện khai báo trẻ bị bỏ rơi tại địa phương. Sau khi được lập biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi, bạn có thể làm giấy khai sinh cho trẻ. 

Tuy nhiên, mẹ bé đã cho con nuôi đã cách đây từ 8 năm, việc lập biên bản xác nhận trẻ bị bỏ rơi rất khó khăn. Thủ tục thông báo trẻ bị bỏ rơi và làm giấy khai sinh cho con nuôi thường được áp dụng ngay khi phát hiện việc trẻ bị bỏ rơi. Do vậy, bạn nên liên hệ đến mẹ hoặc người thân thích của trẻ để làm giấy khai sinh và thực hiện thủ tục nhận con nuôi.

Quy định về việc nhận con nuôi mới nhất

Điều kiện để được nhận con nuôi.

Để đảm bảo quyền lợi của trẻ em, pháp luật quy định các điều kiện cần có để cá nhân; gia đình có thể được nhận con nuôi. Đồng thời, pháp luật cũng quy định các trường hợp không được phép nhận con nuôi.

Điều 14 Luật Nuôi con nuôi quy định 04 điều kiện để được nhận con nuôi như sau:

“a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Hơn con nuôi từ đủ 20 tuổi trở lên;

c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

d) Có tư cách đạo đức tốt”.

Lưu ý: Điều kiện quy định tại điểm b, điểm c nêu trên không áp dụng khi:

  • cha dượng nhận con riêng của vợ làm con nuôi;
  • Mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi làm con nuôi;
  • Cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi.

Trường hợp không được nhận con nuôi theo khoản 2 Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 gồm:

“a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

c) Đang chấp hành hình phạt tù;

d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em”.

Để hiểu rõ về điều kiện và các chứng cứ chứng minh điều kiện nhận con nuôi, mời bạn tham khảo bài viết: ĐIỀU KIỆN NHẬN NUÔI CON NUÔI MỚI NHẤT – hoặc liên hệ Luật sư theo số: 0973.444.828 (Điện thoại/Zalo).

Hồ sơ xin nhận con nuôi

Người hoặc gia đình muốn xin nhận con nuôi cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

  1. Đơn xin nhận con nuôi (Bản chính);
  2. Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (Bản sao);
  3. Phiếu lý lịch tư pháp (Bản chính);
  4. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân (Bản chính). Cụ thể: Giấy chứng nhận kết hôn nếu đã kết hôn; hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đối với cá nhận nhận con nuôi.
  5. Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
  6. Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình; tình trạng chỗ ở; điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp theo quy định.

Trẻ được giới thiệu làm con nuôi cần có các giấy tờ sau để thực hiện thủ tục nhận con nuôi:

  1. Giấy khai sinh (Bản sao);
  2. Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp (Bản chính);
  3. Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng (Bản chính);
  4. Các giấy tờ khác có liên quan của trẻ được nhận làm con nuôi.

LUẬT SƯ TƯ VẤN NHẬN CON NUÔI – LIÊN HỆ: 0973.444.828 (Điện thoại/Zalo)

Thủ tục làm giấy khai sinh và nhận con nuôi là trẻ bị bỏ rơi

Câu hỏi: Chào luật sư. Cách đây hơn 10 ngày có một bé gái bị bỏ rơi gần nhà được tôi phát hiện. Do điều kiện nhà tôi không có con gái, cháu bé cũng chỉ khoảng hơn 3 tháng tuổi nên tôi muốn nhận nuôi cháu. Luật sư cho tôi hỏi nhà tôi đã có con rồi thì có được nhận thêm con nuôi không? Tôi muốn nhận nuôi và làm giấy khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi thì cần làm gì? Mong luật sư giải đáp, tôi xin cảm ơn!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật Hùng Bách. Để làm giấy khai sinh và nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi, quy định của pháp luật cụ thể như sau:

Thủ tục làm giấy khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi.

Theo quy định pháp luật, khi phát hiện trẻ bị bỏ rơi, bạn có trách nhiệm thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân xã; hoặc công an xã nơi phát hiện trẻ. Việc thông báo nhằm mục đích xác nhận, lập biên bản ghi nhận việc trẻ bị bỏ rơi để làm cơ sở khai sinh cho trẻ cũng như thực hiện thủ tục nhận con nuôi.

Quy trình làm giấy khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi được tiến hành như sau:

  • Bước 1: Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi thông báo cho UBND hoặc công an xã;
  • Bước 2: UBND hoặc công an xã lập biên bản ghi nhận việc trẻ bị bỏ rơi. Biên bản phải được niêm yết tại UBND xã nơi phát hiện trẻ trong 07 ngày liên tục từ ngày lập.
  • Bước 3: Trẻ bị bỏ rơi được giao cho cá nhân hoặc tổ chức để tạm thời nuôi dưỡng trẻ.
  • Bước 4: Trường hợp hết thời hạn niêm yết mà không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi.

Thủ tục đăng ký làm giấy khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi:

Sau khi đã hết thời hạn niêm yết mà không xác định được cha, mẹ, bạn có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ. Hồ sơ đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi gồm: 

  1. Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu;
  2. Biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi.

Hồ sơ đăng ký làm giấy khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi nộp tại UBND cấp xã. Trường hợp hồ sơ đã hợp lệ, ngay sau khi nhận đủ hồ sơ, cán bộ hộ tịch sẽ ghi thông tin khai sinh vào sổ hộ tịch và lấy số định danh cho trẻ. Chủ tịch UBND cấp xã cấp giấy khai sinh cho người được khai sinh.

Thủ tục nhận trẻ bị bỏ rơi làm con nuôi

Giấy khai sinh của trẻ bị bỏ rơi là một trong các giấy tờ cần có để thực hiện thủ tục nhận con nuôi. Sau khi đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi, bạn có thể đăng ký nhận nuôi con nuôi.

Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ bị bỏ rơi làm con nuôi. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều được phép nhận con nuôi. Để được nhận con nuôi, người nhận con nuôi phải đáp ứng điều kiện luật định; đồng thời không thuộc các trường hợp không được nhận con nuôi. 

Mời bạn tham khảo điều kiện, hồ sơ, thủ tục xin nhận nuôi con nuôi trong các bài viết dưới đây:

ĐIỀU KIỆN NHẬN NUÔI CON NUÔI MỚI NHẤT

THỦ TỤC NHẬN CON NUÔI NHANH, MỚI NHÂT

LUẬT SƯ TƯ VẤN NHẬN NUÔI CON NUÔI – LIÊN HỆ: 0973.444.828 (Điện thoại/Zalo)

Làm giấy khai sinh mới cho con nuôi được không?

Câu hỏi: Tôi hiện đang mong muốn nhận con nuôi và có câu hỏi cần luật sư tư vấn. Cháu bé tôi muốn nhận nuôi không có tên bố mà chỉ có tên mẹ và mang họ mẹ. Tôi muốn nhận bé và thay đổi họ, tên con nuôi theo họ của tôi. Luật sư cho tôi hỏi pháp luật quy định về việc này thế nào? Thủ tục thay đổi họ tên trên giấy khai sinh cho con nuôi có phức tạp không? Xin cảm ơn luật sư.

Trả lời: Luật Hùng Bách hướng dẫn thủ tục thay đổi thông tin khai sinh cho con nuôi như sau:

Quyền thay đổi họ, tên của cha mẹ nuôi đối với con nuôi

Sau khi đăng ký nhận con nuôi, cha, mẹ nuôi có đầy đủ quyền, nghĩa vụ giữa cha, mẹ, con đối với con nuôi. Một trong các quyền của cha mẹ đối với con là quyền đăng ký thay đổi hộ tịch cho con.

Khoản 2, khoản 3 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi quy định như sau: 

Điều 24. Hệ quả của việc nuôi con nuôi

2. Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.

Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.

3. Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.

Theo quy định trên, cha mẹ nuôi có quyền yêu cầu thay đổi họ, tên của con nuôi. Đồng thời, đối với con trên 09 tuổi, việc thay đổi họ tên phải hỏi ý kiến của trẻ.

Việc đăng ký thay đổi thông tin trên giấy khai sinh của con nuôi thực hiện tại UBND nơi trẻ đăng ký khai sinh trước đây; hoặc nơi cư trú của con nuôi hiện tại.

Thủ tục đăng ký thay đổi thông tin khai sinh của con nuôi

Để thay đổi họ, tên của con nuôi, bạn thực hiện thủ tục theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thay đổi hộ tịch

Bước 2: Nộp hồ sơ tại UBND xã có thẩm quyền

Bước 3: Công chức tư pháp – hộ tịch xem xét và giải quyết thay đổi thông tin khai sinh cho con nuôi. 

Bước 4: Nhận Giấy khai sinh sau khi thay đổi. 

Luật sư tư vấn, hỗ trợ thủ tục nhận con nuôi – 0973.444.828

Hồ sơ làm giấy khai sinh cho con nuôi

Cha, mẹ nuôi muốn thay đổi họ, tên trên giấy khai sinh cho con nuôi; cải chính thông tin hộ tịch của con nuôi cần chuẩn bị hồ sơ sau:

  1. Tờ khai đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch theo mẫu.
  2. Giấy khai sinh cũ của con nuôi.
  3. Giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
  4. Văn bản ủy quyền (được chứng thực) theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền.
  5. Các giấy tờ khác liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, bổ sung nội dung trong Giấy khai sinh.

Ngoài các tài liệu bắt buộc trên, cha, mẹ nuôi khi làm mới giấy khai sinh cho con nuôi còn cần phải xuất trình các giấy tờ gồm:

  1. CMND/CCCD/Hộ chiếu hoặc các giấy tờ khác tương đương.
  2. Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ nuôi (trường hợp người nhận con nuôi là vợ chồng).
  3. Giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú: Ví dụ: Giấy xác nhận cư trú; thông báo thay đổi, cập nhật thông tin cư trú; …

Dịch vụ tư vấ, hỗ trợ nhận con nuôi nhanh, uy tín

Để việc nhận con nuôi được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi, Luật Hùng Bách cung cấp đến Quý Khách hàng dịch vụ pháp lý với nội dung công việc như sau:

  • Tư vấn quy định điều kiện, căn cứ để được nhận con nuôi;
  • Tư vấn, hướng dẫn thủ tục nhận con nuôi trong nước và có yếu tố nước ngoài;
  • Hướng dẫn, hỗ trợ thu thập hồ sơ, giấy tờ chứng minh đủ điều kiện nuôi con nuôi;
  • Dịch vụ làm thủ tục nhận con nuôi trong nước;
  • Dịch vụ làm thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài;
  • Tư vấn, giải đáp các thắc mắc liên quan đến quy định nhận con nuôi trong nước và nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Liên hệ Luật sư – Luật Hùng Bách

Trên đây là nội dung của Luật Hùng Bách về “Hướng dẫn thủ tục làm giấy khai sinh cho con nuôi”. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý uy tín, trách nhiệm và có kinh nghiệm chuyên sâu, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Liên hệ Luật Hùng Bách thông qua các cách sau:

Trân Trọng!

5/5 - (1 bình chọn)
Luật Hùng Bách

Recent Posts

ĐƠN KÊU OAN TRÌNH BÀY NHƯ THẾ NÀO?

Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…

3 tháng ago

TRÌNH TỰ THỦ TỤC VÀ MẪU ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM

Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…

3 tháng ago

CÁC MẪU ĐƠN YÊU CẦU ĐỀ NGHỊ TRONG HÌNH SỰ

Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…

3 tháng ago

DỊCH VỤ LUẬT SƯ HÌNH SỰ UY TÍN

Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…

3 tháng ago

LƯU Ý PHÁP LÝ, KINH NGHIỆM MUA CHUNG CƯ AN TOÀN

Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…

5 tháng ago

Tuyển dụng Thực tập sinh, Chuyên viên pháp lý

LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…

8 tháng ago