Luat su doanh nghiep
Trong môi trường kinh doanh năng động và đầy biến động như hiện nay, tranh chấp kinh doanh thương mại không còn là điều hiếm gặp. Những tranh chấp này không chỉ ảnh hưởng đến tài chính mà còn tác động nghiêm trọng đến uy tín và sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Do đó, với kinh nghiệm và hiểu biết của chúng tôi; Luật sư giỏi kinh doanh thương mại – 0973.436.828 cam kết sẽ tư vấn và đưa ra giải pháp hiệu quả nhất đối với tranh chấp khách hàng đang gặp phải. Đồng thời, Luật Hùng Bách sẽ thực hiện việc bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho Quý khách.
MỤC LỤC
Tranh chấp kinh doanh thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng phát sinh giữa các chủ thể kinh doanh (doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức) liên quan đến hoạt động thương mại như mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, phân phối, đại lý, đấu thầu, tín dụng, bảo hiểm, vận chuyển, logistics…
Hiểu đơn giản: Tranh chấp kinh doanh thương mại = Bất đồng phát sinh trong quá trình giao dịch kinh doanh.
Chủ thể: Thường là các thương nhân (doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân kinh doanh có đăng ký) hoặc ít nhất một bên phải là thương nhân.
Nguồn gốc: Phát sinh từ hợp đồng thương mại, thoả thuận kinh doanh, hoặc các hoạt động đầu tư, mua bán, hợp tác.
Tính chất: Ngoài yếu tố pháp lý, tranh chấp còn liên quan đến lợi ích kinh tế rất lớn, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh và uy tín của các bên.
Liên hệ ngay đến số 0973.436.828 để được Luật sư giỏi giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tư vấn pháp luật.
Tranh chấp kinh doanh thương mại đang ngày càng gia tăng cả về số lượng và tính phức tạp, đặc biệt ở các khu vực kinh tế phát triển nhanh. Trong bối cảnh đó, vai trò của Luật sư không chỉ đơn thuần là giải quyết tranh chấp, mà còn là người định hướng cách bảo vệ cho quyền và lợi ích của khách hàng. Dưới đây là những vai trò quan trọng của Luật sư trong quá trình này:
Khi phát sinh tranh chấp, các bên có thể lựa chọn nhiều phương thức giải quyết như: thương lượng, hòa giải, trọng tài hoặc khởi kiện ra tòa án. Mỗi phương thức có ưu điểm và hạn chế riêng, phù hợp với từng loại tranh chấp và từng chiến lược cụ thể.
Phân tích bản chất tranh chấp và mong muốn của khách hàng.
Đánh giá ưu nhược điểm của từng phương án.
Đề xuất lựa chọn phương thức tối ưu nhằm đạt được kết quả nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và phù hợp với mục tiêu đề ra.
Ngoài ra, Luật sư còn có thể khéo léo kết hợp nhiều phương thức (ví dụ: thương lượng trước khi khởi kiện) để tăng hiệu quả giải quyết tranh chấp, đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
Một tranh chấp kinh doanh thương mại thường liên quan đến nhiều vấn đề pháp lý đan xen, từ hợp đồng, trách nhiệm dân sự, luật doanh nghiệp đến luật cạnh tranh, sở hữu trí tuệ…
Lựa chọn chính xác các quy định pháp luật cần áp dụng cho từng vấn đề trong tranh chấp.
Xây dựng lập luận pháp lý vững chắc, thuyết phục.
Phát hiện và xử lý những điểm mâu thuẫn, chồng chéo trong hệ thống quy phạm pháp luật để bảo vệ quyền lợi khách hàng.
Trong bối cảnh pháp luật thương mại thay đổi liên tục và có độ phức tạp cao, sự cập nhật, am hiểu chuyên sâu của Luật sư giỏi doanh nghiệp thương mại là yếu tố quyết định giúp việc giải quyết tranh chấp đi đúng hướng và tránh được những sai sót đáng tiếc.
Thu thập chứng cứ và xây dựng lập luận là một trong những công đoạn quan trọng và phức tạp nhất khi giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại.
Xây dựng chiến lược thu thập chứng cứ bài bản, hợp pháp, đảm bảo chứng cứ đủ sức nặng để bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
Soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ tố tụng đầy đủ, chính xác.
Đại diện cho khách hàng trong toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp (từ tiền tố tụng đến tại tòa/trọng tài), đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp không bị xâm phạm.
Đặc biệt, trong trường hợp xuất hiện tiêu cực hoặc những quyết định chưa phù hợp từ phía cơ quan có thẩm quyền, Luật sư sẽ đấu tranh để bảo vệ công bằng, đồng thời đưa ra các giải pháp ứng phó kịp thời.
Ngoài ra, nhờ nắm rõ vụ việc và có góc nhìn thực tiễn, Luật sư cũng giúp khách hàng dự báo trước các rủi ro pháp lý, thương mại có thể gặp phải, từ đó đề xuất các biện pháp phòng ngừa hoặc phương án dự phòng thích hợp.
Xác định rõ các vấn đề trọng tâm trong tranh chấp, tránh lan man, mất thời gian vào những chi tiết nhỏ, không cần thiết.
Chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ, tài liệu, lập luận ngay từ đầu, nhờ vậy rút ngắn đáng kể thời gian xử lý tranh chấp.
Đảm bảo mọi thủ tục tố tụng (trọng tài, tòa án) được thực hiện đúng quy trình, giảm thiểu tối đa sai sót về hình thức có thể gây bất lợi cho khách hàng.
Xây dựng chiến lược thi hành án ngay từ khi khởi sự vụ việc.
Dự trù các tình huống có thể phát sinh (chẳng hạn: bên thua kiện tẩu tán tài sản, chuyển giao tài sản sang pháp nhân khác, rút người đại diện pháp luật…).
Phối hợp chặt chẽ với cơ quan thi hành án để bảo vệ tối đa quyền lợi cho người được thi hành.
Có thể thấy, Luật sư giỏi kinh doanh thương mại không chỉ đóng vai trò tư vấn pháp lý đơn thuần mà còn là người đồng hành chiến lược, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại.
Việc lựa chọn sử dụng dịch vụ pháp lý ngay từ đầu sẽ giúp các bên không chỉ tăng khả năng thắng kiện mà còn hạn chế rủi ro và bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Do đó, Luật sư giỏi kinh doanh thương mại – 0973.436.828 cam kết sẽ tư vấn và đưa ra giải pháp hiệu quả nhất đối với tranh chấp khách hàng đang gặp phải.
Tranh chấp kinh doanh thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng) giữa hai bên hợp tác với nhau về quyền, nghĩa vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh thương mại. Sau đây là những tranh chấp khách hàng thường tìm đến Luật Hùng Bách yêu cầu hỗ trợ giải quyết:
Ví dụ: Bên mua nhận hàng hóa nhưng phát hiện chất lượng không đúng như thỏa thuận trong hợp đồng (ví dụ: hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng bị lỗi, không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đã cam kết). Bên mua có thể yêu cầu bên bán đổi trả hàng, sửa chữa, giảm giá hoặc bồi thường thiệt hại.
Có tranh chấp về việc xác định thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa theo quy định của hợp đồng và pháp luật, đặc biệt trong trường hợp hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng trước khi bên mua thực sự nhận được.
Ví dụ: Một công ty ký hợp đồng với một đơn vị quảng cáo để thực hiện chiến dịch marketing trong vòng 3 tháng với các hạng mục cụ thể. Sau 3 tháng, công ty nhận thấy một số hạng mục không được thực hiện đầy đủ như cam kết. Công ty có thể tranh chấp về việc đơn vị quảng cáo không hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng.
Hợp đồng dịch vụ có điều khoản bảo hành cho kết quả dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu kết quả dịch vụ không đạt yêu cầu sau khi hết thời gian bảo hành, bên thuê dịch vụ có thể tranh chấp về việc bên cung cấp dịch vụ có trách nhiệm khắc phục hay không.
Ví dụ: Các cổ đông lớn muốn thay đổi cơ cấu quản lý, bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm các thành viên Hội đồng Quản trị (HĐQT) hoặc Ban Kiểm soát (BKS), nhưng các cổ đông nhỏ không đồng ý và cho rằng quyết định này không vì lợi ích của công ty.
Các cổ đông thiểu số không được cung cấp đầy đủ thông tin về hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của công ty và nghi ngờ có sự khuất tất trong quản lý. Họ có thể yêu cầu được tiếp cận sổ sách, chứng từ kế toán.
Ví dụ: Một người mua dịch vụ trực tuyến (ví dụ: khóa học online) nhưng nội dung và chất lượng dịch vụ không như cam kết trong quảng cáo. Người mua có thể tranh chấp về việc được hoàn tiền hoặc bồi thường.
Người bán đưa ra các chương trình khuyến mại ảo, giảm giá không đúng sự thật hoặc quảng cáo sai lệch về tính năng, công dụng của sản phẩm. Người mua có thể khiếu nại về hành vi cạnh tranh không lành mạnh và lừa dối người tiêu dùng.
Ví dụ: Ngân hàng cho Công ty A vay vốn, và Công ty B đứng ra bảo lãnh cho khoản vay này. Khi Công ty A không có khả năng trả nợ, ngân hàng yêu cầu Công ty B thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh (trả nợ thay). Công ty B từ chối với lý do hợp đồng bảo lãnh không còn hiệu lực hoặc có điều khoản không rõ ràng. Ngân hàng khởi kiện Công ty B để đòi tiền theo cam kết bảo lãnh.
Hợp đồng tín dụng được ký kết do bị lừa dối, ép buộc hoặc vi phạm các quy định pháp luật về hình thức, nội dung. Một trong các bên có thể yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng tín dụng vô hiệu.
Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ:
Tranh chấp về cạnh tranh không lành mạnh:
Tương ứng mỗi loại tranh chấp có thể có những quy phạm điều chỉnh và trình tự thủ tục giải quyết riêng. Nên việc phân biệt được tranh chấp mà mình gặp phải thuộc loại tranh chấp nào nêu trên? Tranh chấp đó sẽ được quy định cụ thể tại các văn bản quy pháp pháp luật nào? Vẫn đang là mối quan tâm lớn của tất cả các khách hàng tìm đến Luật Hùng Bách.
Liên hệ Luật sư giỏi giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại – 0973.436.828
Mỗi phương thức giải quyết tranh chấp có những đặc điểm khác nhau. Để có thể lựa chọn được phương thức tối ưu nhất cho từng loại tranh chấp, thì cần biết và hiểu rõ quy định cụ thể cho từng các hình thức giải quyết tranh chấp:
Như vậy, khi tranh chấp thương mại phát sinh, các Bên có thể giải quyết tranh chấp thông qua việc trực tiếp thương lượng. Trường hợp không thương lượng được, việc giải quyết tranh chấp có thể được thực hiện với sự trợ giúp của bên thứ ba thông qua phương thức hòa giải; trọng tài hoặc tòa án.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể lựa chọn và đưa ra phương thức giải quyết tranh chấp tối ưu cho tranh chấp mà doanh nghiệp đang gặp phải. Vì vậy, Luật sư giỏi kinh doanh thương mại – 0973.436.828 sẽ đưa ra phương thức phù hợp đối trường hợp tranh chấp của Quý khách hàng.
Khi phát sinh tranh chấp, các Bên có thể thương lượng, trao đổi thống nhất các biện pháp để giải quyết tranh chấp. Có thể trực tiếp hoặc thông qua đại diện để đàm phán giải quyết tranh chấp. Nếu các Bên đạt được sự thoả thuận thì coi như giải quyết được tranh chấp.
Khi tiến hành hòa giải, các Bên có thể tự thỏa thuận trình tự; thủ tục hòa giải hoặc lựa chọn Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại. Nếu các Bên không thỏa thuận được thì Hòa giải viên thực hiện theo trình tự; thủ tục phù hợp với vụ việc, nguyện vọng và được các Bên đồng ý.
Việc hòa giải có thể được tiến hành bởi một hoặc nhiều Hòa giải viên; Hòa giải viên có quyền đưa ra đề xuất giải quyết tranh chấp ở bất kỳ thời điểm nào của quá trình hòa giải. Ngoài ra, các Bên còn có thể thỏa thuận về thời gian, địa điểm hòa giải; nếu không thỏa thuận thì Hòa giải viên sẽ lựa chọn thời gian, địa điểm hòa giải.
Xem thêm: Phương thức giải quyết tranh chấp Hợp đồng thương mại
Khi xác định giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thì các bên cần lưu ý xem thỏa thuận Trọng tài có bị vô hiệu không? Nếu thỏa thuận Trọng tài đáp ứng đủ điều kiện thì các Bên có thể thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp tại Trọng tài. Quy trình giải quyết tại Trọng tài được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện đến Trung tâm trọng tài
Bước 2: Trung tâm trọng tài thành lập Hội đồng trọng tài
Bước 3: Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp
Bước 4: Hội đồng trọng tài ra phán quyết
Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Nếu hết thời hạn thi hành phán quyết mà Bên bị thi hành không thi hành hoặc thi hành không đầy đủ thì Bên được thi hành có quyền yêu cầu cưỡng chế thi hành phán quyết đó.
Khi Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết trọng tài thì phán quyết đó sẽ không được xem xét lại bởi bất kỳ một cấp hoặc cơ quan xét xử nào khác (Trừ trường hợp hủy phán quyết trọng tài theo quy định pháp luật).
Quy trình giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền
Bước 3: Nộp án phí tại Cơ quan thi hành án
Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án
Bước 5: Tòa án mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
Bước 6: Tòa án mở phiên tòa xét xử sơ thẩm.
Đương sự có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm của Tòa án trong thời hạn 15 ngày; Viện kiểm sát có quyền kháng nghị trong 30 ngày, kể từ ngày tuyên án. Hết thời hạn nêu trên nếu không có kháng cáo, kháng nghị thì bản án sẽ có hiệu lực. Nếu có kháng cáo, kháng nghị vụ án sẽ được Tòa cấp trên giải quyết theo trình tự phúc thẩm.
Khi tranh chấp thương mại xảy ra đòi hỏi các Bên phải có các thủ tục, biện pháp để giải quyết nhanh chóng; kip thời nếu không hậu quả sẽ kéo dài và thiệt hại rất lớn. Do vậy, nếu bạn cần hỗ trợ giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, bạn có thể liên hệ đến Luật sư giỏi kinh doanh thương mại – 0973.436.828.
Luật sư sẽ lắng nghe thông tin từ khách hàng, phân tích bản chất vụ việc, rà soát hồ sơ, hợp đồng, chứng cứ liên quan. Từ đó đưa ra đánh giá sơ bộ về khả năng giải quyết, ưu – nhược điểm của từng phương án.
Dựa trên mục tiêu của khách hàng (ví dụ: giữ mối quan hệ, thu hồi công nợ, bảo vệ quyền lợi…) và đặc điểm vụ việc, luật sư sẽ tư vấn chiến lược xử lý phù hợp nhất: thương lượng, hòa giải, khởi kiện ra Tòa án hoặc trọng tài thương mại.
Luật Hùng Bách sẽ đại diện khách hàng làm việc với đối tác, cơ quan có thẩm quyền, bảo vệ quyền lợi trong các giai đoạn:
Không dừng lại ở việc “giải quyết xong vụ việc”, Luật Hùng Bách còn hỗ trợ doanh nghiệp tái cấu trúc hợp đồng, xây dựng quy trình kiểm soát rủi ro pháp lý, đảm bảo tranh chấp tương tự không tái diễn trong tương lai.
Với đội ngũ Luật sư, Chuyên viên pháp lý giỏi, trách nhiệm, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hợp đồng, thương mại, kinh doanh. Luật Hùng Bách cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:
Luật Hùng Bách hỗ trợ tư vấn giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, cụ thể bao gồm:
Luật Hùng Bách cung cấp thông tin về giá dịch vụ như sau:
Phí dịch vụ tư vấn; Thực hiện các thủ tục pháp lý sẽ được điều chỉnh tùy vào từng vụ việc. Liên hệ ngay đến số 0973.436.828 để được Luật sư giỏi giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tư vấn pháp luật.
Luật Hùng Bách là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn.
Để được tư vấn, hỗ trợ về các thủ tục pháp lý, bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản…
Bất động sản luôn là sản phẩm yêu cầu nguồn cung lớn từ xã hội.…
Việc đăng ký website với Bộ Công Thương hiện nay đang nhận được rất nhiều…
Nhu cầu công chứng hợp đồng, di chúc và nhiều văn bản khác tại nhà…
Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong quản lý nội bộ vì…
Hiện nay, thủ tục hành chính đất đai tương đối phức tạp với đa số…