PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI


Khi tham gia vào quan hệ kinh tế, việc xảy ra tranh chấp mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi. Các bên đều mong muốn tìm được phương thức giải quyết tốt nhất để bảo đảm quyền lợi của mình. Tuy nhiên, trên thực tế khi tranh chấp thương mại phát sinh, việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả, nhanh chóng và đúng pháp luật là điều không dễ. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề này, bạn có thể liên hệ số. 0979.964.8280973.444.828 – Luật Hùng Bách để được Luật sư tư vấn hỗ trợ. 

Tranh chấp thương mại là gì? 

Điều 3 Luật thương mại 2005 quy định: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.

Từ đó có thể hiểu, tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các Bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại. Chủ thể trong quan hệ tranh chấp thương mại thường là các thương nhân với nhau.

Đặc điểm tranh chấp thương mại

Thứ nhất, về lĩnh vực phát sinh tranh chấp

Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi bao gồm mua bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ đầu tư; xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác (khoản 1 Điều 3 Luật thương mại 2005).

Thứ hai, về chủ thể tranh chấp thương mại

Tranh chấp thương mại diễn ra chủ yếu giữa các thương nhân với nhau. Tuy nhiên một số trường hợp, các cá nhân, tổ chức không phải là thương nhân cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại.

Khoản 4 Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Trong đó, tranh chấp giữa Công ty và thành viên của Công ty; giữa các thành viên của Công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động; giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của Công ty. Như vậy, tranh chấp này không diễn ra giữa các thương nhân với nhau.

Thứ ba, về nội dung của tranh chấp thương mại

Tranh chấp thương mại luôn gắn liền với lợi ích của các Bên. Thông thường căn cứ phát sinh tranh chấp thương mại là hành vi vi phạm hợp đồng và xâm hại lợi ích của Bên bị vi phạm. Tuy nhiên, cũng có những vi phạm xâm hại lợi ích của các Bên nhưng không làm phát sinh tranh chấp. Do đó, tranh chấp thương mại phải là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các Bên phát sinh từ hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi bao gồm mua bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ; đầu tư; xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp Hợp đồng – 0979.964.828 – 0973.444.828

Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại 

Các tranh chấp thương mại thường được giải quyết thông qua 04 phương thức sau:

Thương lượng

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp được các Bên ưu tiên lựa chọn; thông qua việc các Bên cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để tự giải quyết mâu thuẫn. Thương lượng được tiến hành tùy thuộc vào ý chí thống nhất của các Bên mà không theo bất kỳ điều kiện nào.  

  • Ưu điểm: Thuận tiện, đơn giản, nhanh chóng, linh hoạt, hiệu quả và ít tốn kém. Nếu giải quyết mâu thuẫn thành công các Bên có thể duy trì khả năng hợp tác với nhau. Giữ được uy tín và bí mật kinh doanh của các Bên, đồng thời do các Bên tự thỏa thuận nên thường sẽ tự nguyện và nghiêm túc thực hiện.
  • Nhược điểm: Hiệu quả của việc thương lượng phụ thuộc vào thái độ thiện chí, hợp tác của các Bên. Do đó, khi một hoặc hai bên không có thiện chí hợp tác thì khả năng thành công là rất ít. Kết quả thương lượng không được đảm bảo bằng cơ chế pháp lý mang tính bắt buộc. Vì vậy, dù các Bên có đạt được thỏa thuận thì việc thực hiện vẫn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các Bên; không có biện pháp và Cơ quan cưỡng chế đối với Bên không thực hiện thỏa thuận.

Nếu bạn có khó khăn, vướng mắc liên quan đến giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại vui lòng liên hệ số. 0979.964.8280973.444.828 để được tư vấn, hỗ trợ pháp lý miễn phí.

Hòa giải

Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua Hòa giải viên hoặc Trung tâm hòa giải. Theo đó, Hòa giải viên hoặc Trung tâm hòa giải đưa ra các đề nghị, đề xuất giúp các Bên thấy được lợi ích thiết thực trong giải quyết tranh chấp. Từ đó, các Bên cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi thống nhất phương án giải quyết. Khi thương lượng, hòa giải không thành các Bên mới đưa ra Tòa án hoặc Trọng tài giải quyết. Ngay tại Tòa án, Trọng Tài các bên vẫn có thể tiếp tục hòa giải với nhau.

  • Ưu điểm: Thuận tiện, nhanh chóng, đơn giản; duy trì được khả năng hợp tác giữa các Bên. Bên thứ ba thường là người có chuyên môn; am hiểu lĩnh vực đang tranh chấp nên sẽ đưa ra các đề nghị, đề xuất hợp lý và có lợi cho các Bên. 
  • Nhược điểm: Việc hòa giải có được tiến hành phụ thuộc vào sự thống nhất của các Bên. Hòa giải viên không có quyền đưa ra quyết định ràng buộc đối với bất kỳ bên nào. Kết quả giải quyết do các Bên tự thỏa thuận nên việc thực hiện vẫn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các Bên. Do các Bên tự do thỏa thuận nên dễ xảy ra trường hợp một bên lợi dụng việc thỏa thuận để kéo dài thời gian ảnh hưởng thời hiệu khởi kiện. 

Trọng tài thương mại

Giải quyết tranh chấp trong thương mại bằng Trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài viên. Theo đó, các Bên trong Hợp đồng có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài trong Hợp đồng hoặc khi xảy ra tranh chấp các Bên thoả thuận Trọng tài giải quyết.

  • Ưu điểm:

– Thủ tục trọng tài đơn giản, nhanh chóng. Các Bên được chủ động về thời gian; địa điểm giải quyết tranh chấp và không phải trải qua nhiều cấp xét xử. Về nguyên tắc Trọng tài xét xử không công khai tạo điều kiện cho các Bên giữ được uy tín kinh doanh.

– Giải quyết trọng tài không bị giới hạn về mặt lãnh thổ. Do đó các Bên có quyền lựa chọn bất kỳ Trung tâm trọng tài nào để giải quyết tranh chấp cho mình. Trọng tài nhân danh ý chí của các Bên, không nhân danh Nhà nước, nên phù hợp để giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài.

  • Nhược điểm: Chi phí khi giải quyết bằng trọng tài thường cao hơn so với giải quyết bằng Tòa án. Không phù hợp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc thực hiện các quyết định trọng tài phụ thuộc vào sự tự nguyện của các Bên. Tính cưỡng chế của phán quyết Trọng tài không cao như Bản án, Quyết định của Tòa án.

Tòa án nhân dân

Giải quyết tranh chấp tại Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp tại Cơ quan Nhà nước theo trình tự; thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ. Bản án, Quyết định của Tòa án mang tính cưỡng chế cao nếu các Bên không tự nguyện thực hiện có thể sẽ bị cưỡng chế thi hành.

  • Ưu điểm: Bản án, Quyết định của Toà án được đảm bảo thi hành. Việc giải quyết được chính xác; công bằng; khách quan và đúng pháp luật vì có thể qua nhiều cấp xét xử. Chi phí giải quyết tranh chấp tại Toà án thấp hơn chi phí tại Trọng tài.
  • Nhược điểm: Thủ tục tố tụng phức tạp; thời gian giải quyết có thể kéo dài ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh. Tòa án xét xử công khai nên có thể ảnh hưởng đến uy tín hoặc bí mật kinh doanh của các Bên.

Tóm lại, mỗi phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại đều có ưu và nhược điểm khác nhau. Việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp nào cần dựa vào các tiêu chí như ưu điểm mà phương thức đó có thể mang lại cho Các bên; mức độ phù hợp của phương thức đó đối với nội dung tranh chấp và sự thiện chí của các Bên. Đồng thời, cần phải xem xét quy định pháp luật đối với quyền chọn lựa phương thức giải quyết tranh chấp đó thế nào. 

Trên đây là toàn bộ dung bài tư vấn về phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ ngay số. 0979.964.8280973.444.828 – Luật Hùng Bách để được tư vấn và giải đáp.

Dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Luật Hùng Bách 

Luật Hùng Bách hỗ trợ tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng, cụ thể bao gồm:

  • Tư vấn quyền và nghĩa vụ các Bên trong Hợp đồng;
  • Tư vấn xác định căn cứ giải quyết tranh chấp giữa các Bên;
  • Tư vấn, chuẩn bị, liên hệ và đàm phán với các Bên liên quan trong việc giải quyết tranh chấp;
  • Tổ chức thương lượng; hòa giải các Bên tranh chấp hợp đồng; đại diện thương lượng hòa giải cho khách hàng;
  • Hướng dẫn trình tự, thủ tục thương lượng, đàm phán hợp đồng
  • Tư vấn cho khách hàng lựa chọn Tòa án hay Trọng tài?
  • Trao đổi và hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ, cung cấp thông tin;
  • Soạn thảo đơn từ và các giấy tờ có liên quan
  • Gặp gỡ, trao đổi với các cơ quan Trọng tài, tòa án, cơ quan thi hành án để bảo vệ cho quyền và nghĩa vụ hợp pháp của khách hàng.
  • Tham gia vào quá trình tố tụng giải quyết tranh chấp hợp đồng với tư cách đại diện ủy quyền, Luật sư.

Phí dịch vụ Luật sư tư vấn – Luật Hùng Bách

Luật Hùng Bách cung cấp thông tin về giá dịch vụ như sau:

  • Luật sư tư vấn online qua điện thoại: Miễn phí tư vấn.
  • Dịch vụ Luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Từ 500.000 đồng/giờ tư vấn của Luật sư chính.
  • Dịch vụ Luật sư thực hiện soạn thảo giấy tờ pháp lý như đơn đề nghị; đơn tố cáo; đơn yêu cầu…
  • Nhận đại diện theo uỷ quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Cử Luật sư thực hiện các thủ tục pháp lý tại Toà án; Tham gia bào chữa tại Toà án;
  • Các dịch vụ pháp lý liên quan khác.

Phí dịch vụ tư vấn; Thực hiện các thủ tục pháp lý sẽ được điều chỉnh tùy vào từng vụ việc. Liên hệ ngay đến số. 0979.964.8280973.444.828 để được Luật sư chuyên môn tư vấn pháp luật miễn phí.

Liên hệ Luật sư Tư vấn – Luật Hùng Bách

Luật Hùng Bách là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn.

Để được tư vấn, hỗ trợ về các thủ tục pháp lý, bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

5/5 - (4 bình chọn)

3 thoughts on “PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

  1. Pingback: LUẬT SƯ TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI - LUẬT HÙNG BÁCH

  2. Pingback: XỬ LÝ HẬU QUẢ PHÁP LÝ KHI HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU - LUẬT HÙNG BÁCH

  3. Pingback: ÁP DỤNG CHẾ TÀI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *