Gần đây, Luật Hùng Bách nhận được một số câu hỏi về thừa kế có yếu tố nước ngoài như: Người ở nước ngoài có được hưởng thừa kế không? Phân chia di sản thế nào khi người thừa kế ở nước ngoài? Giải quyết tranh chấp di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài?…. Để giải đáp các thắc mắc nêu trên và cung cấp cho Quý bạn đọc các thông tin liên quan đến lĩnh vực thừa kế, Luật Hùng Bách gửi đến Quý bạn đọc bài viết “Luật sư thừa kế có yếu tố nước ngoài”.
Trường hợp cần tư vấn chuyên sâu về thừa kế có yếu tố nước ngoài, liên hệ đến Hotline (24/7) của Luật Hùng Bách: 0979.564.828 – 0973.444.828 (Zalo).
MỤC LỤC
Hiện nay, pháp luật chưa quy định rõ ràng thế nào là thừa kế có yếu tố nước ngoài. Mặt khác, BLDS 2015 quy định một quan hệ dân sự là có yếu tố nước ngoài khi:
Như vậy, cùng với các quy định về thừa kế, quan hệ thừa kế được xem là có yếu tố nước ngoài khi có một trong các yếu tố sau:
Hiện nay, không có quy định nào cấm người ở nước ngoài nhận thừa kế tài sản tại Việt Nam. Mặt khác, khoản 1 Điều 660 BLDS 2015 quy định: “Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết”. Trường hợp người để lại di sản là người Việt Nam, người ở nước ngoài nếu đáp ứng được các điều kiện về người thừa kế của BLDS 2015 thì hoàn toàn có quyền thừa kế tài sản. Các điều kiện của người thừa kế bao gồm:
Câu hỏi: Xin chào Luật sư. Tôi là P.M.T, là người Việt đang sống và làm việc tại Úc. Ba tôi vừa mất năm 2023, không để lại di chúc. Di sản của ba tôi để lại gồm nhiều tài sản là nhà và đất ở. Ba tôi có tổng cộng 03 người con, mẹ tôi cùng ông bà nội đã mất từ lâu. Xin hỏi Luật sư, tôi đã sang Úc 20 năm thì có được nhận thừa kế của ba không? Nếu được nhận thì tôi có thể nhận tài sản là nhà đất tại Việt Nam không?
Vì ba bạn mất không để lại di chúc, các di sản của ba bạn sẽ được chia thừa kế theo quy định pháp luật. Trường hợp trên, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (Bạn và các anh chị em) sẽ được hưởng di sản của ba bạn. Bạn và anh chị em có quyền tự thỏa thuận để phân chia di sản. Tóm lại, dù đã đang sinh sống, làm việc tại Úc, bạn vẫn có quyền hưởng di sản do ba bạn để lại.
Để có thể nhận thừa kế là nhà ở và đất ở tại Việt Nam, bạn cần đáp ứng các điều kiện nhất định. Cụ thể căn cứ quy định tại Điều 179, Điều 186 Luật Đất đai 2013 và Điều 8 Luật nhà ở năm 2014, bạn sẽ được quyền nhận thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở nếu bạn đủ điều kiện nhập cảnh vào Việt Nam. Trường hợp không đáp ứng điều kiện trên, bạn chỉ được hưởng giá trị của phần thừa kế đó. Để chứng minh mình đủ điều kiện nhập cảnh vào Việt Nam, bạn cần cung cấp một trong các loại giấy tờ sau:
Thủ tục phân chia thừa kế có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo trình tự thông thường. Theo đó, người thừa kế yêu cầu văn phòng công chứng thực hiện công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản hoặc khai nhận di sản. Sau khi tiếp nhận yêu cầu, Cơ quan công chứng thực hiện việc niêm yết văn bản công chứng tại UBND cấp xã:
Thời gian thực hiện việc niêm yết là 15 ngày. Sau thời hạn này, nếu không có khiếu nại đối với văn bản niêm yết, cơ quan công chứng tiến hành việc công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản hoặc khai nhận di sản.
Trường hợp người thừa kế ở nước ngoài, tùy trường hợp có thể lựa chọn một trong 2 cách sau để thực hiện phân chia di sản thừa kế:
Người đang ở nước ngoài gửi hồ sơ (giấy tờ tùy thân; giấy tờ chứng minh quan hệ với người để lại di sản …) về nước. Sau đó, người thân hoặc đồng thừa kế ở Việt Nam làm thủ tục yêu cầu công chứng. Sau khi Cơ quan công chứng hoàn tất thủ tục niêm yết tại UBND xã, người thừa kế ở nước ngoài về Việt Nam để thực hiện thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận chia di sản thừa kế hoặc khai nhận di sản.
Trường hợp này, người thừa kế có thể ủy quyền cho người khác thay mình thực hiện toàn bộ thủ tục khai nhận di sản hoặc tham gia thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Việc ủy quyền phải được ký chứng thực tại cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. Nội dung ủy quyền ghi rõ: thông tin về người ủy quyền và người được ủy quyền; Căn cứ ủy quyền; Phạm vi ủy quyền.
Sau khi được ủy quyền, người được ủy quyền thực hiện thủ tục công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế hoặc phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi: Chào Luật sư, ba tôi vừa mất vào giữa năm ngoái. Khi mất ba tôi không để lại di chúc. Nay tôi hay tin ở nhà các em tôi đã khởi kiện chia di sản của ba. Hôm vừa rồi tôi nhận được thông báo yêu cầu đến Tòa án làm việc. Tuy nhiên, hiện nay tôi đang ở nước ngoài, không thể về Việt Nam. Xin hỏi luật sư, trường hợp này tôi phải xử lý như thế nào? Tôi là con ruột của ba, nếu không về Việt Nam thì có mất quyền thừa kế di sản không?
Hiện anh đang ở nước ngoài, không thể về Việt Nam. Do vậy, căn cứ Quy định tại Điều 227 BLTTDS 2015, anh có thể làm đơn xin vắng mặt. Đồng thời, anh có thể trình bày ý kiến và gửi văn bản ý kiến của anh cùng tài liệu chứng cứ có liên quan đến đến Tòa án. Tòa án căn cứ vào lời khai cùng tài liệu, chứng cứ của vụ việc để đưa ra phán quyết sau cùng. Lưu ý, mọi văn bản ý kiến của anh phải được ký chứng thực tại cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài trước khi gửi về Việt Nam
Việc anh không về Việt Nam không làm mất đi quyền thừa kế di sản. Tuy nhiên, điều này sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến quyền lợi và giá trị di sản anh nhận được. Trường hợp này, anh nên liên hệ Luật sư ở Việt Nam để hỗ trợ giải quyết vụ việc. Điều này sẽ giúp anh, dù vắng mặt trong toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp của Tòa án, vẫn có thể đảm bảo tối đa các quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân.
Tranh chấp thừa kế luôn phức tạp và đa dạng. Có thể kể đến một số trường hợp tranh chấp thừa kế phổ biến bao gồm:
Các quy định điều chỉnh quan hệ thừa kế mà đặc biệt là thừa kế yếu tố nước ngoài không chỉ gói gọn trong BLDS mà còn liên quan đến Luật đất đai, nhà ở, bất động sản, ngân hàng, công chứng… . Điều này đòi hỏi người tham gia tranh chấp cần có vốn hiểu biết sâu rộng về pháp luật. Mặt khác, Luật sư là người có am hiểu về kiến thức pháp luật, kỹ năng và kinh nghiệm xử lý nhiều hồ sơ, vụ việc. Một Luật sư giỏi sẽ có phương án tiếp cận phù hợp, đưa ra được những hướng giải quyết tối ưu đồng thời phòng ngừa các rủi ro có thể phát sinh. Với những tranh chấp thừa kế phức tạp, việc yêu cầu Luật sư tham gia là điều nên làm.
Luật Hùng Bách là đơn vị Luật sư uy tín, giàu kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực thừa kế. Luật Hùng Bách đã hỗ trợ khách hàng giải quyết thành công nhiều vụ việc thừa kế có yếu tố nước ngoài. Quý khách hàng có thể hoàn toàn an tâm khi lựa chọn chúng tôi.
Khi hỗ trợ giải quyết tranh chấp về thừa kế, chúng tôi thực hiện tuần tự những công việc sau:
Luật Hùng Bách là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm. Đặc biệt trong các lĩnh vực thừa kế, đất đai, hôn nhân và gia đình… . Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn. Để được hỗ trợ bạn có thể liên hệ theo các phương thức sau:
Quý Khách hàng cũng có thể đến trực tiếp Văn phòng của Luật Hùng Bách. Chúng tôi có hệ thống Văn phòng, chi nhánh tại các địa chỉ:
Trân trọng./.
Theo pháp luật dân sự hiện hành, cá nhân có quyền được hưởng thừa kế…
Bên cạnh doanh nghiệp, hộ kinh doanh là một loại hình kinh doanh được nhiều…
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng pháp lý do nhà nước cấp…
Khi một người thân hoặc chính bạn không may vướng vào vòng lao lý, việc…
Hoạt động kinh doanh thương mại là quá trình kinh doanh giữa các thương nhân…
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản…