Theo pháp luật dân sự hiện hành, cá nhân có quyền được hưởng thừa kế theo quy định. Tuy nhiên, việc phân chia di sản thừa kế tương đối phức tạp; phát sinh nhiều tranh chấp. Đặt biệt, đối với trường hợp chia thừa kế đất của hộ gia đình thường xảy ra tranh chấp. Luật Hùng Bách cung cấp cho bạn đọc một số thông tin về “Đất của hộ gia đình chia thừa kế thế nào?”. Trường hợp bạn cần tư vấn, hỗ trợ các thủ tục pháp lý, vui lòng liên hệ Luật sư Thừa kế qua số điện thoại 0979.564.828 (Zalo) để được tư vấn hỗ trợ.
MỤC LỤC
Đất hộ gia đình là loại đất mà quyền sử dụng đất thuộc về các thành viên trong một hộ gia đình có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng và đang sống chung tại thời điểm Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất hoặc khi nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Tóm lại, đất hộ gia đình là hình thức ghi nhận quyền sử dụng đất chung của các thành viên trong gia đình. Việc quản lý, sử dụng đất này chịu sự chi phối của các quy định pháp luật về đất đai. Đặc biệt là các quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015) thì:
“Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình…”.
Do đó, cá nhân hoàn toàn có quyền lập di chúc để định đoạt phần tài sản của mình.
Tuy nhiên, do tính chất pháp lý đặt thù của tài sản là đất của hộ gia đình. Theo Khoản 2 Điều 212 và khoản 2 Điều 209 BLDS 2015; tất các thành viên trong gia đình có quyền ngang bằng nhau đối với tài sản chung là đất của hộ gia đình. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đất của hộ gia đình được thực hiện theo phương thỏa thuận. Trường hợp các thành viên trong hộ gia đình không thỏa thuận được; thì mỗi thành viên trong hộ gia đình có quyền, nghĩa vụ đối với phần quyền sở hữu của mình.
Xem thêm: THỦ TỤC LÀM DI CHÚC THỪA KẾ ĐẤT ĐAI
Trường hợp bạn không nắm rõ các quy định của pháp luật về lập di chúc thừa kế đất của hộ gia đình. ãy liên hệ Luật sư Luật Hùng Bách – Điện thoại/zalo: 0979.564.828 để được tư vấn và hỗ trợ.
Theo quy định trước đây, đất cấp cho hộ gia đình được xem là tài sản chung của các thành viên có chung quyền sử dụng đất tại thời điểm được giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất.
Theo Bộ luật Dân sự, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản riêng của mình.
Câu hỏi: “Chào Luật sư! Xin nhờ Luật sư tư vấn giúp em. Bố mẹ em có một mảnh đất ở Long An; được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi là ‘Hộ ông Trương Văn H’ vào năm 2012 theo diện tái định cư. Nay bố mẹ em muốn lập di chúc để lại mảnh đất trên cho em nhưng anh chị không đồng ý. Luật sư tư vấn giúp em trong trường hợp anh chị không đồng ý ký xác nhận để bố mẹ em lập di chúc để lại mảnh đất trên cho em thì bố mẹ em có thể tự lập di chúc được không?”.
Theo quy định tại Điều 624 và Điều 625 BLDS 2015.
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân (có thể bằng văn bản hoặc lời nói) nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Người lập di chúc là người thành niên; minh mẫn, sáng suốt và không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép thì có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
Do đó, nếu bố mẹ bạn thỏa mãn các điều kiện trên thì hoàn toàn có quyền được lập di chúc để lại phần tài sản của mình cho bạn. Việc lập di chúc này không cần có sự đồng ý hay chữ ký của bất kỳ ai, kể cả con cái.
Trường hợp, bố mẹ bạn lập di chúc định đoạt toàn bộ mảnh đất trên cho bạn; thì di chúc này chỉ có hiệu lực một phần đối với phần đất của ba mẹ bạn trong phần tài sản chung của các thành viên trong gia đình.
Theo quy định tại Điều 609 BLDS 2015; cá nhân có quyền (…) hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Do đó, việc phân chia di sản thừa kế đất của hộ gia đình cũng theo hai hình thức có di chúc hoặc theo pháp luật.
Cá nhân có mong muốn chuyển quyền tài sản của mình sau khi chết cho người khác; thì có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. Việc lập di chúc đối với đất hộ gia đình là việc định đoạt tài sản của mình trong tài sản chung với người khác (Theo quy định tại Điều 612 BLDS 2015).
Theo quy định tại Điều 626 BLDS 2015; người lập di chúc có quyền đối với tài sản là đất của hộ gia đình như sau:
“1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.”
Trong trường hợp người mất để lại di chúc hợp pháp thì ý chí nguyện vọng của người mất sẽ được tôn trọng. Việc xác định người thừa kế; phân định phần di sản cho từng người thừa kế;… sẽ được xác định theo nội dung của di chúc. Việc định đoạt di sản là đất của hộ gia đình; chỉ giới hạn trong phần sở hữu của người mất trong khối tài sản chung của hộ.
Tuy nhiên, việc phân chia thừa kế đất hộ của gia đình theo di chúc có thể bị giới hạn theo quy định tại Điều 644 BLDS 2015. Đối với trường hợp người thừa kế là con chưa thành niên; cha; mẹ; vợ; chồng hoặc con thành niên nhưng không có khả năng lao động; thì họ vẫn được hưởng di sản bằng hai phần ba một suất của một người thừa kế theo pháp luật.
Ngoài ra, người để lại di chúc còn có quyền để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng và di tặng cho người khác. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thực hiện nghĩa vụ của người đó; thì việc dùng di sản vào việc thờ cúng và di tặng sẽ không được thực hiện.
Theo quy định tại Điều 650 BLDS 2015 thì:
“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
Không có di chúc;
Di chúc không hợp pháp;
Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”
Trên cơ sở tôn trọng ý chí của người mất; việc chia di sản thừa kế đất hộ gia đình theo quy định của pháp luật chỉ được áp dụng khi người mất không để lại di chúc có hiệu lực.
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế; Điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Theo quy định tại Điều 651 BLDS 2015 thì người thừa kế theo pháp luật bao gồm:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 656 BLDS 2015 những người thừa kế được quyền thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Việc thỏa thuận này bắt buộc phải lập thành văn bản.
Xem thêm: KHÔNG CÓ DI CHÚC CÓ ĐƯỢC THỪA KẾ KHÔNG?
Tranh chấp liên quan đến thừa kế đất của hộ gia đình là một trong những tranh chấp rất phức tạp và khó giải quyết. Tranh chấp thừa kế đất hộ gia đình không chỉ liên quan đến tài sản mà còn liên quan đến tình cảm trong gia đình. Với kinh nghiệm thực tiễn của Luật sư trong quá trình giải quyết các vụ việc tranh chấp thừa kế đất đai; Luật Hùng Bách sẵn sàng cung cấp các dịch vụ pháp lý; hỗ trợ tư vấn cho khách hàng các vướng mắc liên quan đến pháp luật thừa kế như:
Khi giải quyết tranh chấp thừa kế liên quan đến đất hộ gia đình, luật sư đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Dưới đây là những khía cạnh mà luật sư có thể hỗ trợ:
Nếu bạn đang gặp phải tranh chấp thừa kế là đất hộ gia đình, việc tìm kiếm sự tư vấn và hỗ trợ từ một luật sư chuyên nghiệp –0979.564.828 là vô cùng cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình.
Để được tư vấn, hỗ trợ về các thủ tục pháp lý; quý khách hàng có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:
Trân trọng./.
Trong môi trường kinh doanh ngày càng nhiều cạnh tranh và biến động, rủi ro…
Luật Hùng Bách tự hào cung cấp Dịch vụ tư vấn và soạn thảo hợp…
TP. Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, nơi hoạt…
Gần đây, Luật Hùng Bách nhận được một số câu hỏi về thừa kế có yếu…
Bên cạnh doanh nghiệp, hộ kinh doanh là một loại hình kinh doanh được nhiều…
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng pháp lý do nhà nước cấp…