Việc nhận con nuôi tại Việt Nam đã tồn tại từ lâu và dần trở nên phổ biến. Để được pháp luật công nhận thì việc nhận con nuôi phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Nhiều trường hợp người yêu cầu chưa nắm rõ về thủ tục đăng ký nhận con nuôi thế nào? Thủ tục nhận con nuôi có thể ủy quyền cho luật sư thực hiện được hay không? Cần liên hệ Luật sư tư vấn nhận con nuôi ở đâu để được hỗ trợ?
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây. Trường hợp cần hỗ trợ thủ tục nhận con nuôi có thể liên hệ số 0973.444.828 để được tư vấn.
MỤC LỤC
Khi thực hiện thủ tục, người nhận con nuôi không chỉ chuẩn bị hồ sơ của mình mà còn phải chuẩn bị hồ sơ cho cả con nuôi. Vì vậy, người nhận con nuôi cần chuẩn bị những hồ sơ cơ bản sau:
– Đơn xin nhận con nuôi.
– Bản sao Hộ chiếu, CCCD/CMND hoặc giấy tờ có giá trị thay thế.
– Phiếu lý lịch tư pháp.
– Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân.
– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp. Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế.
Đối với trường hợp nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài, người nhận con nuôi cần chuẩn bị thêm Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam; Bản điều tra về tâm lý, gia đình…
– Giấy khai sinh.
– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp.
– Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng.
– Các giấy tờ khác của trẻ:
– Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.
Trên đây là những hồ sơ cơ bản để thực hiện thủ tục nhận con nuôi cần chuẩn bị. Tùy từng trường hợp cụ thể, hồ sơ có sự thay đổi cho phù hợp với trường hợp của bạn. Bạn có thắc mắc, cần tư vấn, hỗ trợ thực hiện thủ tục nhận con nuôi vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn nhận con nuôi theo số 0973.444.828 để được tư vấn.
Để thực hiện thủ tục đăng ký nuôi con nuôi, người yêu cầu thực hiện theo các bước sau:
Người nhận con nuôi phải nộp tất cả hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.
Trường hợp nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài, hồ sơ của người nhận con nuôi sẽ nộp tại Cục con nuôi trực thuộc Bộ Tư pháp. Đối với hồ sơ của con nuôi nộp tại Sở Tư pháp nơi con nuôi thường trú.
– Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra, xác minh. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, tiến hành xong việc lấy ý kiến theo quy định tại Điều 21 Luật Nuôi con nuôi.
– Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người có liên quan và người nhận con nuôi, người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định thì cán bộ phụ trách ghi vào Sổ đăng ký việc nuôi con nuôi và Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi. Khi đăng ký nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và người được nhận làm con nuôi phải có mặt.
– Trường hợp nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài, Cục nuôi con nuôi sẽ tiến hành gửi văn bản Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của nước ngoài hữu quan để lấy ý kiến về việc xác nhận trẻ em sẽ được nhập cảnh và thường trú tại nước mà trẻ em được nhận làm con nuôi. Sau khi được chấp nhận, Cục Con nuôi chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi về Sở Tư pháp. Đồng thời, sẽ đề nghị Sở Tư pháp xem xét, quyết định việc nuôi con nuôi nước ngoài.
Trường hợp Cơ quan có thẩm quyền từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng. Văn bản từ chối đăng ký nuôi con nuôi phải nêu rõ lý do từ chối.
Cơ quan có thẩm quyền ban hành và trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên. Giấy chứng nhận nuôi con nuôi được gửi UBND cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi.
Xem thêm: ĐIỀU KIỆN NHẬN NUÔI CON NUÔI MỚI NHẤT
LUẬT SƯ TƯ VẤN NHẬN CON NUÔI 0973.444.828
Căn cứ điều 138, 562 Bộ luật Dân sự 2015, có thể hiểu ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền. Việc ủy quyền có thể có thù lao hoặc không có thù lao. Ủy quyền được thể hiện dưới hình thức giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền.
Điều 10. Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi
Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Luật Nuôi con nuôi và quy định cụ thể sau đây:
1. Việc đăng ký nuôi con nuôi được tiến hành tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi đăng ký nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và người được nhận làm con nuôi phải có mặt. Công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên.
Như vậy, khi thực hiện thủ tục, những người có liên quan như trên phải có mặt trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc đăng ký nhận con nuôi. Các giấy tờ trong hồ sơ nhận con nuôi phải do chính đương sự ký tên hoặc điểm chỉ.
Tuy nhiên, đương sự có thể nhờ người khác tư vấn, hướng dẫn và chuẩn bị hồ sơ cho mình. Đồng thời, pháp luật cũng không cấm đương sự ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ; nộp lệ phí có liên quan; nhận kết quả giải quyết đăng ký nhận con nuôi. Do vậy, bạn có thể ủy quyền cho người khác hỗ trợ thực hiện thủ tục nhận con nuôi và chỉ cần có mặt tại cơ quan đăng ký các buổi bắt buộc. Việc ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký con nuôi giúp bạn tiết kiệm được thời gian, công sức và hạn chế rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký nhận con nuôi.
Thủ tục đăng ký nhận con nuôi là một trong những thủ tục phức tạp nhất hiện nay. Bởi lẽ, các bên cần thu thập, chuẩn bị những hồ sơ cần thiết khi đăng ký nhận con nuôi. Đối với các trường hợp có yếu tố nước ngoài, việc chuẩn bị hồ sơ sẽ vô cùng khó khăn. Bên cạnh việc chuẩn bị hồ sơ, người nhận con nuôi cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về kinh tế, chỗ ở, thời gian chăm sóc con nuôi,… để chứng minh mình đủ điều kiện nhận con nuôi. Khi thực hiện thủ tục, các bên cần am hiểu pháp luật khi chứng minh về điều kiện tối thiểu để nhận con nuôi cũng như chuẩn bị hồ sơ cần thiết. Vì vậy, luật sư hỗ trợ thực hiện thủ tục nhận con nuôi đóng góp vai trò quan trọng.
Hiện nay, nhu cầu nhận con nuôi ngày càng nhiều. Tuy nhiên, nhiều trường hợp hồ sơ đăng ký nhận con nuôi không được chấp nhận. Nguyên nhân là do các bên không đáp ứng theo những điều kiện nhận con nuôi theo quy định. Đặc biệt trong trường hợp nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài, việc chuẩn bị các điều kiện để nhận con nuôi sẽ vô cùng phức tạp. Do đó, việc tham vấn ý kiến Luật sư trước khi bắt đầu việc nhận con nuôi có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Luật nuôi con nuôi đã quy định cụ thể về thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi. Nhiều trường hợp, khách hàng còn lúng túng chưa biết bắt đầu từ đâu, cần chuẩn bị những gì. Sau khi được tư vấn, khách hàng hoàn toàn có thể hiểu rõ và thực hiện cùng sự hỗ trợ của đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm. Từ đó, khả năng hồ sơ đăng ký nhận con nuôi sẽ được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận sẽ cao hơn.
Với đội ngũ luật sư, cán bộ có kinh nghiệm chuyên sâu trong tư vấn, giải quyết thủ tục nhận con nuôi. Luật Hùng Bách sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ bạn suốt quá trình thực hiện thủ tục nhận nuôi con nuôi với dịch vụ như sau:
Trường hợp bạn cần hỗ trợ thực hiện thủ tục nhận con nuôi, vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn nhận con nuôi theo số 0973.444.828 để được hỗ trợ cụ thể về trường hợp của bạn.
Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…
Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…
Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…
Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…
Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…
LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…