Tranh chấp đất đai luôn là vấn đề nóng; và xảy ra nhiều nhất hiện nay. Hầu hết các bên trong tranh chấp đều lựa chọn con đường khởi kiện để Tòa án có thẩm quyền xem xét giải quyết. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp tranh chấp; để tiến hành khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án; các bên đương sự phải trải qua thủ tục hòa giải. Vậy, mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai mới nhất năm 2021 như thế nào? Quy trình hòa giải diễn ra ra sao? Luật Hùng Bách – Điện thoại/Zalo: 0979.964.828 sẽ làm rõ các vấn đề này qua bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định về hòa giải tranh chấp đất đai như sau:
“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.”
Có thể hiểu rằng; hòa giải nghĩa là tự chấm dứt các tranh chấp hay xích mích giữa các bên bằng sự thương lượng với nhau; hay qua sự trung gian bằng một người khác. Là thuyết phục các bên tranh chấp tự giải quyết vấn đề của mình một cách ổn thỏa.
Hòa giải thường được tiến hành sau khi các bên tranh chấp thương lượng không đạt hiệu quả. Hòa giải thành công sẽ giữ được đoàn kết giữa các bên cũng như tránh được việc kiện tụng kéo dài, tốn kém.
– Loại 1: Hòa giải tự nguyện (được Nhà nước khuyến khích).
Khi xảy ra tranh chấp đất đai; các bên có thể tự hòa giải để giải quyết tranh chấp; hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở (thông qua hòa giải viên theo quy định của Luật Hòa giải cơ sở).
– Loại 2: Hòa giải bắt buộc tại UBND xã; phường; thị trấn nơi có đất tranh chấp.
Bắt buộc thể hiện ở chỗ nếu tranh chấp đất đai (tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất) mà không được hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp thì Tòa án sẽ trả đơn khởi kiện khi các bên nộp hồ sơ khởi kiện; hoặc UBND cấp huyện, UBND cấp tỉnh từ chối tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai dù thuộc thẩm quyền của những cơ quan này.
Hòa giải tranh chấp đất đai là một biện pháp giải quyết tranh chấp rất linh hoạt mềm dẻo. Hình thức này giúp cho các bên tranh chấp có một giải pháp thống nhất; nhằm tháo gỡ ra những mâu thuẫn bất đồng về tranh chấp đất đai trên cơ sở tự thỏa thuận.
Hòa giải tranh chấp đất đai có một vai trò quan trọng đặc biệt; bởi nếu như hòa giải thành công thì có nghĩa là tranh chấp đất đai sẽ kết thúc. Hạn chế được sự tốn kém phiền hà; cũng như giảm bớt được công việc với Tòa án. Đồng thời, duy trì được các mối quan hệ, đoàn kết trong nội bộ; phù hợp với đạo lý của dân tộc tương thân, tương ái. Hòa giải giúp cho các đương sự hiểu biết hơn và thông cảm cho nhau; giảm bớt các mâu thuẫn; nhằm ngăn chặn tội phạm từ bất đồng tranh chấp đất đai phát sinh. Chính vì vậy; Luật Đất đai năm 2003 đã quy định hòa giải là thủ tục đầu tiên trong quá trình tranh chấp đất đai.
Hòa giải còn mang ý nghĩa đối với trật tự xã hội. Nếu như hòa giải tranh chấp không thành; cũng giúp cho các bên nắm rõ được các quyền và nghĩa vụ của mình; giảm bớt được những mâu thuẫn. Vì vậy; hòa giải tranh chấp đất đai còn giữ được trật tự an ninh; công bằng xã hội. Mặt khác, hòa giải cũng góp phần tăng cường được ý thức pháp luật trong nhân dân.
Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định về các trường hợp chưa có đủ điều kiện khởi kiện như sau:
Như vậy; đối với tranh chấp “ai là người có quyền sử dụng đất”; bắt buộc phải thực hiện hoà giải tại UBND xã, phường nơi xảy ra tranh chấp.
Khi tiến hành hòa giải; phải bắt buộc lập Biên bản hòa giải tranh chấp. Luật Hùng Bách cung cấp mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai mới nhất năm 2021.
UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
XÃ ……. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hoà giải tranh chấp đất đai giữa ông (bà)……………. với ông (bà) ….
Căn cứ theo đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất đề ngày …. của ông (bà) …. Địa chỉ …. …….
Hôm nay, hồi….giờ….ngày……tháng…..năm…, tại……………, thành phần gồm có:
Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai:
– Ông (bà) ………………….. Chủ tịch Hội đồng, chủ trì
– Ông (bà)………………………………..chức vụ…… ……..………
– Ông (bà)………………………………..chức vụ…… ……..………
Bên có đơn tranh chấp:
– Ông (bà)…………..chức vụ………….., đơn vị…………. (nếu là tổ chức).
– Ông (bà)…………………………Số CMND………………….
Địa chỉ nơi ở hiện tại: …………………………….
Người bị tranh chấp đất đai: .
– Ông (bà)……………….chức vụ……………, đơn vị……….. (nếu là tổ chức).
-Ông (bà)…………………………Số CMND……………..
Địa chỉ nơi ở hiện tại: …………………………………………
Người có quyền, lợi ích liên quan (nếu có):
– Ông (bà)………………..chức vụ……………., đơn vị…………. (nếu là tổ chức).
– Ông (bà)…………………………Số CMND………………….
Địa chỉ nơi ở hiện tại: ………………………………………. .
– Người chủ trì: Nêu rõ lý do hoà giải, giới thiệu thành phần tham dự hoà giải, tư cách tham dự của người tranh chấp, người bị tranh chấp và các cá nhân, tổ chức có liên quan. Công bố nội dung hoà giải, hướng dẫn các bên tham gia hoà giải, cách thức hoà giải để đảm bảo phiên hoà giải có trật tự và hiệu quả.
– Cán bộ địa chính báo cáo tóm tắt kết quả xác minh (lưu ý không nêu hướng hòa giải).
– Ý kiến của các bên tham gia hoà giải:
+ Ý kiến phát biểu của người tranh chấp (nêu nội dung, yêu cầu hoà giải, tài liệu chứng minh …);
+ Ý kiến phát biểu của người bị tranh chấp (phản biện lại ý kiến của người có đơn tranh chấp, tài liệu chứng minh, yêu cầu …);
+ Ý kiến của người có liên quan;
+ Ý kiến của các thành viên Hội đồng hoà giải.
+ Diện tích đất đang tranh chấp có hay không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
+ Những nội dung đã được các bên tham gia hoà giải thoả thuận; không thoả thuận. Trường hợp không thoả thuận được thì ghi rõ lý do;
+ Hướng dẫn các bên gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất trong trường hợp hoà giải không thành.
+ Trường hợp hòa giải thành thì ghi rõ trong Biên bản: Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp không có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành hôm nay thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân (cấp xã) sẽ tổ chức thực hiện kết quả hòa giải thành.
Biên bản đã được đọc lại cho những người có tên nêu trên nghe và ký xác nhận; Biên bản được lập thành … giao cho người tranh chấp, người bị tranh chấp mỗi người một bản và lưu tại UBND … một bản.
Người chủ trì Người ghi biên bản
(ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)
Các bên tranh chấp đất đai Các thành viên Hội đồng hòa giải
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Các bên có liên quan
(Ký, ghi rõ họ tên
Biên bản hòa giải gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.
Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng; các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải; các thành viên tham gia hòa giải. Biên bản phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã. Đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.
Căn cứ Điều 202 Luật Đất đai 2013 và Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (một số nội dung đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP); thủ tục hòa giải được tiến hành như sau:
Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn.
Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Cuộc họp hòa giải phải có sự tham gia của các bên tranh chấp; thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.
Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày; kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Tranh chấp liên quan đến đất đai thường phức tạp và khó giải quyết. Do tính chất của loại tài sản cũng như các quy định pháp luật điều chỉnh về đất đai thường nhiều và có sự thay đổi qua từng giai đoạn. Vì vậy, nếu bạn đang gặp phải vấn đề về đất đai, bạn có thể liên hệ Luật sư Luật Hùng Bách qua số Điện thoại/Zalo: 0979.964.828 để được Luật sư tư vấn và hỗ trợ.
Tranh chấp đất đai được đánh giá là loại tranh chấp phức tạp; đa dạng; mâu thuẫn được xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Với kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực tư vấn, giải quyết tranh chấp đất đai. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, thông tin từ phía khách hàng; Luật sư đất đai sẽ tiến hành nghiên cứu và tìm phương án tối ưu nhất để tư vấn, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho bạn trong vụ việc tranh chấp.
Bên cạnh đó; luật sư còn có thể tham gia trực tiếp ở các buổi hòa giải; đối thoại trong suốt quá trình cơ quan chức năng thẩm tra, xác minh, lập hồ sơ để giải quyết tranh chấp; nhằm tạo điều kiện cho việc giải quyết tranh chấp được nhanh chóng, công bằng và đúng quy định hơn.
Luật sư đất đai có thể tham gia đàm phán để giải quyết tranh chấp đất đai. Nhận ủy quyền đại diện cho khách hàng tham gia hòa giải tại cấp cơ sở (cấp xã /phường). Đây là bước khá quan trọng và cũng mang tính bắt buộc nếu khách hàng muốn đưa vụ việc ra khởi kiện tại Tòa án.
Phí luật sư đại diện tham gia hòa giải tranh chấp đất đai: Thỏa thuận tùy vào từng vụ việc. Liên hệ ngay Luật sư đất đai theo số Điện thoại/Zalo: 0979.964.828 để được hỗ trợ tư vấn và báo phí dịch vụ.
Nếu bạn gặp phải các vướng mắc liên quan đến lĩnh vực đất đai hoặc cần Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai thì có thể liên hệ Luật Hùng Bách làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:
Luật Hùng Bách là một trong những Văn phòng luật sư chuyên về đất đai hàng đầu tại Việt Nam. Với đội ngũ Luật sư giỏi, uy tín và giàu kinh nghiệm. Luật Hùng Bách tự tin có thể đưa ra phương án giải quyết một cách nhanh chóng, bảo vệ tối đa quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Trân trọng!
Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…
Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…
Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…
Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…
Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…
LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…
View Comments