Luật sư hôn nhân và gia đình

QUY ĐỊNH VÀ THỦ TỤC XÁC ĐỊNH CHA MẸ CON MỚI NHẤT

Việc xác định cha mẹ con nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên ví dụ như quyền thừa kế, quyền cấp dưỡng, quyền miễn thuế tặng cho tài sản… Pháp luật hiện nay đã quy định khá chi tiết về hồ sơ, trình tự thủ tục xác định cha mẹ con. Điều kiện cần thiết là phải có tài liệu chứng cứ xác thực chứng minh quan hệ cha mẹ con. Để hiểu rõ vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật Hùng Bách.

Trường hợp bạn có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ các vấn đề liên quan đến quy định pháp luật về hồ sơ, thủ tục xác định cha mẹ con, vui lòng liên hệ 0979 564 828 để được hỗ trợ.

Xác định cha mẹ con là gì? Khi nào cần xác định?

Xác định cha mẹ con là việc xác định rõ cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ trong quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ và con. Việc xác định quan hệ cha mẹ con dựa trên sự kiện sinh đẻ, quan hệ hôn nhân và huyết thống.

Bên cạnh vấn đề tình thân gia đình, việc xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ còn giúp các bên đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình, đơn cử như về quyền thừa kế.

Việc xác định cha mẹ con cần thực hiện trong các trường hợp sau đây để đảm bảo quyền lợi các bên:

Có tranh chấp hoặc nghi ngờ về quan hệ huyết thống

Đây là trường hợp phổ biến nhất mà các bên phải tìm đến Tòa án có thẩm quyền để can thiệp. Khi có một trong các bên không thừa nhận hoặc phủ nhận mối quan hệ cha mẹ con, vụ việc sẽ được đưa ra Tòa án. Các tình huống cụ thể bao gồm:

  • Cha, mẹ không thừa nhận một người là con của họ. Ví dụ, một người muốn nhận là con nhưng cha, mẹ kiên quyết từ chối việc người đó là con của họ.
  • Người con phủ nhận người được cho là cha, mẹ. Ví dụ, người con (thường là đã thành niên hoặc thông qua người giám hộ) không thừa nhận những người nào đó là cha, mẹ của mình.
  • Có bên thứ ba tranh chấp. Ví dụ, một người khác (như ông bà, anh chị em ruột của người đã chết, hoặc người chồng/vợ hiện tại) có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến việc xác định cha mẹ con và có tranh chấp.

Không có sự tự nguyện đăng ký tại cơ quan hộ tịch

Nếu một trong các bên không tự nguyện, không hợp tác để đăng ký nhận cha mẹ con tại Cơ quan hộ tịch, thì bên còn lại có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Điều này thường xảy ra khi:

  • Người cha muốn nhận con nhưng người mẹ không hợp tác làm thủ tục tại UBND cấp xã.
  • Người mẹ muốn con có cha trên giấy tờ, nhưng người cha không chịu làm thủ tục nhận con.
  • Người con muốn được công nhận cha nhưng người cha không đồng ý thực hiện thủ tục.

Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân nhưng không phải là con của chồng

Tại Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc xác định cha, mẹ như sau:

  • Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
  • Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
  • Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng
  • Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định

Liên hệ Luật Hùng Bách qua Hotline – 0979 564 828

Như vậy, trường hợp con sinh ra mà cha mẹ có hôn nhân hợp pháp thì mặc nhiên con là con của cha mẹ căn cứ vào các cơ sở trên. Trường hợp cha mẹ không có đăng ký kết hôn thì phức tạp hơn nếu các bên có tranh chấp xác định ai là cha của đứa nhỏ.

Do đó, nếu có căn cứ chứng minh đứa trẻ không phải là con của người chồng hợp pháp mà của người đàn ông khác thì cần yêu cầu Tòa án:

  • Xác định người chồng không phải là cha của đứa trẻ. Đây là bước cần thiết để phủ nhận quan hệ cha con giả định theo luật định.
  • Xác định người đàn ông khác là cha của đứa trẻ. Đồng thời, yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ cha con giữa đứa trẻ và người cha đẻ.

Trường hợp này đòi hỏi bằng chứng khoa học rất chặt chẽ. Chủ yếu là Kết luận giám định ADN.

Người đã chết mà cần xác nhận quan hệ cha mẹ con

Trong trường hợp một trong các bên (người cha, người mẹ hoặc người con) đã chết mà cần xác định mối quan hệ cha mẹ con để giải quyết các vấn đề liên quan đến thừa kế, cấp dưỡng hoặc các quyền lợi khác, Tòa án sẽ là nơi giải quyết. Ví dụ:

  • Người con muốn xác nhận mình là con của người cha, người mẹ đã mất để được hưởng thừa kế.
  • Người mẹ muốn xác nhận con mình là con của người đàn ông đã mất để con được hưởng quyền lợi từ người cha.

Trong trường hợp này, việc chứng minh mối quan hệ cha con sẽ khó khăn, phức tạp hơn và có thể cần đến Kết luận giám định ADN với các mẫu sinh phẩm của người đã mất (nếu còn) hoặc từ những người thân ruột thịt khác của người đã mất.

Trường hợp bạn gặp thắc mắc về xác định thẩm quyền Tòa án hay Cơ quan đăng ký hộ tịch để thực hiện thủ tục thì có thể liên hệ 0979 564 828 để được Luật sư tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Ai có quyền yêu cầu xác định cha mẹ cho con?

Tại Điều 102 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về Người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con quy định những cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền xác định cha mẹ cho con:

+ Con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu Cơ quan đăng ký hộ tịch xác định cha, mẹ cho mình trong trường hợp các bên không có tranh chấp.

+ Con đã thành niên có năng lực hành vi dân sự, người giám hộ (đối với người con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự), cha hoặc mẹ, Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền xác định cha mẹ cho người con trong trường hợp các bên có tranh chấp.

Thực tế cho thấy, người dân thường gặp khó khăn trong việc xác định ai là người có quyền đứng đơn yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền (Tòa án, Cơ quan hộ tịch) để thực hiện thủ tục xác định cha mẹ con. Việc xác định sai chủ thế, sai Cơ quan có thẩm quyền dẫn đến hệ lụy là bị Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung hoặc trả hồ sơ theo quy định.

Trường hợp bạn gặp thắc mắc về xác định chủ thể có quyền yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền trong việc xác định cha mẹ cho con thì có thể liên hệ 0979 564 828 để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Xin giấy tờ xác nhận quan hệ cha con ở đâu?

Cơ quan hộ tịch

Như đã đề cập ở các trao đổi trước, trường hợp các bên gồm cha mẹ và con đã đồng thuận thực hiện thủ tục Xác nhận cha mẹ con tại Cơ quan hộ tịch có thẩm quyền thì một trong các bên có thể đề nghị và Cơ quan hộ tịch sẽ cấp Trích lục khai nhận cha mẹ con theo Biểu mẫu quy định tại Thông tư 04/2020/TT-BTP của Bộ Tư pháp ban hành ngày 28/5/2020.

Theo quy định của pháp luật về hộ tịch, về nguyên tắc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong các bên có thẩm quyền trong việc tiếp nhận thủ tục xác nhận cha mẹ con.

Tòa án nhân dân

Mặt khác, nếu các bên có tranh chấp và tranh chấp đã được Tòa án giải quyết bằng một Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật thì Bản án, quyết định này của Tòa án sẽ là Văn bản xác nhận cha mẹ con. Một trong các bên có thể sử dụng Bản án, quyết định của Tòa án để thực hiện các thủ tục hành chính. Ví như cập nhật, đăng ký lại Giấy khai sinh thể hiện tên cha trong trường hợp tranh chấp nhận con cho cha (giấy khai sinh của con trước đó thể có tên người mẹ).

Theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, Tòa án nhân dân khu vực nơi bị đơn cư trú, làm việc sẽ có thẩm quyền trong việc giải quyết vụ án xác nhận cha mẹ con.

Trung tâm xét nghiệm ADN

Tài liệu, chứng cứ có giá trị xác thực cho quan hệ huyết thống là Kết luận giám định ADN. Các bên liên quan trước khi thực hiện thủ tục nhận cha mẹ con tại Cơ quan có thẩm quyền. Cần tiến hành bước xét nghiệm ADN. Bởi lẽ, Văn bản này là căn cứ thiết thực để Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục nhanh chóng hơn.

Kết luận giám định ADN là Văn bản có giá trị khoa học và cả pháp lý trong việc xác định mối quan hệ giữa cha mẹ con. Các bên có lợi ích liên quan có thể liên hệ các Trung tâm, cơ sở giám định ADN trong hay ngoài công lập. Kết luận Giám định của các Tổ chức này đều có giá trị minh chứng cho mối quan hệ huyết thống cha mẹ con.

Trường hợp bạn có nhu cầu liên hệ Trung tâm, cơ sở giám định ADN có thẩm quyền thì có thể liên hệ Hotline 0979 564 828 để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Giấy tờ chứng minh quan hệ cha mẹ con gồm những gì?

Theo quy định tại Điều 9, Điều 16 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, các văn bản, tài liệu có cơ sở chứng minh quan hệ cha mẹ con bao gồm:

– Kết luận giám định ADN.

– Giấy tờ, tài liệu, đồ vật khác chứng minh mối quan hệ cha, mẹ, con, chẳng hạn:

+ Giấy chứng sinh tại Cơ sở y tế.

+ Ảnh chung, video, thư từ qua lại thể hiện mối quan hệ cha, mẹ, con.

+ Giấy tờ của tổ chức, cơ quan (bệnh viện, trường học…) xác nhận cha mẹ thường xuyên chăm sóc, nuôi dưỡng con.

+ Lời khai của người làm chứng.

– Tài liệu về việc chung sống như vợ chồng (nếu có) giữa cha và mẹ trong thời gian con được thụ thai và sinh ra.

Trường hợp bạn đọc gặp khó khăn trong việc thu thập các tài liệu, chứng cứ trên thì có thể liên hệ số điện thoại 0979 564 828 để được Luật sư tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Quy trình xác định cha mẹ con theo luật

Trường hợp 1: Các bên cha mẹ con không có tranh chấp

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

– Tờ khai theo mẫu quy định;

– Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con;

– Văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.

– Các giấy tờ khác liên quan.

Bước 2: Nộp hồ sơ đến Cơ quan hộ tịch có thẩm quyền

Theo quy định của pháp luật về hộ tịch, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Thực tế cho thấy, các bên liên quan thường gặp khó khăn khi điền thông tin vào Mẫu tờ khai cũng như chuẩn bị hồ sơ tài liệu theo quy định. Dẫn đến việc bị Cơ quan có thẩm quyền trả hồ sơ hoặc quá trình xử lý sẽ bị kéo dài.

Trường hợp bạn cần Luật sư hỗ trợ tư vấn, chuẩn bị hồ sơ tài liệu thì có thể liên hệ 0979 564 828 để được hỗ trợ kịp thời.

Trường hợp 2: Các bên có tranh chấp

Lúc này, Cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân. Thủ tục khởi kiện xác định cha mẹ con bao gồm các bước sau đây:

Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Người khởi kiện chuẩn bị 1 bộ hồ sơ theo quy định. Hồ sơ gồm Đơn khởi kiện theo mẫu; Chứng minh thư các bên tranh chấp, Tài liệu xác nhận cư trú, Tài liệu chứng minh quan hệ cha mẹ con và các tài liệu, chứng cứ khác có liên quan.

Trong một số trường hợp, người làm đơn có thể phải bổ sung thêm một số giấy tờ. Như Đăng ký kết hôn, bản án/quyết định ly hôn của Tòa án… Nếu bạn đọc gặp khó khăn trong việc chuẩn bị hồ sơ thì có thể liên hệ 0979 564 828 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ.

Thẩm quyền giải quyết

Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì về nguyên tắc Tòa án khu vực nơi bị đơn cư trú, làm việc sẽ có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Do đó, một trong các bên tranh chấp có thể nộp đơn khởi kiện đến Tòa án này để xử lý sự việc.

Trình tự thực hiện

Bước 1. Nộp đơn khởi kiện

Bước 2. Tòa tiếp nhận và xử lý đơn kiện

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án khác có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Bước 3. Tòa án thụ lý vụ án và thông báo về việc thụ lý vụ án

Bước 4: Chuẩn bị xét xử vụ án

Bước 5: Đưa vụ án ra xét xử và mở phiên tòa sơ thẩm.

Bước 6: Thực hiện giải quyết theo thủ tục phúc thẩm trong trường hợp có kháng cáo, kháng nghị.

Thực tế cho thấy, người khởi kiện thường bị Tòa án ra Thông báo sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện ngay tại Bước 2. Nguyên nhân là do đơn khởi kiện không đúng, hồ sơ khởi kiện bị thiếu, không đầy đủ. Nếu người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung trong thời hạn quy định thì Tòa án sẽ trả hồ sơ.

Do đó, trước khi khởi kiện vụ án xác định cha mẹ con. Khách hàng nên liên hệ Luật sư để được tư vấn, hạn chế việc tốn thời gian, công sức khi xử lý sự việc. Trường hợp bạn cần Luật sư hỗ trợ tư vấn thì có thể liên hệ 0979 564 828 để được hỗ trợ.

Luật sư hỗ trợ thủ tục xác định cha mẹ cho con

Luật Hùng Bách0979 564 828 là Đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín tại tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Với đội ngũ Luật sư được đào tạo bài bản, có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực: Hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, kinh doanh thương mại… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ Quý khách hàng các công việc:

  • Tư vấn pháp lý chuyên sâu theo vụ việc, tư vấn thường xuyên;
  • Soạn thảo văn bản, đơn thư, rà soát hợp đồng;
  • Đại diện hòa giải, thương lượng, đàm phán;
  • Tham gia tranh tụng tại Tòa án, Trung tâm trọng tài…

Bên cạnh đó, Luật Hùng Bách0979 564 828 còn hỗ trợ các thủ tục về ADN, vi bằng Thừa phát lại, … và các thủ tục hành chính, giấy phép khác theo nhu cầu của khách hàng.

Liên hệ Luật sư tư vấn, hỗ trợ

Hạo Nhiên

Đánh giá bài viết
Trần Nhiên

Recent Posts

LUẬT SƯ THỰC HIỆN THỦ TỤC NHẬN CHA CON CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Việc xác nhận cha con bên cạnh vấn đề tình thân còn có ý nghĩa…

14 giờ ago

THỦ TỤC NHẬN CHA CON ĐỂ LÀM GIẤY KHAI SINH MỚI NHẤT

Thủ tục nhận cha con để làm giấy khai sinh đã được pháp luật Việt…

15 giờ ago

LÀM ĐƠN TỐ CÁO LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Trong bối cảnh hiện nay, khi các hình thức lừa đảo ngày càng tinh vi…

2 ngày ago

LUẬT SƯ TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI

Sau khi cả nước hoàn tất sáp nhập địa giới hành chính, Luật đất đai…

2 ngày ago

TÒA ÁN KHU VỰC 12 – ĐỒNG THÁP

Từ ngày 01/7/2025, hệ thống tổ chức, phạm vi thẩm quyền của Toà án nhân…

3 ngày ago

TÒA ÁN KHU VỰC 11 – ĐỒNG THÁP

Từ ngày 01/7/2025, hệ thống tổ chức, phạm vi thẩm quyền của Toà án nhân…

3 ngày ago