Luật sư Hình sự

LÀM ĐƠN TỐ CÁO LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Trong bối cảnh hiện nay, khi các hình thức lừa đảo ngày càng tinh vi và phức tạp. Việc hiểu rõ về quy trình viết đơn tố cáo lừa đảo là rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp bạn nắm bắt được những điểm cơ bản và quan trọng trong việc viết đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Từ đó giúp bạn bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình trước pháp luật. Hãy liên hệ ngay Luật Hùng Bách theo hotline 0973.444.828 để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí.

Mẫu đơn và cách viết đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Mẫu đơn

Mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Liên hệ ngay Luật Hùng Bách – Hotline 0973.444.828 để được nhận mẫu đơn đầy đủ

Cách viết đơn tố cáo chiếm đoạt tài sản

Điền đầy đủ các thông tin người tố cáo. (Họ tên, ngày sinh, địa chỉ, số điện thoại, căn cước công dân). 

Mô tả rõ nội dung sự việc cần tố cáo.

  • Ghi rõ ngày giờ và địa điểm xảy ra sự việc lừa đảo.
  • Cung cấp thông tin về người bị tố cáo (nếu có).
  • Mô tả chi tiết về cách thức người này đã lừa đảo bạn. Cách họ chiếm đoạt tài sản của bạn.
  • Ghi rõ tài sản bị chiếm đoạt là gì, giá trị của nó (ví dụ: số tiền, tài sản vật chất).

Nêu rõ yêu cầu của bạn đối với cơ quan chức năng. Bao gồm:

  • Điều tra, xử lý người vi phạm theo quy định pháp luật.
  • Yêu cầu được hoàn trả lại tài sản bị chiếm đoạt.

Đính kèm các bằng chứng, chứng cứ

  • Ghi rõ các tài liệu, bằng chứng mà bạn gửi kèm đơn (như tin nhắn, hợp đồng, biên lai…).

Cam đoan và ký tên

  • Cam đoan rằng những thông tin bạn cung cấp là đúng sự thật và bạn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo.
  • Ghi rõ địa điểm, ngày tháng năm bạn viết đơn.
  • Ký tên và ghi đầy đủ họ tên của bạn dưới phần cam đoan.

Liên hệ ngay Luật Hùng Bách – Hotline 0973.444.828 để được hướng dẫn chi tiết

Quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Khái niệm

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi của một người dùng các thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Đây là một hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Thường bao gồm hai yếu tố chính:

  • Hành vi gian dối. Người phạm tội đưa ra thông tin sai lệch, giả mạo. Nhằm làm cho người bị hại tin và chuyển giao tài sản một cách tự nguyện.
  • Chiếm đoạt tài sản. Sau khi người bị hại tin tưởng và thực hiện hành động chuyển giao tài sản. Người phạm tội sẽ chiếm đoạt tài sản đó.

Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây hậu quả nghiêm trọng đến tài sản lẫn tinh thần của nạn nhân. Ở Việt Nam, các hành vi này thường được xử lý nghiêm khắc theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.

Cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Chủ thể

Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên. Có năng lực trách nhiệm hình sự.

Khách thể

Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

Mặt chủ quan

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác do mình thực hiện hành vi là gian dối, trái pháp luật. Đồng thời thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của người khác bị chiếm đoạt trái pháp luật và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

Mặt khách quan

Về hành vi: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.

  • Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả. Nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau. Ví dụ: bằng lời nói, bằng chữ viết, bằng hành động và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.
  • Chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình.
  • Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.

Về giá trị tài sản: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ 02 triệu đồng trở lên.

Nếu dưới 02 triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng. Hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt. Hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm. Người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Liên hệ ngay Luật Hùng Bách – Hotline 0973.444.828 để được tư vấn chi tiết

Khung hình phạt Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự. Theo đó:

Khung 1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm.
  • Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169,170, 171,172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Khung 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức.
  • Có tính chất chuyên nghiệp.
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
  • Tái phạm nguy hiểm.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức.
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt.

Khung 3.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
  • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Khung 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Liên hệ ngay Luật Hùng Bách – Hotline 0973.444.828 để được tư vấn chi tiết

Chứng cứ chứng minh kèm theo đơn tố cáo lừa đảo

Khi làm đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bạn cần cung cấp đầy đủ các chứng cứ chứng minh hành vi lừa đảo. Bao gồm: hóa đơn, biên lai, hợp đồng, tin nhắn, email, hình ảnh, video, ghi âm, sao kê tài khoản,… và các bằng chứng khác liên quan đến hành vi lừa đảo. Việc cung cấp đầy đủ chứng cứ giúp cơ quan chức năng có cơ sở để xem xét và giải quyết vụ việc một cách hiệu quả. 

Các loại chứng cứ cần thiết khi tố cáo lừa đảo:

  • Chứng cứ về hành vi gian dối.

          – Tin nhắn, email, thư từ có nội dung lừa đảo, hứa hẹn không thực tế.

          – Các bằng chứng về việc người bị tố cáo sử dụng thông tin giả mạo để lừa đảo.

          – Ghi âm, video ghi lại các cuộc nói chuyện, giao dịch có dấu hiệu lừa đảo.

  • Chứng cứ về việc chuyển giao tài sản.

           – Hóa đơn, biên lai chuyển tiền, chuyển khoản.

           – Hợp đồng, thỏa thuận có liên quan đến việc chuyển giao tài sản.

           – Hình ảnh, video về việc giao dịch, chuyển giao tài sản.

           – Sao kê tài khoản ngân hàng thể hiện việc chuyển tiền cho người bị tố cáo.

  • Chứng cứ về việc chiếm đoạt tài sản.

           – Các bằng chứng chứng minh người bị tố cáo không thực hiện đúng cam kết. không hoàn trả tài sản.

           – Các bằng chứng về việc người bị tố cáo sử dụng tài sản vào mục đích cá nhân. Không đúng thỏa thuận.

  • Chứng cứ khác.

          – Bất kỳ bằng chứng nào có thể chứng minh hành vi lừa đảo và việc chiếm đoạt tài sản.

Ví dụ: Nếu bạn bị lừa đảo mua bán hàng online. Bạn có thể cung cấp các bằng chứng như:

  • Tin nhắn, hình ảnh, video trao đổi với người bán.
  • Hóa đơn, biên lai thanh toán.
  • Hình ảnh sản phẩm nhận được (nếu không đúng mô tả).
  • Thông tin tài khoản người bán.
  • Địa chỉ giao hàng.
  • Bất kỳ thông tin nào liên quan đến giao dịch.

Bằng việc cung cấp đầy đủ chứng cứ. Bạn sẽ tăng khả năng giải quyết vụ việc thành công và giúp cơ quan chức năng có thể xử lý người phạm tội theo quy định của pháp luật. 

Liên hệ ngay Luật Hùng Bách – Hotline 0973.444.828 để được tư vấn chi tiết

Trình tự giải quyết đơn tố cáo lừa đảo

Việc giải quyết một đơn tố cáo về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thường được thực hiện theo trình tự các bước sau:

Bước 1: Nộp đơn trình báo, tố giác tội phạm (thường được gọi là đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản) lên cơ quan công an cấp xã/phường.

Bước 2: Cơ quan công an kiểm tra, xác nhận thông và ra quyết định. 

  • Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm. Cơ quan công an trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin. Đưa ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự.
  • Trong trường hợp sự việc bị tố cáocó nhiều tình tiết phức tạp. Phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố cáo có thể dài hơn. Nhưng không quá hai tháng căn cứ theo Điều 147 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Bước 3: Trường hợp việc giải quyết không thỏa đáng, bạn có thể làm đơn khiếu nại.

  • Nếu sau thời hạn hai tháng. Cơ quan công an không giải quyết trường hợp này của bạn hoặc giải quyết không thỏa đáng. Bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi Thủ trưởng Cơ quan công an đó để yêu cầu giải quyết để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn.

Liên hệ ngay Luật Hùng Bách – Hotline 0973.444.828 để được tư vấn chi tiết

Lưu ý khi soạn thảo đơn tố cáo lừa đảo?

Bên cạnh những thông tin chúng tôi đã hướng dẫn ở trên. Khi soạn thảo đơn tố cáo, cần lưu ý:

  • Mọi thông tin trong đơn phải tuyệt đối chính xác và trung thực. Việc tố cáo sai sự thật có thể bị xử lý theo pháp luật.
  • Chi tiết và cụ thể: Trình bày sự việc càng chi tiết, cụ thể bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Tránh trình bày chung chung, thiếu căn cứ.
  • Chứng cứ là chìa khóa: Chứng cứ là yếu tố quan trọng nhất để cơ quan điều tra xem xét giải quyết. Bạn có bao nhiêu chứng cứ, hãy liệt kê và nộp kèm bấy nhiêu.

Phân biệt dân sự và hình sự.

Việc “vay tiền không trả” chưa chắc đã là tội phạm hình sự. Nó có thể chỉ là tranh chấp dân sự (vi phạm nghĩa vụ hợp đồng vay). Chỉ khi có các dấu hiệu lừa đảo (sử dụng thủ đoạn gian dối ngay từ đầu để chiếm đoạt) hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (vay hợp pháp nhưng sau đó có hành vi bỏ trốn, dùng thủ đoạn gian dối để không trả, hoặc sử dụng tiền vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không trả được) thì mới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong đơn tố cáo, bạn cần nhấn mạnh các thủ đoạn gian dối hoặc hành vi lạm dụng tín nhiệm của đối tượng.

Tham vấn ý kiến luật sư

Nếu vụ việc phức tạp, số tiền lớn, hoặc bạn không chắc chắn về các dấu hiệu tội phạm, hãy tìm đến luật sư chuyên về hình sự 0973.444.828. Luật sư sẽ tư vấn, đánh giá vụ việc, giúp bạn soạn thảo đơn tố cáo chặt chẽ và theo dõi quá trình giải quyết để bảo vệ quyền lợi của bạn tốt nhất.

Luật sư tư vấn, làm đơn tố cáo lừa đảo

Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự. Công ty Luật Hùng Bách cung cấp các dịch vụ liên quan đến tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

  • Tiếp nhận thông tin, nghiên cứu hồ sơ, xác định hành vi.
  • Tư vấn các quy định pháp luật liên quan.
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục tố cáo.
  • Tư vấn viết đơn tố cáo.
  • Hỗ trợ soạn đơn tố cáo theo yêu cầu.
  • Hỗ trợ soạn các đơn từ khác liên quan đến tố cáo.
  • Hỗ trợ khách hành thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến tố cáo.
  • Tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tại cơ quan có thẩm quyền.

Nếu có khó khăn, thắc mắc trong vấn đề soạn thảo đơn tố cáo cũng như các vấn đề khác. Quý khách hàng vui lòng liên hệ Luật Hùng Bách – Hotline: 0973.444.828

Liên hệ Luật sư Hình sự Luật Hùng Bách

Luật Hùng Bách là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn.

Để được tư vấn, hỗ trợ về các thủ tục pháp lý. Bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

N.B

Đánh giá bài viết
Nguyễn Võ Như Bình

Recent Posts

LUẬT SƯ TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI

Sau khi cả nước hoàn tất sáp nhập địa giới hành chính, Luật đất đai…

6 giờ ago

TÒA ÁN KHU VỰC 12 – ĐỒNG THÁP

Từ ngày 01/7/2025, hệ thống tổ chức, phạm vi thẩm quyền của Toà án nhân…

1 ngày ago

TÒA ÁN KHU VỰC 11 – ĐỒNG THÁP

Từ ngày 01/7/2025, hệ thống tổ chức, phạm vi thẩm quyền của Toà án nhân…

1 ngày ago

TÒA ÁN KHU VỰC 10 – ĐỒNG THÁP

Từ ngày 01/7/2025, hệ thống tổ chức, phạm vi thẩm quyền của Toà án nhân…

1 ngày ago

TÒA ÁN KHU VỰC 9 – ĐỒNG THÁP

Từ ngày 01/7/2025, hệ thống tổ chức, phạm vi thẩm quyền của Toà án nhân…

1 ngày ago

TÒA ÁN KHU VỰC 8 – ĐỒNG THÁP

Từ ngày 01/7/2025, hệ thống tổ chức, phạm vi thẩm quyền của Toà án nhân…

1 ngày ago