Trong quan hệ hôn nhân; vấn đề tài sản chung hay riêng luôn được quan tâm và gặp nhiều tranh cãi. Bên cạnh việc hai vợ chồng tự tạo lập tài sản trong quá trình hôn nhân; rất nhiều cặp vợ chồng nhận được sự trợ giúp cho bố mẹ. Việc bố mẹ cho tài sản sau hôn nhân không còn là sự việc xa lạ. Tuy nhiên, khi xảy ra tranh chấp liên quan đến tài sản; việc xác định quyền sở hữu những tài sản bố mẹ cho sau hôn nhân là của riêng từng người hay của cả hai vợ chồng không phải là điều đơn giản. Để làm rõ các nội dung mà bạn đọc còn thắc mắc, Công ty Luật Hùng Bách xin gửi tới bạn đọc qua bài viết dưới đây. Nếu có thắc mắc; xin liên hệ qua số 0976.985.828 – 0979.884.828 (Zalo) để được giải đáp và hỗ trợ.
MỤC LỤC
Điều 105 của Bộ luật dân sự 2015 quy định tài sản: “là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản“. Tài sản riêng của cá nhân là những tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng; không bị hạn chế về số lượng và giá trị.
Tặng cho tài sản là một loại giao dịch dân sự. Đó là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển giao quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù; còn bên được tặng cho đồng ý nhận tài sản. Việc tặng cho tài sản có thể là cho riêng một cá nhân, tổ chức; hoặc là tặng cho chung.
Tài sản bố mẹ tặng cho riêng vợ/chồng sau khi kết hôn thì thuộc sở hữu riêng chỉ của vợ/chồng. Theo đó, chỉ riêng vợ/chồng; người được tặng cho riêng mới có đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Còn người còn lại không được tặng cho thì không có đủ các quyền này.
Câu hỏi: Sau khi kết hôn, tôi được bố ruột cho một căn nhà. Tôi cũng được đứng tên giấy chứng nhận sở hữu. Nay hai vợ chồng bất hòa dẫn tới ly hôn. Tài sản chung đã thỏa thuận xong; còn căn nhà trên vợ tôi đòi chia với lý do được cho trong thời kỳ hôn nhân. Luật sư cho tôi hỏi tôi có phải chia căn nhà trên cho vợ không? Xin cảm ơn.
Khi ly hôn, Tòa án chỉ giải quyết tranh chấp về tài sản chung vợ chồng. Tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó. Việc có chia căn nhà trên hay không phụ thuộc vào việc xác định căn nhà là tài sản chung hay tài sản riêng.
Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng. Cụ thể:
“tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này”
Theo quy định trên, tại sản được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng. Bạn cần phải chứng minh việc bố mẹ tặng cho tài sản sau hôn nhân là căn nhà trên là việc tặng cho riêng. Khi đó, vợ bạn không có quyền yêu cầu chia căn nhà trên.
Điều 26 Luật Hôn nhân gia đình quy định vợ hoặc chồng có thể đại diện người còn lại đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà hoặc tài sản khác. Do vậy, việc tài sản; nhà đất chỉ đứng tên vợ hoặc chồng trên giấy tờ không ảnh hưởng đến việc xác định tài sản là tài sản chung hay tài sản riêng.
Việc xác định tài sản của vợ chồng là chung hay riêng cần phải dựa vào nguồn gốc hình thành tài sản; thời điểm hình thành; và thỏa thuận của vợ chồng cùng các tài liệu, chứng cứ chứng minh.
Thực tế cho thấy; nhiều cặp vợ chồng không biết cách xác định đâu là tài sản riêng, đâu là tài sản chung. Việc xác định vấn đề tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng rất quan trọng. Vì việc này ảnh hưởng đến quyền lợi trực tiếp của hai người; đặc biệt nếu xảy ra tranh chấp hoặc hai vợ chồng có yêu cầu ly hôn.
Tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm tài sản chung và tài sản riêng.
Theo Điều 33 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; quy định về tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân:
“Tài sản chung của vợ, chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này, tài sản mà vợ chồng được thừa kế trong thời kỳ hôn nhân hoặc tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”
Căn cứ quy định nêu trên, thì tài sản chung của vợ chồng là những tài sản do vợ, chồng tạo ra; thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và; thu nhập hợp pháp khác sau khi vợ chồng đăng ký kết hôn hợp pháp.
Căn cứ Điều 43 của Luật hôn nhân và gia đình 2014; quy định về tài sản riêng vợ chồng:
“Tài sản riêng vợ chồng gồm tài sản mà mỗi người có được trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản được chia riêng cho vợ, cho chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này, tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ chồng.
Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”
Như vậy tài sản riêng của vợ chồng là những tài sản có được trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng xác lập quyền sở hữu riêng.
Như đã phân tích ở trên; tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm tài sản chung và tài sản riêng. Vậy khi nào tài sản bố mẹ cho sau khi kết hôn là tài sản chung; khi nào xác định là tài sản riêng?
Vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau về việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt về tài sản chung của vợ chồng.
Tài sản được bố mẹ tặng cho riêng vợ hoặc chồng sau khi kết hôn thì được xác định là tài sản riêng của vợ hoặc chồng. Vợ, chồng có quyền quản lý, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; quyết định nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Chào Luật sư Công ty Luật Hùng Bách. Em có câu hỏi mong được Luật sư tư vấn. Em hiện tại đang chuẩn bị đăng ký kết hôn; bố em có nói là khi nào hai vợ chồng đăng ký kết hôn xong bố sẽ cho hai vợ chồng 1 mảnh đất để hai vợ chồng lấy vốn làm ăn.
Vậy xin hỏi luật sư; nếu sau khi đăng ký kết hôn xong bố mới cho em mảnh đất thì đó là tài sản chung của hai vợ chồng hay tài sản riêng của em?
Đối với trường hợp của bạn; sau khi đăng ký kết hôn nếu bố mẹ muốn tặng cho riêng bạn thì bố mẹ bạn phải ghi chi tiết việc cho riêng vào hợp đồng tặng cho tài sản. Theo quy định tại Điều 43 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về tài sản riêng vợ chồng.
Như vậy, sau khi có hợp đồng ghi chi tiết việc tặng cho riêng là bạn có thể yên tâm tài sản đó là tài sản riêng của bạn. Khi đã có hợp đồng tặng cho riêng hợp pháp; bạn sẽ tiến hành thủ tục đăng ký sang tên tài sản đó cho mình để chính thức làm chủ sở hữu tài sản đó.
Ngược lại, nếu Hợp đồng tặng cho mảnh đất bố mẹ bạn ghi rõ là tặng cho hai vợ chồng; lô đất đó là tài sản chung của hai vợ chồng. Việc quyết định các vấn đề phát sinh từ tài sản cần phải có ý kiến từ chồng bạn.
Các loại tài sản không phải chia khi hai vợ chồng ly hôn gồm:
– Tài sản được thỏa thuận không phân chia;
– Tài sản riêng của vợ, chồng. Bao gồm: tài sản có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân, quyền tài sản với đối tượng sở hữu trí tuệ, …Những tài sản riêng này vì không có sự đóng góp của người còn lại nên người này không được yêu cầu Tòa án phân chia.
Vậy, đối với tài sản được tặng cho riêng của vợ chồng là tài sản riêng của vợ chồng. Tài sản riêng sẽ không phải chia khi ly hôn.
Trong trường hợp tài sản tặng cho riêng được nhập vào khối tài sản chung thì về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn có quyền thỏa thuận với nhau về phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được tài sản chung thì có quyền yêu cầu Tòa án phân chia tài sản sau ly hôn.
Căn cứ xác định tài sản riêng của vợ chồng được bố mẹ tặng cho trong thời kỳ hôn nhân sẽ gồm những căn cứ sau:
Đây là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tài sản chung, tài sản riêng vợ, chồng. Cụ thể nếu không có thỏa thuận khác; khi tài sản hình thành trước khi vợ, chồng đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì đó sẽ được coi là tài sản riêng của vợ, chồng.
Theo đó có thể dựa vào hợp đồng mua bán, hóa đơn chứng từ mua bán, tặng cho, thừa kế; … có được trước khi kết hôn để chứng minh tài sản này là tài sản riêng của vợ chồng.
Ngoài thời điểm; nguồn gốc hình thành tài sản cũng là một trong những căn cứ quan trọng để chứng minh tài sản riêng. Cụ thể gồm một trong các giấy tờ sau:
Đối với tài sản được bố mẹ tặng cho riêng; cách tốt nhất để chứng minh tài sản riêng là cung cấp các văn bản chứng minh quyền thừa kế hợp pháp, hợp đồng tặng cho; và giấy tờ chứng minh hoàn tất cho việc tặng cho tài sản.
Ý kiến, quan điểm của hai vợ chồng về quyền sở hữu; sử dụng tài sản trong thời kỳ hôn nhân là một nội dung rất quan trọng. Tuy nhiên không phải trường hợp nào các bên cũng thỏa thuận rõ ràng với nhau về tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân và thể hiện thỏa thuận đó dưới hình thức bằng văn bản. Nhiều trường hợp vợ chồng tự hiểu ngầm với nhau về quyền sở hữu tài sản, ví dụ như của hồi môn.
Cá biệt trong một số vụ án ly hôn tranh chấp tài sản; các bên có thể đạt được thỏa thuận với nhau tại Tòa án nhưng trường hợp này rất ít. Và thường không phải là thỏa thuận đảm bảo được tối ưu quyền lợi của bên được tặng cho trên thực tế (có thể chỉ nhận được 60-80% giá trị tài sản được tặng cho). Dù được thể hiện dưới hình thức nào; đây vẫn là một trong những căn cứ chứng minh được bố mẹ tặng cho riêng tài sản.
Trên đây là bài viết phân tích về tài sản bố mẹ cho sau khi kết hôn là tài sản chung; hay tài sản riêng. Với nhiều đội ngũ Luật sư; chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp có nhiều kỹ năng tham gia tranh tụng tại Tòa án cũng như kỹ năng trung gian hòa giải. Chúng tôi tự tin cung cấp tới khách hàng những gói tư vấn dịch vụ; cụ thể như sau:
Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách về “Tài sản bố mẹ cho sau hôn nhân là tài sản chung hay riêng”. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý về hôn nhân gia đình; vui lòng liên hệ Luật Hùng Bách theo một trong các phương thức sau:
Br.
Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…
Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…
Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…
Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…
Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…
LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…
View Comments