Đăng ký bảo hộ logo độc quyền là hình thức bảo vệ hữu hiệu cho loại tài sản “đặc biệt” của doanh nghiệp – logo của doanh nghiệp. Vậy theo quy định mới nhất; làm thế nào để đăng ký độc quyền logo? Tại sao nên đăng ký bảo hộ logo? Tiến hành đăng ký ở đâu? Bài viết hôm nay Luật Hùng Bách sẽ cùng bạn tìm hiểu và giải đáp những vấn đề nói trên.
MỤC LỤC
Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia; logo (viết tắt của từ logotype) hay biểu trưng trong tiếng việt là một yếu tố đồ họa kết hợp với cách thức thể hiện nó để tạo thành một nhãn hiệu hay thương hiệu, hình ảnh đại diện cho một công ty, tổ chức hoặc hình ảnh biểu trưng chủa một sự kiện, cuộc thi, phong trào hay một cá nhân nào đó.
Còn theo một định nghĩa khác về logo thì nó còn được hiểu như sau: Logo là tín hiệu tạo hình thẩm mỹ có cấu trúc hoàn chỉnh chứa đựng một lượng thông tin hàm súc biểu đạt năng lực hoạt động của một công ty, tổ chức, một hoạt động (cuộc thi, phong trào,…) hay một ban nhóm. Ở Việt Nam, logo còn được gọi là biểu trưng.
Logo độc quyền được hiểu là chỉ duy nhất một mình bạn được quyền sử dụng dụng logo thương hiệu của mình một cách hợp pháp trong quá trình kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ đã đăng ký bảo hộ.
Ví dụ: Logo trái táo khuyết của Apple với dòng sản phẩm điện thoại thông tin, laptop, thiết bị liên quan,…; Logo hình ảnh người sáng lập của KFC với sản phẩm đồ ăn nhanh; Logo chữ “V” của VinFast cho sản phẩm ô tô;…
Đăng ký độc quyền logo được hiểu là cá nhân; tổ chức tiến hành đăng ký logo nhằm mục đích bảo hộ độc quyền logo đó. Việc đăng ký độc quyền logo là hành động chủ động nên làm của chủ thể có quyền đăng ký đối với logo mà mình đang sở hữu. Việc đăng ký này cũng góp phần ngăn chặn các hành vi tiêu cực của cá nhân; tổ chức khác xâm phạm đến logo độc quyền của mình.
Hiện nay, thời đại Marketing phát triển cùng với việc hình ảnh thương hiệu được đưa tiệm cận tới khách hàng hơn. Logo thương hiệu không đơn thuần là dấu hiệu nhận biết của thương hiệu; mà còn trở thành tài sản của chính thương hiệu đó. Việc khách hàng tiếp cận với thương hiệu thông qua logo trở nên phổ biến; thể hiện năng lực cạnh tranh thị trường của thương hiệu.
Ví dụ: Những người nội trợ vào siêu thị mua các mặt hàng thiết yếu như dầu ăn, bột ngọt,…; họ sẽ nhìn vào các logo in trên sản phẩm để nhanh chóng lựa chọn mặt hàng.
Câu hỏi: Cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân có được đăng ký bảo hộ logo được không?
Câu trả lời là cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn có thể đăng ký logo. Theo quy định trong luật sở hữu trí tuệ Việt Nam về quyền nộp đơn đăng ký logo có nêu rõ, mọi cá nhân bao gồm cả cá nhân nước ngoài, hộ kinh doanh ca thể, doanh nghiệp tư nhân đều có quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ logo cho sản phẩm/dịch vụ mà cá nhân cung cấp tại Việt Nam.
Do đó, một lần nữa khẳng định cá nhân hoàn toàn có quyền nộp đơn đăng ký logo cùng với công ty.
Tuy nhiên, với cá nhân có quốc tịch nước ngoài, khi nộp đơn đăng ký logo sẽ bắt buộc phải ủy quyền cho 1 công ty có chức năng là tổ chức đại diện nộp đơn đăng ký logo tại Việt Nam và không được trực tiếp nộp đơn như đối với cá nhân có quốc tịch Việt Nam.
Câu hỏi: Khi tôi sử dụng logo; có bắt buộc phải tiến hành đăng ký bảo hộ hay không?
Luật Hùng Bách xin giải đáp như sau: Việc sử dụng logo không gắn liền với việc phải đăng ký. Tuy nhiên, nếu muốn bảo vệ toàn vẹn quyền lợi chính đáng; bảo vệ logo độc quyền thuộc sở hữu của mình thì bạn rất nên đăng ký logo.
Việc đăng ký chính là nhờ cơ quan nhà nước ghi nhận/xác lập quyền của bạn đối với logo. Từ đó mới có căn cứ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cũng như phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi xấu xâm hại đến quyền lợi của mình. Những lợi ích của việc đăng ký bảo hộ logo sẽ được hướng dẫn chi tiết dưới đây.
Câu hỏi: Sau khi hoàn thiện logo; tôi có thể thực hiện ngày việc đăng ký bảo hộ đúng không?
Để tiến hành việc đăng ký bảo hộ, bạn nên tiến hành kiểm tra/ tra cứu. Nếu chưa có đơn vị nào đăng ký, bạn có thể tiến hành đăng ký. Nếu logo đã được đăng ký bởi chủ thể khác mà bạn không hề hay biết thì bạn đang vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và có thể bị bên đã đăng ký khởi kiện.
Hiện nay, theo quy định mới nhất của pháp Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam; bạn có thể lựa chọn đăng ký bản quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả và đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Đọc thêm: Nên đăng ký bản quyền logo hay đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?
Mỗi loại hình đăng ký có quy trình đăng ký; cơ chế thẩm định và phạm vi bảo hộ khác nhau. Nhưng nhìn chung, quy trình đăng ký độc quyền logo sẽ trải qua các bước chính sau:
Logo công ty có thể lựa chọn hình thức đăng ký bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu độc quyền. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu- logo độc quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ (Cục SHTT).
Theo đó, nhãn hiệu-logo để đăng ký và bảo hộ thành công cần đáp ứng các điều kiện bảo hộ. Quy định tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009:
“Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.”
Như vậy, logo của bạn có thể đăng ký độc quyền nếu logo đó là dấu hiệu có thể nhìn thấy được bằng mắt thường; được thể hiện bởi các chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hoặc sự kết hợp của các yếu tố nói trên. Ngoài ra, theo Khoản 2, nhãn hiệu muốn được bảo hộ phải có được khả năng phân biệt. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu được đề cập tại Điều 74 Luật SHTT.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền có thể nộp thông qua hai kênh: Nộp trực tuyến và Nộp trực tiếp
Đăng ký nhãn hiệu logo độc quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ có thời gian xử lý là 12 tháng kể từ ngày nộp đơn. Tuy nhiên, thời gian thực tế xử lý có thể kéo dài 20-28 tháng do lượng đơn lớn nộp tại Cục SHTT. Theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, kể từ ngày Cục SHTT tiếp nhận, đơn đăng ký nhãn hiệu của bạn sẽ trải qua quy trình xử lý như sau:
Trong thực tế, với lượng đơn lớn được nộp vào và cần thẩm đinh nội dung, thời gian thẩm định có thể kéo dài đến 16-23 tháng.
Tham khảo: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Hiện nay, việc nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả logo phải tiến hành qua 2 bước:
Việc đăng ký bản quyền tác giả không làm phát sinh quyền đối với logo. Việc đăng ký mang ý nghĩa là Cơ quan nhà nước – Cục Bản quyền tác giả ghi nhận thông tin, ghi nhận quyền của tác giả và chủ sở hữu. Cũng tức là, quyền tác giả phát sinh không phụ thuộc vào việc đăng ký mà tự động phát sinh khi tác giả sáng tạo ra tác phẩm. Nếu vậy, vì sao cần đăng ký bản quyền tác giả logo?
Kết quả của việc đăng ký bản quyền tác giả là Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả- Là một văn bản ghi nhận quyền và xác định thời điểm phát sinh quyền tác giả đối với logo đó. Do đó, khi xảy ra tranh chấp bản quyền, thay vì phải tìm các cách để chứng minh thời điểm sáng tạo tác phẩm (đã xảy ra trong quá khứ) thì bạn chỉ cần đưa ra giấy chứng nhận bản quyền tác giả để giảm thiểu bước chứng minh quyền.
Đăng ký bản quyền tác giả đối với Logo độc quyền thực hiện tại Cục Bản quyền tác giả có thời gian xử lý là 15 ngày làm việc (Không gồm thứ 7, chủ nhật và ngày lễ) kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ. Tuy nhiên, với lượng hồ sơ nộp vào nhiều như hiện nay; thời gian xử lý có thể kéo dài lên đến 20-30 ngày làm việc.
Câu hỏi: Tôi có 1 logo do tôi thiết kế ra; tôi muốn đăng ký logo độc quyền nhưng đang phân vân giữa việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và đăng ký bản quyền tác giả? Mong nhận được sự tư vấn chi tiết từ Quý Công ty.
Để đảm bảo tối đa quyền sở hữu trí tuệ; anh nên tiến hành đăng ký dưới hình thức nhãn hiệu. Trường hợp không thể đăng ký được logo dưới hình thức nhãn hiệu; anh có thể tiến hành đăng ký dưới hình thức bảo hộ quyền tác giả.
Việc lựa chọn hình thức đăng ký cũng như làm việc với Cơ quan Nhà nước làm mất rất nhiều thời gian và công sức của khách hàng. Do vậy; để đảm bảo thực hiện đúng, đủ các thủ tục theo quy định; nhiều khách hàng đã lựa chọn Luật Hùng Bách để tư vấn, hỗ trợ:
Trả lời: Không – Phạm vi bảo hộ của logo sẽ theo nguyên tắc lãnh thổ, có nghĩa khi logo đăng ký tại quốc gia nào sẽ chỉ được bảo hộ tại quốc gia đó. Trường hợp, chủ sở hữu logo muốn được bảo hộ lại quốc gia ngoài Việt Nam; chủ sở hữu cần tiến hành thủ tục để đăng ký trực tiếp tại quốc gia muốn bảo hộ.
Khi sử dụng dịch vụ của Luật Hùng Bách; Quý khách hàng sẽ chỉ phải thanh toán 2 khoản phí bao gồm:
– Lệ phí nhà nước;
– Phí thực hiện hợp đồng;
Quý khách hàng sẽ được:
+ Miễn phí tư vấn trước khi đăng ký;
+ Miễn phí tư vấn chỉnh sửa logo sau khi tiến hành tra cứu;
+ Tiết kiệm thời gian;
+ Không phát sinh phụ phí;
Trả lời: Khi có những vấn đề thắc mắc quy trình thủ tục hay cần các hướng dẫn đăng ký logo công ty chi tiết, khách hàng hãy liên hệ ngay 0976.985.828 – Luật Hùng Bách để được tư vấn cụ thể nhất về giấy tờ thủ tục và hồ sơ.
Bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:
Trân trọng,
Br.
Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…
Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…
Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…
Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…
Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…
LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…