Sở hữu trí tuệ

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ SÁNG CHẾ MỚI NHẤT

Ngày nay, việc đưa các sáng chế vào ứng dụng trong cuộc sống trở nên ngày càng phổ biến. Một sáng chế được đưa vào ứng dụng không chỉ hỗ trợ các công việc được thực hiện nhanh chóng; hiệu quả mà còn mang lại nhiều lợi ích cho chủ thể tạo ra sáng chế. Tuy nhiên, để bảo vệ sáng chế được độc quyền trên thị trường thì chủ thể tạo ra sáng chế phải thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ đối với sáng chế đó. Vậy việc đăng ký bảo hộ sáng chế sẽ mang lại lợi ích gì? Tại sao cần phải đăng ký bảo hộ sáng chế? Hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế cần những giấy tờ gì? Thủ tục thực hiện thế nào? Mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây của Luật Hùng Bách

Sáng chế là gì?

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Có thể hiểu một cách đơn giản sáng chế là sản phẩm được sáng tạo bởi con người thông qua việc ứng dụng các quy luật của tự nhiên.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ. Theo đó, sáng chế được bảo hộ dưới hai hình thức sau:

  • Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế.
  • Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Nếu bạn cần được tư vấn, hỗ trợ thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế, bạn có thể liên hệ Luật Hùng Bách theo Số điện thoại/Zalo 0976.985.828 để được Luật sư tư vấn, hỗ trợ.

Luật sư tư vấn Thủ tục đăng ký sáng chế – 0976.985.828

Tại sao phải đăng ký bảo hộ sáng chế?

Để tạo ra được một sáng chế thành công đòi hỏi chủ thể tạo ra sáng chế phải đầu tư rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Tuy nhiên, việc bắt chước sáng chế lại quá dễ dàng. Do vậy, ngay sau khi sáng chế được tạo ra thành công thì việc đầu tiên chủ thể tạo ra sáng chế nên làm là đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ. Điều này sẽ giúp chủ thể tạo ra sáng chế nhận được sự công nhận và bảo hộ của Nhà nước, qua đó có thể khai thác và thu được lợi ích từ sáng chế của mình. Việc đăng ký bảo hộ sáng chế sẽ mang lại những lợi ích như:

Thứ nhất, xác lập quyền sở hữu của Chủ sở hữu

Đăng ký bảo hộ sáng chế là cơ sở để Chủ sở hữu sáng lập quyền sở hữu của mình thông qua việc được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Trong thời hạn được bảo hộ, Chủ sở hữu có quyền độc quyền sử dụng; chuyển nhượng hoặc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế của mình.

Khi Chủ sở hữu phát hiện ra có hành vi cố tình bắt chước giống hệt hoặc tương tự sáng chế của mình nhằm thu lợi nhuận thì Chủ sở hữu có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, điều tra và xử lý theo quy định pháp luật. Trong trường hợp sáng chế chưa được đăng ký bảo hộ có thể sẽ dẫn đến tranh chấp với chủ thể khác; điều này làm ảnh hưởng đến lợi ích Chủ sở hữu vì rất khó chứng minh sáng chế thuộc quyền sở hữu của mình và sẽ càng khó khăn hơn khi đối thủ đã thực hiện đăng ký bảo hộ cho sáng chế dưới tên mình.

Thứ hai, khai thác giá trị thương mại của sáng chế

Việc được cấp văn bằng bảo hộ sáng chế giúp Chủ sở hữu dễ dàng khai thác giá trị thương mại như chuyển nhượng hoặc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế. Nếu Chủ sở hữu không có nhu cầu khai thác; hoặc không thể tự khai thác sáng chế mà mình tạo ra; Chủ sở hữu có thể chuyển nhượng để thu phí chuyển nhượng; hoặc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế thông qua Hợp đồng Li-xăng cho cá nhân, tổ chức khác. Trong trường hợp chuyển giao quyền sử dụng thông qua Hợp đồng Li-xăng; Chủ sở hữu có thể thỏa thuận về việc sử dụng độc quyền hay không độc quyền; có giới hạn về mục đích; thời gian; lãnh thổ và khối lượng sử dụng đối với sáng chế của mình.

Thứ ba, giúp Chủ sở hữu huy động vốn và thu hút các nhà đầu tư tiềm năng

Bằng độc quyền sáng chế có thể được mua, bán hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng để giúp Chủ sở hữu huy động vốn dễ dàng; nhanh chóng; hiệu quả. Bên cạnh đó, Chủ sở hữu cũng có thể sử dụng Bằng độc quyền sáng chế làm tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng; hoặc sử dụng làm tài sản đảm bảo để bảo lãnh tài chính trong hoạt động kinh doanh của mình.

Thứ tư, tăng lợi thế cạnh tranh, sức mạnh thị trường

Thông qua những quyền độc quyền; Chủ sở hữu sáng chế có quyền ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế của mình với mục đích thương mại. Điều này giúp cho Chủ sở hữu khẳng định trước các nhà bán sỉ; nhà phân phối rằng không có bất kì chủ thể nào khác trên thị trường được phép sản xuất; buôn bán; sử dụng; phân phối sản phẩm nếu không có sự đồng ý của Chủ sở hữu. Do đó, có thể giảm bớt sự cạnh tranh; tạo vị thế tốt hơn cho doanh nghiệp sở hữu độc quyền sáng chế.

LUẬT SƯ TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ – 0976.985.828

Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế

Mọi tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký bảo hộ đối với sáng chế mà họ tạo ra bằng công sức và chi phí của mình; hoặc đầu tư kinh phí; phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc; trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thoả thuận đó không trái với quy định của pháp luật.

Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra; hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, điều kiện bảo hộ đối với sáng chế được quy định như sau:

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có tính mới;
  • Có trình độ sáng tạo;
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu đáp ứng các điều kiện sau:

  • Không phải là hiểu biết thông thường;
  • Có tính mới;
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Trong đó:

  • Tính mới: Sáng chế chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng; mô tả bằng văn bản; hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế; hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.
  • Trình độ sáng tạo: Căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai xác định sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo; không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
  • Khả năng áp dụng công nghiệp: Nội dung sáng chế có thể thực hiện được việc chế tạo; sản xuất hàng loạt sản phẩm; hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình và thu được kết quả ổn định.

Trường hợp bạn có thắc mắc hoặc cần được tư vấn về điều kiện bảo hộ sáng chế; vui lòng liên hệ Luật Hùng Bách theo số điện thoại 0976.985.828 để được Luật sư tư vấn về điều kiện bảo hộ đối với sáng chế.

Thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế

Bước 1: Tra cứu khả năng bảo hộ của sáng chế

Để việc đăng ký bảo hộ sáng chế hiệu quả; khách hàng cần phải xem xét về khả năng đăng ký bảo hộ sáng chế thông qua việc tra cứu sáng chế với các sáng chế đã được bảo hộ.

Tra cứu là thủ tục không bắt buộc và được thực hiện theo yêu cầu của người nộp đơn. Tuy không là thủ tục bắt buộc nhưng việc tra cứu là quan trọng để xác định sáng chế dự định đăng ký có khả năng đăng ký không? Hoặc có xung đột với quyền sở hữu trí tuệ của người khác hay không? Việc tra cứu sáng chế mang tính chất tham khảo; không là căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ.

Nếu bạn có nhu cầu tra cứu khả năng bảo hộ đối với sáng chế; bạn có thể liên hệ Luật Hùng Bách theo Số điện thoại/Zalo 0976.985.828 để được Luật sư tư vấn, hỗ trợ tra cứu khả năng đăng ký bảo hộ sáng chế.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế

Sau khi có kết quả tra cứu sáng chế; Chủ đơn đăng ký cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký sáng chế bao gồm:

1. Tờ khai đăng ký sáng chế theo mẫu quy định;

2. Bản mô tả sáng chế bao gồm phần mô tả và phạm vi bảo hộ sáng chế. Trong đó:

– Phần mô tả sáng chế phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Bộc lộ đầy đủ và rõ ràng bản chất của sáng chế đến mức căn cứ vào đó người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được sáng chế đó;
  • Giải thích vắn tắt hình vẽ kèm theo; nếu cần làm rõ thêm bản chất của sáng chế;
  • Làm rõ tính mới; trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế.

– Phạm vi bảo hộ sáng chế phải được thể hiện dưới dạng tập hợp các dấu hiệu kỹ thuật cần và; đủ để xác định phạm vi quyền đối với sáng chế và phải phù hợp với phần mô tả sáng chế và hình vẽ.

3. Bản tóm tắt sáng chế;

4. Chứng từ nộp phí, lệ phí;

5. Các giấy tờ tài liệu khác như: Giấy uỷ quyền nếu nộp đơn thông qua đại diện; Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác; Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

Nếu bạn không có thời gian để chuẩn bị hồ sơ hoặc bạn không biết chuẩn bị hồ sơ thế nào? Bạn có thể liên hệ Luật Hùng Bách qua Số điện thoại/Zalo 0976.985.828 để được Luật sư tư vấn hỗ trợ hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế.

Bước 3: Nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, Chủ đơn nộp đơn đăng ký sáng chế đến Cục sở hữu trí tuệ. Việc nộp đơn có thể thực hiện bằng hình thức nộp đơn giấy trực tiếp; nộp đơn giấy qua đường bưu điện; hoặc nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 4: Thẩm định hình thức đơn

Cục Sở hữu trí tuệ xem xét đơn để đánh giá tính hợp lệ của đơn. Từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không?

  • Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
  • Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn trong đó nêu rõ các lý do và; ấn định thời hạn để người nộp đơn có ý kiến; hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

Thời hạn thẩm định hình thức đơn đăng ký bảo hộ sáng chế là 01 tháng; kể từ ngày nộp đơn.

Bước 5: Công bố đơn hợp lệ

Sau khi thẩm định hình thức đơn, nếu đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện công bố đơn trong tháng thứ 19; kể từ ngày nộp đơn; hoặc từ ngày ưu tiên đối với đơn được hưởng quyền ưu tiên hoặc vào thời điểm sớm hơn theo yêu cầu của người nộp đơn.

Liên hệ Luật sư tư vấn Sở hữu trí tuệ – Luật Hùng Bách theo Số điện thoại/Zalo 0976.985.828 để được Luật sư tư vấn hỗ trợ thủ tục đăng ký sáng chế.

Bước 6: Thẩm định nội dung đơn

Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung đơn để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho sáng chế nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ về tính mới; trình độ sáng tạo; khả năng áp dụng công nghiệp và đánh giá lần lượt từng điểm nêu trong phạm vi yêu cầu bảo hộ.

Thời hạn thẩm định nội dung đơn là không quá 18 tháng; kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn; hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn.

Bước 7: Cấp/Từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Sau khi thẩm định nội dung, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ cho Chủ đơn.

Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ và Chủ đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ; đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ; ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sáng chế và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ; Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ và nêu rõ lý do.

Xem thêm: Đăng ký bảo hộ sáng chế tại Luật Hùng Bách

Dịch vụ đăng ký bảo hộ sáng chế tại Luật Hùng Bách

Với đội ngũ Luật sư, Chuyên viên pháp lý giỏi, tâm huyết, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ. Luật Hùng Bách tự tin có thể giúp khách hàng giải quyết mọi khó khăn khi thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế. Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ pháp lý hỗ trợ khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế hiệu quả; hồ sơ đăng ký được soạn thảo nhanh chóng; chính xác theo quy định của pháp luật. Cụ thể, nội dung công việc Luật Hùng Bách tư vấn hỗ trợ khách hàng như sau:

  • Tư vấn, tra cứu, đánh giá khả năng sử dụng; đăng ký bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích;
  • Tư vấn về điều kiện đăng ký bảo hộ sáng chế;
  • Soạn thảo hồ sơ xin cấp văn bằng bảo hộ sáng chế cho khách hàng;
  • Nhận ủy quyền đại diện cho khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký sáng chế;
  • Theo dõi và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình xin cấp Văn bằng bảo hộ sáng chế;
  • Soạn thảo công văn giấy tờ giao dịch với Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích;
  • Tư vấn thủ tục duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế đã được cấp;
  • Tư vấn và đánh giá khả năng vi phạm các quyền sáng chế đang được bảo hộ;
  • Tư vấn, hỗ trợ khách hàng đàm phán; soạn thảo Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc Hợp đồng chuyển quyền sở hữu sáng chế;
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan khác.

Liên hệ Luật sư tư vấn – Luật Hùng Bách

Để được tư vấn hỗ trợ Thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế mới nhất; bạn có thể liên hệ Luật Hùng Bách theo một trong các cách sau:

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hùng Bách về Thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế mới nhất. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần được tư vấn hỗ trợ các vấn đề về Sở hữu trí tuệ; hãy liên hệ ngay đến Luật Hùng Bách để được Luật sư chuyên môn tư vấn và giải đáp.

Trân trọng./.

Cloud.

5/5 - (2 bình chọn)
Hồ Thị Cẩm Vân

View Comments

Recent Posts

ĐƠN KÊU OAN TRÌNH BÀY NHƯ THẾ NÀO?

Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…

3 tháng ago

TRÌNH TỰ THỦ TỤC VÀ MẪU ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM

Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…

3 tháng ago

CÁC MẪU ĐƠN YÊU CẦU ĐỀ NGHỊ TRONG HÌNH SỰ

Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…

3 tháng ago

DỊCH VỤ LUẬT SƯ HÌNH SỰ UY TÍN

Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…

3 tháng ago

LƯU Ý PHÁP LÝ, KINH NGHIỆM MUA CHUNG CƯ AN TOÀN

Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…

5 tháng ago

Tuyển dụng Thực tập sinh, Chuyên viên pháp lý

LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…

8 tháng ago