VI BẰNG GHI NHẬN HÀNH VI VU KHỐNG, NÓI XẤU TRÊN MẠNG

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, truyền thông. Đó là hành vi vu khống, nói xấu trên mạng xã hội. Để kịp thời ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi này. Người bị hại cần cung cấp chứng cứ đến cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, không phải những gì mà bị hại cung cấp đều được xem là chứng cứ hợp pháp. Lý do là vì các thuộc tính của chứng cứ. Trong trường hợp này, vi bằng ghi nhận hành vi vu khống, nói xấu trên mạng xã hội đóng vai trò là chứng cứ hợp pháp, được pháp luật công nhận. Khi cần lập vi bằng ghi nhận hành vi vu khống, nói xấu trên mạng, hãy liên hệ Số điện thoại/Zalo 0906.112.110 để hỗ trợ.

Vu khống, nói xấu là gì?

Theo quy định của Bộ luật Hình sự, vu khống là hành vi bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Vu khống, nói xấu trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Xử lý hành chính đối với hành vi vu khống, nói xấu người khác trên mạng xã hội

Theo Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về việc vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội như sau:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

…….

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

Theo đó, nếu một người có hành vi bịa đặt, nói xấu mà có ý xúc phạm danh dự uy tín nhân phẩm của cá nhân trên mạng xã hội vì bất cứ mục đích gì thì đều bị xử phạt từ 10 đến 20 triệu đồng; hoặc từ 20 đến 30 triệu đồng nếu tiết lộ bí mật đời tư người khác. Đồng thời, buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật theo quy định.

Ngoài ra, nếu mức độ vi phạm nghiêm trọng hơn thì người đó còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

LIÊN HỆ LẬP VI BẰNG 0906.112.110

Vu khống, nói xấu người khác trên mạng xã hội có thể bị truy cứu truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Trong trường hợp, hành vi bịa đặt, nói xấu người khác đến mức nghiêm trọng, thì người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, nếu hành vi đó có đầy đủ yếu tố cấu thành “Tội vu khống” được quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 và người bị hại có yêu cầu khởi tố. Theo đó, người nói xấu có thể chịu các mức phạt sau đây:

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm đối với hành vi:

+ Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

+ Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Đối với “Tội vu khống”, mức phạt tối đa đối với hành vi này có thể lên đến 07 năm tù. Bên cạnh đó, còn có các hình phạt bổ sung khác như phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Xem thêm: VI BẰNG GIAO NHẬN TIỀN

Vi bằng ghi nhận hành vi vu khống, nói xấu trên mạng xã hội

Ngày nay, không quá khó để bắt gặp cảnh tượng một cá nhân hay tổ chức bị nói xấu, vu khống, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm trên mạng xã hội. Những bài đăng này chiếm được nhiều sự quan tâm của dư luận. Bời vì nội dung trong bài đăng được dẫn dắt theo một chiều hướng bất lợi cho đối tượng trong bài. Thậm chí có những thông tin hoàn toàn là sai sự thật, mang tính chất bịa đặt. Hành vi trên lưu lại những hậu quả nghiêm trọng cho bên bị hại.

Pháp luật đặt ra chế tài nhất định để xử lý hành vi vu khống, nói xấu trên mạng, cũng như biện pháp khắc phục hậu quả mà nó mang lại. Do vậy, để có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời; bị hại cần phải ghi nhận lại hành vi vu khống, nói xấu trên mạng ngay lập tức. Mục đích là để có chứng cứ phục vụ cho việc tố cáo ở cơ quan có thẩm quyền. Bị hại có thể tự mình ghi nhận hoặc yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận hành vi.

Vi bằng ghi nhận hành vi vu khống, nói xấu trên mạng là văn bản ghi nhận hành vi vu khống, nói xấu có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.

LIÊN HỆ 0906.112.110 ĐỂ LẬP VI BẰNG NHANH CHÓNG VỚI CHI PHÍ HỢP LÝ

Xem thêm: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MUA BÁN ĐẤT BẰNG VI BẰNG

Vì sao cần lập vi bằng ghi nhận hành vi vu khống, nói xấu trên mạng?

Như đã trình bày trên, về cách thức ghi nhận, bị hại có thể ghi hình, chụp ảnh. Tuy nhiên, việc này vẫn tiềm ẩn những nguy cơ pháp lý nhất định. Đó là chứng cứ mà bị hại tự thu thập có thể không được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận. Lý do là vì chưa đảm bảo được thuộc tính của chứng cứ theo quy định.

Để hạn chế những việc như trên, “Vi bằng” nói chung hay “Vi bằng ghi nhận hành vi vu khống, nói xấu trên mạng” nói riêng, với bản chất là chứng cứ hợp pháp được pháp luật công nhận. Bị hại hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng vi bằng với tư cách là chứng cứ để trình báo đến cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, việc sử dụng “Vi bằng ghi nhận hành vi vu khống, nói xấu trên mạng xã hội”. giúp bị hại cung cấp một chứng cứ hợp pháp cho cơ quan nhà nước. Góp phần đảm bảo cho bị hại trong quá trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại.

Thủ tục lập vi bằng ghi nhận hành vi vu khống, nói xấu trên mạng xã hội

Hiện nay, nhiều người muốn lập vi bằng, nhưng chưa biết phải tiếp cận như thế nào? Thủ tục lập vi bằng ra sao? Có được lập vi bằng tại chỗ không?

Để giải đáp những thắc mắc này, chúng tôi xin đưa ra trình tự các bước để lập vi bằng. Cụ thể:

Bước 1: Liên hệ văn phòng thừa phát lại để yêu cầu lập vi bằng

Ngày nay, nhu cầu lập vi bằng ngày càng tăng cao. Sự kiện cần được ghi nhận có thể diễn ra bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu. Hiểu được nhu cầu cấp thiết đó. Chúng tôi tiếp nhận thông tin của người có yêu cầu thông qua Hotline 0906.112.110. Thừa phát lại có thể hỗ trợ người yêu cầu lập vi bằng tận nơi.

Bước 2: Thỏa thuận lập vi bằng

Sau khi tiếp nhận thông tin. Thừa phát lại sẽ tư vấn phương án, thông báo chi phí lập vi bằng. Khi các bên đã thống nhất, Thừa phát lại sẽ hẹn người yêu cầu thời gian, địa điểm để tiến hành lập vi bằng.

Trước khi tiến hành lập vi bằng. Người yêu cầu sẽ ký vào văn bản thỏa thuận làm vi bằng, văn bản thỏa thuận đảm bảo cho các nội dung sau:

  • Nội dung cần làm vi bằng;
  • Địa điểm, thời gian;
  • Chi phí;
  • Các thỏa thuận khác, nếu có.

Việc thỏa thuận làm vi bằng sẽ được lập thành 02 bản; người có yêu cầu sẽ giữ 01 bản, văn phòng thừa phát lại sẽ giữ 01 bản. Sau khi lập xong thỏa thuận, người có yêu cầu sẽ đóng chi phí làm vi bằng cho Thừa phát lại theo như thỏa thuận của hai bên.

Bước 3: Tiến hành lập vi bằng

Thừa phát lại có quyền yêu cầu người làm chứng chứng kiến nếu thấy cần thiết. Thừa phát lại sẽ ghi nhận sự kiện mà mình chứng kiến một cách khách quan, trung thực. Hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng:

  • Tên, địa chỉ văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại;
  • Địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm;
  • Người tham gia khác (nếu có);
  • Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng và nội dung yêu cầu;
  • Nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;
  • Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;
  • Chữ ký của Thừa phát lại và đóng dấu văn phòng Thừa phát lại, chữ ký của những người tham gia, chứng kiến (nếu có) và có thể có chữ ký của những người có hành vi bị lập vi bằng.

Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác.

Vi bằng lập thành 03 bản chính: 01 bản giao người yêu cầu; 01 bản gửi Sở Tư pháp trực thuộc để đăng ký trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lập vi bằng; 01 bản lưu trữ tại văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về chế độ lưu trữ đối với văn bản công chứng.

Xem thêm: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MUA BÁN NHÀ BẰNG VI BẰNG

Luật sư giải quyết hành vi vu khống, nói xấu trên mạng xã hội.

Tự tin là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu tại Việt Nam. Với đội ngũ chuyên viên pháp lý, Luật sư giỏi, dày dặn kinh nghiệm. Chúng tôi nhận giải quyết các vụ việc trên nhiều lĩnh vực như:. Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình, Doanh nghiệp,… Bao gồm các tranh chấp giao nhận tiền, tài sản thông qua hình thức “Vi bằng”. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc; tranh chấp cần được giải quyết thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo:

Trân trọng !

TC.

5/5 - (1 bình chọn)
Cương Đặng

View Comments

Recent Posts

Tuyển dụng Thực tập sinh, Chuyên viên pháp lý

LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…

1 ngày ago

DỊCH VỤ THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH TẠI QUẬN GÒ VẤP

Đăng ký thành lập Hộ kinh doanh được nhiều người lựa chọn do thủ tục…

2 tuần ago

LUẬT SƯ CHUYÊN VỀ THỪA KẾ, DI CHÚC

Bạn đang cần Luật sư tư vấn luật thừa kế, hỗ trợ soạn thảo, lập…

4 tuần ago

CÔNG TY LUẬT TNHH LUẬT HÙNG BÁCH

Công ty Luật TNHH Luật Hùng Bách là tổ chức hành nghề Luật sư hàng…

4 tuần ago

MẪU ĐƠN KHỞI KIỆN TẠI CÁC TOÀ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang muốn thực hiện thủ tục khởi kiện tại Toà án quận/ huyện ở…

1 tháng ago

MẪU DI CHÚC MỚI NHẤT

Khi muốn phân chia tài sản của mình sau khi chết, người dân có thể…

4 tháng ago