05 LƯU Ý KHI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI MUA NHÀ Ở VIỆT NAM

Để được sở hữu nhà tại Việt Nam, cá nhân, tổ chức nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện nhất định. Bên cạnh đó, việc nắm bắt quy định của pháp luật Việt Nam về thủ tục; các rủi ro thường gặp; và những vấn đề cần lưu ý cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam là rất cần thiết. Nếu bạn là người nước ngoài đang có nhu cầu hoặc gặp các vướng mắc về mua nhà ở tại Việt Nam, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật Hùng Bách về 05 Lưu ý khi người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam; hoặc liên hệ trực tiếp Luật sư đất đai theo số Điện Thoại/Zalo/Viber/Whatsapp: 0979.964.828  để được tư vấn miễn phí. 

Người nước ngoài được quyền mua nhà ở tại Việt Nam.

Đáp ứng nhu cầu mua nhà, đầu tư của tổ chức, cá nhân là người nước ngoài tại Việt Nam, pháp luật nhà ở Việt Nam quy định đối tượng, điều kiện để người nước ngoài có thể mua nhà tại Việt Nam. Cụ thể như sau:

Đối tượng nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam:

  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam;
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài; quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam;
  • Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Điều kiện để tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

  • Trường hợp là tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam thì cần phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định của Luật Nhà ở Việt Nam, pháp luật có liên quan.
  • Đối với doanh nghiệp có vón đầu tư nước ngoài; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài; quỹ đầu tư nước ngoài; và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam;
  • Đối với cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam phải nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự.
Luật sư Đất Đai – Luật Hùng Bách – 0979.964.828

Hình thức sở hữu nhà tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, cá nhân, tổ chức nước ngoài được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức gồm:

  • Sở hữu theo hình thức Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định.
  • Mua; thuê mua; nhận tặng cho; nhận thừa kế nhà ở thương mại.

Theo quy định của Luật Nhà ở Việt Nam; nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán; cho thuê; cho thuê mua theo cơ chế thị trường. Nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ. 

Sở Xây dựng xác định cụ thể danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở. Người nước ngoài không được mua, thuê mua nhà ở ngoài danh mục này. 

Liên hệ Luật sư đất đai theo số Điện thoại/Zalo/Viber/Whatsapp 0979.964.828  để được hỗ trợ kiểm tra dự án đầu tư, nhà ở.

Người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam cần giấy tờ gì?

Cá nhân, tổ chức nước ngoài để được mua nhà ở tại Việt Nam cần chứng minh mình thuộc đối tượng được mua và đủ điều kiện mua nhà nêu trên. Các giấy tờ cần có để chứng minh cá nhân, tổ chức nước ngoài đủ điều kiện mua nhà gồm: 

  • Giấy chứng nhận đầu tư; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam.
  • Hộ chiếu còn giá trị và được đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam; Thẻ thường trú; thẻ tạm trú; giấy chứng nhận được phép cư trú tại Việt Nam 12 tháng trở lên.

Để được tư vấn, hỗ trợ thủ tục xin cấp các giấy tờ nhằm chứng minh điều kiện mua nhà của các nhân, tổ chức nước ngoài, vui lòng Liên hệ Luật sư đất đai theo số Điện thoại/Zalo/Viber: 0979.964.828 

Thủ tục người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam.

Nếu bạn thuộc đối tượng được mua nhà ở tại Việt Nam và có nhu cầu mua nhà ở; Luật Hùng Bách hướng dẫn bạn thủ tục mua nhà ở Việt Nam cho người nước ngoài đảm bảo an toàn pháp lý như sau: 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cá nhân.

Trước hết, bạn phải hoàn thiện các giấy tờ nhân thân nhằm chứng minh mình thuộc một trong các đối tượng được mua nhà tại Việt Nam; Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện mua nhà mà Luật Hùng Bách đã hướng dẫn. 

Bước 2: Kiểm tra thông tin, giấy tờ pháp lý của nhà ở, dự án.

Người nước ngoài khi mua nhà ở Việt Nam cần lưu chỉ được mua; thuê mua nhà ở nằm trong danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cho phép người nước ngoài được sở hữu nhà ở. Để tránh rủi ro khi mua nhà, bạn cần kiểm tra điều kiện của nhà ở dự định mua. Việc kiểm tra có thể được thực hiện bằng cách: 

  • Kiểm tra nhà ở có nằm trong danh mục cho phép người nước ngoài được sở hữu không;
  • Kiểm tra các giấy tờ pháp lý của nhà ở, dự án. Đối với nhà chung cư cần kiểm tra: Quyết định phê duyệt dự án; Hợp đồng cho thuê hoặc quyết định giao đất để xây dựng nhà ở; Biên bản bàn giao đất; Bản vẽ sơ đồ mặt bằng. Đối với nhà ở riêng lẻ cần kiểm tra: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất.

Nếu bạn chưa biết cách kiểm tra tính pháp lý, thông tin của nhà ở, dự án nhà ở,…. Vui lòng liên hệ Luật sư đất đai theo số Điện thoại/Zalo/Viber/Whatsapp: 0979.964.828 để được tư vấn, hỗ trợ.

Bước 3: Ký hợp đồng chuyển nhượng công chứng

Sau khi đã kiểm tra các điều kiện mua nhà; kiểm tra thông tin, tình trạng nhà ở, dự án nhà ở, người nước ngoài có thể mua nhà trực tiếp với chủ nhà; hoặc mua nhà thông qua sản giao dịch bất động sản. Việc mua nhà phải được lập hợp đồng bằng văn bản và được công chứng theo quy định. 

Liên hệ Luật sư đất đai theo số Điện Thoại/Zalo/Viber/Whatsapp 0979.964.828 để được tư vấn, hỗ trợ về hợp đồng mua nhà ở tại Việt Nam.

B4: Thực hiện thủ tục sang tên nhà đất tại cơ quan có thẩm quyền.

Thủ tục mua nhà cho người nước ngoài ở Việt Nam hoàn tất khi người nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà đã mua. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với người nước ngoài tại Việt Nam là UBND tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà đất. 

Để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, bạn cần chuẩn bị các tài liệu gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở. (Bản tiếng anh và tiếng Việt);
  • Bản sao hộ chiếu; bản sao các giấy tờ chứng minh người người nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam;
  • Bản chính Hợp đồng mua bán; hoặc Giấy xác nhận về mua căn hộ qua sàn giao dịch bất động sản;
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở của bên bán Theo quy định của pháp luật về nhà ở;
  • Biên lai nộp thuế, lệ phí khi mua bán nhà.

Nếu bạn cần Luật sư tư vấn, hỗ trợ thực hiện thủ tục sang tên nhà đất, hãy liên hệ Luật sư đất đai theo số Điện Thoại/Zalo/Viber/Whatsapp 0979.964.828 

Có nên nhờ người đứng tên mua nhà đất ở Việt Nam không?

Xuất phát từ nhiều lý do như không đủ điều kiện; rào cản về pháp lý; … Nhiều người nước ngoài thường chọn giải pháp nhờ vợ/chồng hoặc người quen đứng tên mua nhà ở Việt Nam. Thực tế việc này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro như:

Bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Trường hợp nhờ người khác đứng tên mua nhà, giữa các bên cần có cam kết; thỏa thuận quy định rõ ràng, chặt chẽ quyền và nghĩa vụ của các bên. Việc giao nhận tiền cũng phải lập thành biên bản. Bởi theo quy định của pháp luật Việt Nam, người đứng trên trên giấy tờ nhà đất là người có quyền đối với nhà đất đó, do vậy nếu việc thỏa thuận giữa các bên không chặt chẽ và một bên không thiện chí, việc bị lừa đảo, mất tài sản rất dễ xảy ra.

Trường hợp bạn cần nhờ người đứng tên mua nhà; hoặc rơi vào tình huống bị lừa đảo, hãy liên hệ ngay Luật Hùng Bách theo số Điện thoại/Zalo 0979.964.828  hoặc gửi thư điện tử qua Email: luathungbach.hcm@gmail.com để được tư vấn Miễn Phí.

Người được nhờ đứng tên dùng nhà để thế chấp vay nợ.

Một khi đã đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất, người được nhờ đứng tên có toàn quyền quyết định đối với tài sản này. Theo đó, người được nhờ đứng tên có thể sử dụng giấy tờ đất để vay, thế chấp; hoặc thậm chí dùng tài sản này để thanh toán nợ,….

Người được nhờ đứng tên qua đời.

Trường hợp giữa các bên không có thỏa thuận; hoặc thỏa thuận không dự liệu được trường hợp này, nếu người được nhờ đứng tên mất mà không có di chúc; không có giấy tờ chứng minh việc nhờ đứng tên; đồng thời những người thừa kế không đồng ý trả nhà đất; … thì phần nhà đất được nhờ đứng tên sẽ được xem là di sản và được chia thừa kế theo pháp luật.

Do vậy, việc nhờ người khác đứng tên trên sổ đỏ dù thuận lợi ở việc mua bán, chuyển nhượng đất ban đầu nhưng lại chứa rất nhiều rủi ro. Trước khi nhờ người đứng tên mua nhà, bạn hãy nghiên cứu kỹ quy định của pháp luật; những lưu ý khi người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam; hoặc liên hệ Luật sư Đất Đai – Luật Hùng Bách qua số Điện thoại/Zalo/Viber/Whatsapp 0979.964.828 để được tư vấn miễn phí. 

Xem thêm: Người nước ngoài có được đứng tên trên sổ đỏ.

Tư vấn Luật sư chuyên về nhà ở cho người nước ngoài.

Đáp ứng nhu cầu của khách hàng là người nước ngoài muốn mua nhà ở Việt Nam, Luật Hùng Bách sẵn sàng hỗ trợ bạn các công việc để đảm bảo an toàn pháp lý khi mua nhà đất như: 

  • Tư vấn quy định của luật nhà đất; quy định về việc mua nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam;
  • Kiểm tra tính pháp lý của nhà, dự án được phép bán cho người nước ngoài;
  • Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo, rà soát hợp đồng mua nhà ở cho người nước ngoài;
  • Hỗ trợ khách hàng hoàn tất hồ sơ chuyển nhượng nhà đất cho người nước ngoài;
  • Nhận ủy quyền, thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục chuyển nhượng nhà đất tại cơ quan có thẩm quyền;
  • Tư vấn, hỗ trợ giải quyết tranh chấp đất đai;

Tên đây là tư vấn của Luật Hùng Bách về vấn đề “05 lưu ý khi người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam” Trường hợp bạn có câu hỏi, thắc mắc hoặc cần hỗ trợ pháp lý về mua bán, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho nhà đất, vui lòng liên hệ Luật sư Đất Đai – Luật Hùng Bách làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

5/5 - (4 bình chọn)
Luật Hùng Bách

View Comments

Recent Posts

ĐƠN KÊU OAN TRÌNH BÀY NHƯ THẾ NÀO?

Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…

4 tuần ago

TRÌNH TỰ THỦ TỤC VÀ MẪU ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM

Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…

4 tuần ago

CÁC MẪU ĐƠN YÊU CẦU ĐỀ NGHỊ TRONG HÌNH SỰ

Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…

4 tuần ago

DỊCH VỤ LUẬT SƯ HÌNH SỰ UY TÍN

Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…

1 tháng ago

LƯU Ý PHÁP LÝ, KINH NGHIỆM MUA CHUNG CƯ AN TOÀN

Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…

4 tháng ago

Tuyển dụng Thực tập sinh, Chuyên viên pháp lý

LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…

6 tháng ago