Tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Sau khi kết hôn; nhiều người lựa chọn gộp tài sản riêng vào tài sản chung. Đồng thời, nhiều cặp vợ chồng có sự thoả thuận cụ thể về tài sản riêng. Luật Hùng Bách nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Khi nào tài sản được coi là tài sản chung của vợ chồng? Khi nào là tài sản riêng? Cách chứng minh tài sản riêng của vợ chồng? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan về vấn đề trên. Liên hệ ngay tới số điện thoại (Zalo): 0976.985.828 – 0979.884.828 để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất.
MỤC LỤC
Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản bao gồm vật; tiền; giấy tờ có giá; quyền tài sản; bất động sản và động sản (tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai).
Tài sản riêng là tài sản thuộc sở hữu riêng của một cá nhân hoặc một tổ chức. Cá nhân, tổ chức sở hữu tài sản riêng có quyền tự mình chiếm hữu; sử dụng; định đoạt tài sản riêng của mình theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; Điều 11 Nghị định 126/2014 thì tài sản riêng của vợ chồng bao gồm:
Từ việc phân tích ở trên; tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án…
Câu hỏi: “Chào Luật sư! Bố tôi có một thửa đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vừa rồi bố tôi mất và có để lại di chúc cho tôi được thừa kế riêng tài sản là thừa đất này. Di chúc bố tôi lập ở văn phòng công chứng và tôi đang thực hiện thủ tục sang tên. Cho tôi hỏi, đối với thửa đất trên thì chồng tôi có quyền gì không? Đó sẽ là tài sản chung hay tài sản riêng ạ? Xin nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi”.
Vì mảnh đất trên là tài sản riêng của bố bạn; khi bố bạn mất đã để lại di chúc. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật HNGĐ 2014 quy định về “Tài sản riêng của vợ, chồng”: Tài sản mà bạn được thừa kế theo pháp luật là tài sản riêng của bạn. Chồng bạn không có quyền gì trên diện tích đất đó. Trừ trường hợp hai vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc bạn đồng ý nhập số tài sản riêng đó vào khối tài sản chung.
Bên cạnh việc xác định tài sản riêng của vợ chồng; một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm là: Tài sản này có phải chia khi ly hôn không?
Câu hỏi: “Trong quá trình hôn nhân; tôi có mua một căn nhà bằng tiền của bố mẹ cho riêng tôi. Và có giấy xác nhận cùng chữ ký của chồng rằng đó là tài sản của riêng tôi. Hiện nay, tôi đang tiến hành thủ tục ly hôn với chồng tôi. Vậy khi ly hôn chia tài sản; tôi có phải chia cho chồng tôi hay không?”
Căn cứ theo quy định thì từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, thì phần tài sản được chia; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng. Như vậy, căn nhà đã được vợ chồng bạn thỏa thuận, cũng như có xác nhận của chồng bạn rằng đó là tài sản của riêng bạn thì khi ly hôn căn nhà được xác định là tài sản riêng của bạn.
Theo khoản 4 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:
“Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.”
Theo đó, khi ly hôn, tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, không phân chia. Tức là, khi ly hôn tài sản riêng của người nào thì người đó được hưởng trọn khi ly hôn. Như vậy, căn nhà là tài sản của riêng bạn; thì khi ly hôn bạn sẽ không phải chia cho chồng.
Theo phân tích ở trên, có thể thấy, tài sản riêng của vợ, chồng sẽ thuộc sở hữu riêng. Một bên vợ, chồng tự mình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình mà không cần hỏi ý kiến của bên còn lại. Trong khi đó, tài sản chung thuộc sở hữu hợp nhất; được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung vợ, chồng (căn cứ khoản 2 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình).
Từ những loại tài sản riêng được nêu ở trên; để chứng minh tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân của vợ, chồng cần dựa vào các yếu tố sau:
Đây là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tài sản chung, tài sản riêng vợ, chồng. Cụ thể, nếu không có thỏa thuận khác thì khi tài sản hình thành trước khi vợ, chồng đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; tài sản đó sẽ được coi là tài sản riêng của vợ hoặc chồng.
Ngoài thời điểm thì nguồn gốc hình thành tài sản cũng là một trong những căn cứ quan trọng để chứng minh tài sản riêng của vợ, chồng.
Để chứng minh được tài sản riêng các bên cần phải xác định được tài sản đó có được có nguồn gốc từ đâu.
Điều 31 Luật Hôn nhân gia đình quy định; nếu tài sản là bất động sản duy nhất thì việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng.
Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thoả thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng; thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng.
Để chứng minh tài sản riêng khi ly hôn; các bên cần có chứng cứ chứng minh tài sản đó thuộc các trường hợp là tài sản riêng.
Đống thời có thể cung cấp bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác…
Tùy vào từng trường hợp cụ thể và bản thân vợ, chồng đang có những loại giấy tờ gì để xuất trình với cơ quan có thẩm quyền khi yêu cầu chia tài sản chung và xác định tài sản riêng.
Lưu ý: Theo Điều 14 Nghị định 126/2014/NĐ-CP, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.
Xem thêm: Tranh chấp tài sản khi ly hôn
Trong quá trình giải quyết tranh chấp các bên không thể cung cấp chứng cứ để chứng minh thời điểm xác lập tài sản cũng như nguồn gốc tài sản do gặp khó khăn (mất giấy tờ, trích lục giấy tờ cần thiết,…); các bên có thể yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ (Điều 87 BLTTDS 2015):
Trên đây là bài viết phân tích về cách xác định tài sản riêng vợ chồng. Luật Hùng Bách là đơn vị cung cấp dịch vụ Luật sư tư vấn hôn nhân gia đình uy tín, chất lượng. Với nhiều đội ngũ Luật sư; chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp có nhiều kỹ năng tham gia tranh tụng tại Tòa án cũng như kỹ năng trung gian hòa giải. Chúng tôi tự tin cung cấp tới khách hàng những gói tư vấn dịch vụ; cụ thể như sau:
Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách về “Cách xác định tài sản riêng của vợ chồng”. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý về hôn nhân gia đình; vui lòng liên hệ Luật Hùng Bách theo một trong các phương thức sau:
Trân trọng!
Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…
Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…
Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…
Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…
Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…
LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…