Luật sư Ly hôn

CÁCH GIÀNH QUYỀN NUÔI CON TRÊN 3 TUỔI KHI LY HÔN

Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi có vấn đề cần tư vấn như sau: Vợ chồng tôi kết hôn với nhau vào năm 2015. Chúng tôi có 01 con chung 4 tuổi. Trong thời gian chung sống, vợ chồng tôi xảy ra nhiều mâu thuẫn nên chúng tôi quyết định ly hôn. Tuy nhiên, vợ chồng tôi đều muốn giành quyền nuôi con. Luật sư cho tôi hỏi, tôi phải làm gì để giành quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn? Hồ sơ, thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con như thế nào? Mong Luật sư giải đáp.

Chào bạn, trường hợp của bạn Luật Hùng Bách tư vấn như sau:

Quy định quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn

Theo quy định pháp luật hiện nay, sau ly hôn cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con trong các trường hợp sau đây:

  • Con chưa thành niên.
  • Con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
  • Con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Căn cứ khoản 2, điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 (LHNGĐ) quy định như sau:

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Như vậy, quyền nuôi con 4 tuổi khi ly hôn sẽ được giải quyết dựa trên nguyên tắc tôn trọng thỏa thuận của vợ chồng. Khi vợ chồng thống nhất được vấn đề con chung thì Tòa án sẽ công nhận sự thỏa thuận này. Trường hợp xảy ra tranh chấp, quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn được giải quyết dựa trên phán quyết của Tòa án. Tòa án sẽ dựa trên lợi ích về mọi mặt của con để đưa ra quyết định.

Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định quyền, nghĩa vụ của cha mẹ sau khi ly hôn như sau:

Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

  • Cha/mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
  • Cha/mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  • Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
  • Cha/mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

  • Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của LHNGĐ. Yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
  • Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Luật sư tư vấn ly hôn giành quyền nuôi con – 0988.732.880

Điều kiện giành quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn

Vấn đề chứng minh về điều kiện nuôi con khi giải quyết tranh chấp quyền nuôi con trên 3 tuổi có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện của các bên để đưa ra phán quyết. Bên nào có điều kiện tốt hơn Tòa án sẽ ưu tiên giao con cho bên đó nuôi dưỡng. Điều này nhằm đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho con khi cha mẹ ly hôn. Điều kiện để giành quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn bao gồm:

Thứ nhất, điều kiện về vật chất để giành quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn

  • Điều kiện về chỗ ở: vợ/chồng cần đảm bảo chỗ ở ổn định khi ly hôn giành quyền nuôi con. Để con được phát triển tốt nhất trong quá trình sinh hoạt, học tập, vui chơi, giải trí. Chỗ ở có thể là nhà riêng; nhà của bố mẹ hoặc nhà thuê dài hạn.
  • Điều kiện về kinh tế: vợ/chồng phải đảm bảo điều kiện kinh tế trong quá trình nuôi dưỡng con. Bên nào có điều kiện kinh tế tốt hơn sẽ chiếm ưu thế khi giành quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn. Bởi lẽ, khi kinh tế ổn định, cha/mẹ sẽ đáp ứng đầy đủ những nhu cầu thiết yếu hàng ngày của con. Giúp con được phát triển trong môi trường tốt nhất, đầy đủ nhất về mọi mặt.

Thứ hai, điều kiện về tinh thần để giành quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn

  • Điều kiện về thời gian: Ở độ tuổi này, người con cần nhiều sự quan tâm, chăm sóc từ cha, mẹ. Do đó, cha mẹ cần đảm bảo được thời gian để gần gũi, chăm sóc con.
  • Điều kiện về sức khỏe của vợ/chồng phải đảm bảo để chăm sóc, nuôi dưỡng con.
  • Tư cách đạo đức, lối sống: Nhân cách con người trước tiên được hình thành từ nền tảng giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình. Cha, mẹ là tấm gương để con hình thành và hoàn thiện nhân cách. Do đó, cha mẹ cần phải có tư cách đạo đức tốt, lối sống lành mạnh để giáo dục con nuôi.

Thứ ba, chứng minh đối phương không đủ điều kiện để nuôi con

Để tăng thêm lợi thế khi tranh chấp quyền nuôi con trên 3 tuổi, bạn có thể thu thập chứng cứ chứng minh đối phương không đủ các điều kiện nêu trên để Tòa án xem xét. Những vấn đề cần chứng minh trong trường hợp này bao gồm:

– Đối phương không đủ điều kiện về vật chất: Bạn cần phải chứng minh vợ không đủ điều kiện về chỗ ở, công việc, thu nhập để nuôi con. Những điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của con nếu được Tòa giao quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn.

– Trong thời gian đang chung sống, đối phương không quan tâm đến con, hay đánh đập, bạo lực với con về tinh thần và thể xác, ngăn cản, không tạo điều kiện cho con được phát triển năng khiếu…Điều này sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến việc phát triển toàn diện của con.

– Chứng cứ chứng minh nguyên nhân ly hôn là do lỗi của đối phương. Ví dụ như ngoại tình, bạo lực gia đình, không quan tâm chăm sóc gia đình… Qua đó, khẳng định đối phương là một tấm gương không tốt với con. Nếu để con sống chung với đối phương sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của con…

Bên cạnh đó, bạn cần phải cung cấp chứng cứ chứng minh cụ thể, rõ ràng, đủ sức thuyết phục để Tòa án căn cứ vào đó xem xét, quyết định giao quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn cho bạn.

Xem thêm: BẰNG CHỨNG ĐỂ GIÀNH QUYỀN NUÔI CON GỒM NHỮNG GÌ?

LUẬT SƯ GIÀNH QUYỀN NUÔI CON0988.732.880

Hồ sơ ly hôn khi con trên 36 tháng tuổi

Khi giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn, người khởi kiện cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây:

  • Đơn ly hôn giành quyền nuôi con.
  • Giấy chứng nhận kết hôn (Bản chính/Bản trích lục).
  • CCCD/CMND/Hộ chiếu của vợ chồng (Bản sao chứng thực).
  • Giấy tờ chứng minh nơi cư trú vợ chồng (Bản sao chứng thực).
  • Giấy khai sinh con (Bản sao).
  • Giấy tờ liên quan chứng minh tài sản trong trường hợp có tranh chấp về tài sản (Nếu có).
  • Các tài liệu, chứng cứ chứng minh người khởi kiện đủ điều kiện về vật chất, tinh thần để đảm bảo việc nuôi con.
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh bên vợ/chồng vi phạm đạo đức. Bên vợ/chồng vi phạm nghĩa vụ vợ chồng; không đủ điều kiện để nuôi con; …

Bằng chứng để giành quyền nuôi con trên 3 tuổi.

Khi giải quyết, đối với trường hợp con trên 3 tuổi đến dưới 7 tuổi. Cha và mẹ có quyền giành quyền nuôi con thông qua việc chứng minh được ai sẽ là người có đủ điều kiện vật chất và tinh thần để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích cho đứa trẻ. Bạn cần chuẩn bị:

  • Tài liệu chứng tỏ khả năng tài chính. Bao gồm: các giấy tờ liên quan đến thu nhập như hợp đồng lao động, hóa đơn thanh toán (tiền thuê nhà; hóa đơn tiền điện nước; hóa đơn tiền ăn uống; hóa đơn tiền y tế của con;…); và các chứng từ tài chính khác.
  • Bằng chứng về khả năng cung cấp cho con môi trường sống tốt nhất. Bao gồm: thông tin về nhà ở; địa điểm con sẽ sống; điều kiện sinh hoạt; cơ sở vật chất và các tiện nghi khác…
  • Bằng chứng về mối quan hệ giữa bạn và con. Bao gồm: những bức ảnh, video, thư tay giữa bạn và con…
  • Bằng chứng về sự quan tâm và sự chăm sóc của bạn đối với con cái. Bao gồm: việc đưa con đi học; đưa con đi chơi; tham dự các sự kiện của trường; các hoạt động ngoại khóa khác;…
  • Bằng chứng về sự phát triển của con cái. Bao gồm: báo cáo học tập; báo cáo y tế; các giấy tờ khác liên quan đến sự phát triển của con…

Thủ tục giành quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn

Để giành quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn, người khởi kiện thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện ly hôn tranh chấp quyền nuôi con trên 3 tuổi

Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện ly hôn tranh chấp quyền nuôi con tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú, làm việc của bị đơn. Trong trường hợp bị đơn ở nước ngoài thì nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Bước 3: Tòa án xem xét đơn khởi kiện giành quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn. Nếu đơn hợp lệ, Tòa án tiến hành ra thông báo đóng tiền tạm ứng án phí. Người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện. Nếu Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết thì nộp tại Cục thi hành án dân sự cấp tỉnh. Sau đó, người khởi kiện nộp biên lai đóng tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Bước 4: Tòa án thực hiện xác minh hồ sơ, chứng cứ, tiến hành hòa giải vụ việc ly hôn giành quyền nuôi con

Bước 5: Tòa án mở phiên Tòa xét xử sơ thẩm theo thủ tục tố tụng dân sự. Thẩm phán ra bản án ly hôn. Nếu không đồng ý với bản án của Tòa án thì một trong các bên có quyền kháng cáo trong thời hạn luật định.

Trường hợp bạn cần tư vấn, hỗ trợ thực hiện thủ tục giành quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn, vui lòng liên hệ đến 0988.732.880 (Zalo) để được tư vấn.

Thay đổi quyền nuôi con trên 3 tuổi được không?

Câu hỏi: Chào Luật sư, vợ chồng tôi ly hôn vào năm 2021. Theo bản án của Tòa, vợ cũ là người trực tiếp chăm sóc con. Hiện tại con tôi đã được 5 tuổi. Tuy nhiên, thời gian gần đây vợ cũ thường xuyên đi sớm về khuya, không quan tâm chăm sóc con. Hơn nữa, điều kiện kinh tế của cô ấy không còn được đảm bảo. Với tình hình hiện tại, nếu con tôi tiếp tục sống với mẹ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của bé. Luật sư cho tôi hỏi, tôi  có thể giành lại quyền nuôi con sau ly hôn được không? Cảm ơn Luật sư.

Trả lời: Chào bạn, trường hợp của bạn Luật Hùng Bách tư vấn như sau:

Theo khoản 2 điều 84 LHNGĐ, quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Theo quy định nêu trên, để giành lại quyền nuôi con sau ly hôn, bạn cần thực hiện theo các cách sau:

Vợ chồng thỏa thuận về việc thay đổi quyền nuôi con trên 3 tuổi

Sau ly hôn, vợ chồng có quyền thỏa thuận lại với nhau vấn đề nuôi dưỡng con chung. Khi các bên đã thống nhất vấn đề thay đổi quyền nuôi con thì các bên cần yêu cầu Tòa án công nhận thỏa thuận này. Thỏa thuận thay đổi quyền nuôi con cần phải xuất phát từ lợi ích về mọi mặt của con. Sau khi thay đổi quyền nuôi con, cha mẹ phải đảm bảo con được sống trong môi trường tốt nhất, đầy đủ nhất cho sự phát triển của con.

Khởi kiện giành lại quyền nuôi con sau ly hôn

Khi xảy ra tranh chấp về quyền nuôi con sau ly hôn, người không trực tiếp nuôi con cần phải chứng minh được người trực tiếp nuôi con không còn đảm bảo được các điều kiện để tiếp tục nuôi con. Nếu con tiếp tục sống với người đang trực tiếp nuôi dưỡng  thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích về mọi mặt của con nên cần phải thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Bên cạnh đó, người khởi kiện cần phải chứng minh được minh đủ điều kiện để nuôi con. Các điều kiện được xét đến bao gồm điều kiện về vật chất và điều kiện về tinh thần. Những điều kiện này đảm bảo cho sự phát triển về mọi mặt của con sau khi cha/mẹ thay đổi quyền nuôi con.

Để thực hiện thủ tục giành lại quyền nuôi con sau ly hôn, người không trực tiếp nuôi con cần nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án. Đồng thời, người khởi kiện cần cung cấp cho Tòa án những tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu khởi kiện của mình có căn cứ.

Trường hợp bạn cần tư vấn, hỗ trợ thực hiện thủ tục giành lại quyền nuôi con sau ly hôn, vui lòng liên hệ Luật Hùng Bách qua số 0988.732.880 để được tư vấn.

Xem thêm: MUỐN THAY ĐỔI QUYỀN NUÔI CON SAU LY HÔN CẦN LÀM GÌ?

Không có thu nhập có giành được quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn không?

Như đã phân tích ở trên; việc có hay không thu nhập không phải là yếu tố duy nhất được xem xét khi tòa án quyết định về quyền nuôi con trong trường hợp ly hôn. Tòa án sẽ dựa vào: sự quan tâm và chăm sóc của cha mẹ đối với con; mối quan hệ giữa cha, mẹ và con; sự ổn định của mỗi đương sự; tình trạng sức khỏe của cha, mẹ và ý kiến của con trong từng trường hợp cụ thể.

Nếu một người không có thu nhập tuy nhiên có khả năng chăm sóc con tốt, sẵn sàng bảo vệ và đảm bảo cho con được sống tốt đẹp. Tòa án có thể xem xét cho người đó giành quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn.

Ví dụ trường hợp: Người mẹ làm nội trợ ở nhà, không có thu nhập cụ thể; nhưng chứng minh được rõ ràng, cụ thể về khả năng chăm sóc con của mình. Bao gồm khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con như: chăm sóc sức khỏe; giáo dục; dinh dưỡng và nhu cầu tinh thần.

Dịch vụ luật sư tư vấn, bảo vệ quyền nuôi con

Luật Hùng Bách là đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên sâu trong lĩnh vực Hôn nhân gia đình. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, chúng tôi tự tin cung cấp tới khách hàng những gói dịch vụ pháp lý với các tiêu chí:

  • Hỗ trợ tư vấn pháp luật ly hôn tranh chấp quyền nuôi con;
  • Cung cấp mẫu đơn ly hôn; mẫu đơn ly hôn thuận tình của các tòa án;
  • Hỗ trợ soạn đơn ly hôn; hồ sơ ly hôn.
  • Tư vấn, hỗ trợ thu thập chứng cứ, tài liệu ly hôn thuận tình; ly hôn tranh chấp quyền nuôi con.
  • Giải quyết tranh chấp nuôi con khi ly hôn; tranh chấp quyền nuôi con sau khi ly hôn.
  • Dịch vụ luật sư ly hôn thuận tình nhanh;
  • Dịch vụ ly hôn đơn phương nhanh;
  • Tham gia tố tụng giải quyết ly hôn phân chia tài sản;
  • Hỗ trợ các thủ tục pháp lý khác.

Liên hệ Luật sư ly hôn tranh chấp quyền nuôi con

Trên đây là nội dung của Luật Hùng Bách về “Cách giành quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn“. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý uy tín, trách nhiệm và có kinh nghiệm chuyên sâu, Luật Hùng Bách cung cấp đến bạn dịch vụ pháp lý trên phạm vi toàn quốc.

Nếu bạn cần tư vấn và hỗ trợ quy định pháp luật về thủ tục ly hôn đơn phương, ly hôn đơn phương nhanh nhất. Bạn có thể liên hệ Luật Hùng Bách thông qua các cách sau:

  • Văn phòng Hồ Chí Minh: Số 33, Đường Số 4, Phường 7, quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng Hà Nội: Số 32 Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Văn phòng Đà Nẵng: Số 48 Mai Dị, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Đà Nẵng.
  • Văn phòng Hà Tĩnh: Số 24 – 26 Phan Đình Phùng, phường Nam Hà, Tp. Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
  • Văn phòng đại diện tại Nhật Bản: 581-0019, Osakafu, YaOshi, Minami, Kozaka aicho 2-1-23-101.
  • Điện thoại/Zalo/Viber/Whatsapp): 0988.732.880
  • Fanpage: https://www.facebook.com/LuatHungBachhttps://www.facebook.com/Lhb.hcm
  • Trang web: https://lhblaw.vn/https://luathungbach.vn/
  • Email: luathungbach.hcm@gmail.com

Trân Trọng!

V.H

5/5 - (1 bình chọn)
Luật Hùng Bách

Recent Posts

ĐƠN KÊU OAN TRÌNH BÀY NHƯ THẾ NÀO?

Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…

3 tuần ago

TRÌNH TỰ THỦ TỤC VÀ MẪU ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM

Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…

4 tuần ago

CÁC MẪU ĐƠN YÊU CẦU ĐỀ NGHỊ TRONG HÌNH SỰ

Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…

4 tuần ago

DỊCH VỤ LUẬT SƯ HÌNH SỰ UY TÍN

Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…

4 tuần ago

LƯU Ý PHÁP LÝ, KINH NGHIỆM MUA CHUNG CƯ AN TOÀN

Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…

3 tháng ago

Tuyển dụng Thực tập sinh, Chuyên viên pháp lý

LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…

6 tháng ago