Luật sư Đất đai

CÓ NÊN NHỜ NGƯỜI ĐỨNG TÊN MUA NHÀ ĐẤT TẠI VIỆT NAM?

Thực tế hiện nay, có rất nhiều cá nhân nước ngoài muốn đầu tư hoặc mua nhà ở Việt Nam nhưng không nắm được các quy định pháp luật Việt Nam hoặc nhiều trường hợp Việt kiều muốn mua nhà đất tại Việt Nam nhưng sợ mất thời gian làm thủ tục nên đã chuyển tiền nhờ người thân, bạn bè ở Việt Nam đứng tên hộ. Vậy pháp luật quy định thế nào về vấn đề này? Có nên nhờ người khác đứng tên mua nhà đất không? Nhờ người khác đứng tên mua nhà đất nhưng có tranh chấp thì giải quyết thế nào? Hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề này nhưng không biết làm thế nào? Hãy liên hệ trực tiếp số điện thoại/zalo 0979.964.828  – Luật Hùng Bách để được Luật sư tư vấn và hỗ trợ.

Việt kiều, người nước ngoài có được mua nhà đất ở Việt Nam không?

Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt kiều)

Theo quy định của Luật Đất đai 2013, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua; thuê mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc; được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở.

Điều kiện để được công nhận quyền sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài:

  • Phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
  • Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức mua; thuê mua nhà ở thương mại của tổ chức kinh doanh bất động sản; mua, nhận tặng cho; nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định.

Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu đáp ứng điều kiện nêu trên sẽ được mua; thuê mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở.

Đối với người nước ngoài

Theo quy định tại Điều 5; Điều 169 Luật Đất đai 2013, người nước ngoài không thuộc đối tượng được nhận chuyển quyền sử dụng đất tại Việt Nam. Vì vậy, người nước ngoài sẽ không được phép nhận chuyển nhượng, mua bán đất tại Việt Nam. Tuy nhiên, người nước ngoài vẫn được sở hữu nhà ở tại Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Nhà ở.

Điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

  • Đối với cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam: Phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định pháp luật.
  • Đối với cá nhân nước ngoài: Phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi; miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định pháp luật.

Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau:

  • Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định pháp luật;
  • Mua, thuê mua; nhận tặng cho; nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại; trừ khu vực bảo đảm quốc phòng; an ninh theo quy định pháp luật Việt Nam.

Như vậy, nếu đáp ứng các điều kiện nêu trên thì người nước ngoài có thể sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Tuy nhiên, người nước ngoài chỉ được mua nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư; nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại; không được mua ngoài khu vực này.

Nếu bạn cần tư vấn hỗ trợ lựa chọn dự án, căn hộ, bạn có thể liên hệ số điện thoại/zalo 0979.964.828 để được Luật sư tư vấn về các dự án, căn hộ được bán cho người nước ngoài tại Việt Nam.

Luật sư tư vấn hỗ trợ người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam – 0979.964.828

Có nên nhờ người đứng tên mua nhà đất tại Việt Nam?

Theo quy định của Luật Đất đai 2013, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (giấy chứng nhận) là chứng thư pháp lý chứng minh cho việc sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất. Do đó, việc để người khác đứng tên trên giấy chứng nhận nhà đất đồng nghĩa với việc Nhà nước thừa nhận quyền sử dụng; sở hữu của người đó đối với nhà đất.

Theo đó, người đứng tên trên giấy chứng nhận được hưởng các quyền lợi sau:

  • Được hưởng thành quả lao động; kết quả đầu tư trên đất;
  • Được Nhà nước bảo hộ khi có người xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình;
  • Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất;
  • Được chuyển đổi; mua bán; cho thuê; cho thuê lại; thừa kế; tặng cho; thế chấp; góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Việc nhờ đứng tên hộ trên giấy chứng nhận sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà người mua nhà, đất không thể lường trước được như:

  • Nếu người được nhờ có ý định chiếm đoạt tài sản. Về mặt pháp lý, đây là tài sản của họ vì đã được Nhà nước công nhận nên họ có quyền quản lý; sử dụng; định đoạt theo quy định pháp luật;
  • Nếu người đứng tên hộ có nghĩa vụ phải thực hiện với người thứ ba hoặc; với cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thì giấy chứng nhận đó rất có thể sẽ trở thành tài sản phải thi hành án;
  • Nếu người đứng tên hộ chết thì tài sản đó đương nhiên trở thành di sản của người đã chết và được chia thừa kế theo quy định;
  • Nếu tài sản đó được hình thành trong thời kỳ hôn nhân, vợ hoặc chồng của người đứng tên hộ yêu cầu ly hôn và chia tài sản chung của vợ chồng thì tài sản đó sẽ được chia cho vợ, chồng của người đứng tên hộ.

Khi xảy ra các trường hợp nêu trên sẽ rất khó để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người nhờ đứng tên. Vì vậy, để tránh các rủi ro này nên hạn chế tối đa việc nhờ người đứng tên hộ. Trong trường hợp thật sự cần thiết phải nhờ người khác đứng tên hộ thì giữa hai bên cần phải có văn bản thỏa thuận rõ ràng; ràng buộc trách nhiệm giữa hai bên.

Nếu bạn đang gặp phải tranh chấp nhà đất do nhờ người đứng tên hộ nhưng không biết làm thế nào? Bạn có thể liên hệ Luật Hùng Bách qua số điện thoại/zalo 0979.964.828 để được Luật sư tư vấn, hỗ trợ giải quyết tranh chấp.

Kinh nghiệm khi nhờ người đứng tên mua nhà đất tại Việt Nam

Cách tốt nhất để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình là chủ sở hữu nên tự mình trực tiếp mua và đứng tên trên các tài sản đã mua. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết phải nhờ người khác đứng tên hộ, người nhờ đứng tên cần lưu ý các kinh nghiệm sau để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình:

Thứ nhất, có văn bản thỏa thuận rõ ràng về việc nhờ đứng tên hộ

Người nhờ đứng tên hộ nên chọn những người thật sự tin tưởng; thân thiết và lập một văn bản thỏa thuận rõ ràng với các nội dung như sau:

  • Thông tin của hai bên;
  • Thời điểm phát sinh, mục đích lập văn bản thỏa thuận;
  • Nội dung thỏa thuận;
  • Trường hợp thuê hoặc nhờ người khác đứng tên hộ và có trả phí; trong văn bản thỏa thuận nên ghi rõ các điều khoản liên quan đến số tiền cần thanh toán (chi phí, thù lao đứng tên);
  • Các điều khoản về chi phí mua bán; xây dựng, thanh toán căn nhà (nếu có);
  • Các điều khoản về hoàn trả, chi phí hoàn trả (nếu có);
  • Các mức phạt và chế tài khi vi phạm;
  • Chữ ký của hai bên; người làm chứng (nếu có).

Liên hệ Luật sư tư vấn nhà đất – Luật Hùng Bách theo số điện thoại/zalo 0979.964.828 để được Luật sư tư vấn pháp luật về nhà đất miễn phí.

Thứ hai, lưu lại các bằng chứng chứng minh bạn đã nhờ người khác đứng tên hộ

Người nhờ đứng tên cần phải lưu lại xác nhận giao dịch chuyển tiền như hóa đơn; biên lai trả tiền khi thanh toán tiền mua nhà đất hoặc ghi âm cuộc trò chuyện,… Người nhờ đứng tên nên cùng người được nhờ đứng tên giao dịch trực tiếp với bên bán như đi xem nhà; thỏa thuận đặt cọc; thanh toán và giao nhận tiền.

Ngoài ra, người nhờ đứng tên có thể là người trực tiếp trả tất cả các hóa đơn như: Các hóa đơn về sửa chữa; bảo dưỡng; nâng cấp cải tạo căn nhà hay điện nước mạng, tiền thuế sử dụng đất,… và giữ lại những biên lai đó để chứng minh khi có tranh chấp xảy ra.

Thứ ba, kịp thời báo với cơ quan có thẩm quyền khi người được nhờ có dấu hiệu muốn chiếm đoạt tài sản

Nếu nhận thấy bên được nhờ đứng tên có dấu hiệu muốn chiếm đoạt tài sản, người nhờ đứng tên cần làm đơn gửi ngay đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để có biện pháp xử lý kịp thời.

Việc để người khác đứng tên trên giấy chứng nhận tiềm ẩn rất nhiều rủi ro vì họ đã được Nhà nước thừa nhận quyền sử dụng; sở hữu đối với nhà đất đó. Do đó, họ có thể thực hiện các giao dịch về nhà đất như tặng cho, bán, thế chấp… Điều này có thể làm cho người nhờ đứng tên mất tài sản hoặc nếu lấy lại được tài sản cũng tốn nhiều công sức; thời gian và tiền bạc.

Vì vậy, để đảm bảo về quyền lợi của mình, bạn nên tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật khi thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản. Nếu bạn không nắm rõ các quy định pháp luật, bạn có thể liên hệ Luật Hùng Bách theo số điện thoại/zalo 0979.964.828  để được Luật sư tư vấn hỗ trợ các vấn đề pháp lý.

Cách giải quyết tranh chấp nhờ người đứng tên mua nhà đất

Câu hỏi:

“Tôi là người Việt Nam làm ăn sinh sống tại Mỹ. Năm 2017 tôi có mua 01 căn nhà gắn với quyền sử dụng đất, tôi có nhờ người anh trong gia đình đứng tên mua hộ. Nay tôi về Việt Nam tôi muốn lấy lại nhà đất đó để ở nhưng anh đó không trả lại cho tôi mà bảo Sổ đỏ đứng tên của anh nên nhà đất là của anh. Tôi không biết phải làm sao để đòi lại nhà đất, đất đó là do tôi mua nhưng do lúc đó tôi không về Việt Nam được nên tôi đã chuyển tiền để anh tôi mua hộ và anh đã được cấp Sổ đỏ. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, tôi cám ơn Luật sư”.

Luật sư giải đáp:

Theo quy định của Luật Đất đai, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ) là chứng thư pháp lý chứng minh cho việc sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất. Vì vậy, khi bạn nhờ người đứng tên trên giấy chứng nhận thì Nhà nước đã thừa nhận quyền sử dụng; sở hữu của người đó đối với nhà đất.

Trường hợp bạn đã nhờ người khác đứng tên mua nhà đất thì bạn và người được nhờ nên thỏa thuận để người được nhờ tư nguyện trả lại tài sản cho bạn. Khi đó, hai bên nên thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất; quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (hay còn gọi là sang tên Sổ đỏ) để tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bạn.

Trường hợp bạn và người nhờ đứng tên không thể thỏa thuận được; bạn có thể khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để có thể đòi lại tài sản. Tuy nhiên, khi khởi kiện ra Tòa án bạn cần phải thu thập các tài liệu; chứng cứ chứng minh việc bạn đã người khác đứng tên hộ như văn bản thỏa thuận của hai bên về việc nhờ đứng tên hộ; giấy cam kết; giấy tờ về việc giao nhận; thanh toán tiền; người làm chứng,… Khi có đủ các tài liệu, chứng cứ nêu trên thì Tòa án sẽ xem xét các tình tiết để giải quyết vụ việc một cách thỏa đáng nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Xem thêm: Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai

Luật sư chuyên tư vấn nhà đất cho người nước ngoài – Luật Hùng Bách

Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý tận tâm, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhà Đất. Luật Hùng Bách sẵn sàng hỗ trợ người nước ngoài thực hiện thủ tục mua bán nhà đất tại Việt Nam như:

  • Tư vấn điều kiện người nước ngoài được mua nhà ở tại Việt Nam;
  • Tư vấn thủ tục người nước ngoài được mua nhà ở tại Việt Nam;
  • Tư vấn xem xét tính pháp lý của các dự án; căn hộ chung cư hay nhà ở mà người nước ngoài đang có nhu cầu mua;
  • Tư vấn và hỗ trợ người nước ngoài soạn thảo Hợp đồng đặt cọc; Hợp đồng mua bán;
  • Hỗ trợ người nước ngoài hoàn tất hồ sơ mua bán nhà tại Việt Nam;
  • Nhận ủy quyền thực hiện các thủ tục tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Theo dõi và thông báo tiến độ hồ sơ đến khách hàng;
  • Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng

Liên hệ Luật sư đất đai – Luật Hùng Bách

Người nước ngoài muốn mua nhà đất ở Việt Nam hoặc cần tư vấn hỗ trợ các dịch vụ nêu trên có thể liên hệ đến Luật Hùng Bách làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

5/5 - (2 bình chọn)
Hồ Thị Cẩm Vân

Recent Posts

ĐƠN KÊU OAN TRÌNH BÀY NHƯ THẾ NÀO?

Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…

3 tháng ago

TRÌNH TỰ THỦ TỤC VÀ MẪU ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM

Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…

3 tháng ago

CÁC MẪU ĐƠN YÊU CẦU ĐỀ NGHỊ TRONG HÌNH SỰ

Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…

3 tháng ago

DỊCH VỤ LUẬT SƯ HÌNH SỰ UY TÍN

Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…

3 tháng ago

LƯU Ý PHÁP LÝ, KINH NGHIỆM MUA CHUNG CƯ AN TOÀN

Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…

5 tháng ago

Tuyển dụng Thực tập sinh, Chuyên viên pháp lý

LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…

8 tháng ago