Luật sư Ly hôn

CON DƯỚI 36 THÁNG TUỔI AI ĐƯỢC NUÔI KHI LY HÔN

Tranh chấp quyền nuôi con là dạng tranh chấp phổ biến khi ly hôn. Vậy pháp luật quy định như thế nào về quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi? Bố có được nuôi con dưới 36 tháng tuổi không? Trường hợp nào mẹ không được nuôi con dưới 36 tháng tuổi? Bài viết dưới đây Luật Hùng Bách sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này.
Mọi thắc mắc, nhu cầu Luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp nuôi con khi ly hôn được tiếp nhận qua Hotline 0988.732.880 (Zalo).

Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi được quy định thế nào?

Pháp luật Việt Nam quy định về quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi như sau:

Khoản 3 Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”

Như vậy, khi cha mẹ ly hôn, với trường hợp đặc biệt như con dưới 36 tháng tuổi, quy định của pháp luật ưu tiên quyền trực tiếp nuôi con cho người mẹ. Tuy nhiên, có 2 trường hợp, Toà án xem xét giao con cho bố trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng:

>>> Trường hợp cha, mẹ có thỏa thuận về giải quyết quyền nuôi con.

Về bản chất, việc ly hôn giành quyền nuôi con là vụ việc dân sự. Trong quan hệ dân sự, Toà án tôn trọng thoả thuận của các bên. Do vậy, trong trường hợp, vợ chồng thống nhất thoả thuận để người chồng trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng con thì Toà án giao con cho người chồng nuôi. Tuy nhiên, thoả thuận phải đảm bảo phù hợp với lợi ích của con.

>>> Trường hợp người mẹ không có đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng con có thể kể đến một số trường hợp cụ thể như: Người mẹ đang thi hành án phạt tù; Người mẹ bị mất nhận thực năng lực hành vi; Không có điều kiện để nuôi dưỡng con,… Trong trường hợp này, Toà án có thể xem xét cho người cha nuôi dưỡng con.

Luật sư tư vấn ly hôn giành quyền nuôi con – 0988.732.880

Bố có được nuôi con dưới 36 tháng tuổi không?

Câu hỏi:

Chào Luật sư. Tôi và vợ quyết định ly hôn sau 3 năm chung sống. Con chúng tôi hiện tại 19 tháng tuổi. Tôi muốn giành quyền nuôi con. Tôi có tìm hiểu, pháp luật quy định con dưới 36 tháng tuổi toà án sẽ giao cho mẹ nuôi. Tôi thực sự muốn nuôi con, tôi muốn cháu được sống trong một môi trường tốt. Vợ tôi hiện tại đang làm công nhân, đang ở nhà thuê, nhà ngoại lại ở xa nên không thể phụ giúp được vợ tôi. Tôi là chủ xưởng đóng giày, thu nhập cao, thời gian linh hoạt nên việc chăm con cũng dễ dàng. Luật sư, tư vấn giúp tôi, vậy có khả được giành quyền nuôi con không?

Luật Hùng Bách giải đáp:

Pháp luật quy định:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, pháp luật Việt Nam quy định rất rõ, việc con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho mẹ nuôi. Tuy nhiên người bố vẫn được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi nếu thuộc trường hợp dưới đây:

Trường hợp 1: Vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau về người sẽ trực tiếp nuôi dạy, chăm sóc con thì quyền nuôi con dưới con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn sẽ theo thỏa thuận của vợ chồng.
Trường hợp 2: Trường hợp vợ chồng đều muốn giành quyền nuôi con khi ly hôn thì chồng yêu cầu Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, nếu người chồng chứng minh được vợ không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì quyền nuôi con sẽ thuộc về người chồng. Cụ thể như sau:

Chứng minh người mẹ không có điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng:

  • Người mẹ không có việc làm ổn định, không có thu nhập, có nhiều khoản nợ riêng, không có chỗ ở ổn định. Ngoài ra còn xét đến yếu tố bỏ bê con cái, không có thời gian nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.
  • Người mẹ bị mất năng lực hành vi dân sự, mất tích, có dấu hiệu mắc các bệnh về tâm thần, mắc các bệnh hiểm nghèo, nan y, sức khỏe yếu cần phải điều trị mà không thể chăm sóc con được.
  • Người mẹ bị tước quyền nuôi con.
  • Bị kết án về tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý. Có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con trẻ. Phá tán tài sản của con. Có lối sống đồi trụy, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Đồng thời, người bố cần chứng minh mình có khả năng đáp ứng cho con về điều kiện vật chất, tinh thần.
Trường hợp 3: Trong vụ án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Người mẹ tự ý bỏ đi từ khi con còn rất nhỏ, không quan tâm đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Người con được người cha nuôi dưỡng, chăm sóc trong điều kiện tốt và đã quen với điều kiện, môi trường sống đó. Trường hợp này, con sẽ được giao cho bố nuôi nếu có tranh chấp dù con dưới 36 tháng tuổi.

Như vậy, nếu bạn thuộc các trường hợp trên, bạn hoàn toàn có thể được quyền trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Tuy nhiên, thực tế việc người bố muốn chăm sóc con 36 tháng tuổi, việc thu thập bằng chứng, chứng minh để được nuôi con rất khó.

Nếu bạn cũng đang gặp phải trường hợp này, muốn giành quyền nuôi con bạn liên hệ Luật Hùng Bách theo số hotline 0988.732.880 để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

>>> Xem thêm: CHỒNG CÓ ĐƯỢC GIÀNH QUYỀN NUÔI CON DƯỚI 36 THÁNG TUỔI?

Trường hợp nào mẹ không được nuôi con dưới 36 tháng tuổi?

Theo quy định con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Từ căn cứ trên, người mẹ có thể không giành được quyền nuôi con trong các trường hợp như:

Mẹ mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Một người chỉ bị coi là mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi khi người này bị Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Như vậy, quyết định của Tòa án là căn cứ, cơ sở để xác định một người có phải là người bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi không. Khi người mẹ có quyết đình trên của toà án thì Toà án xem xét không giao con cho người mẹ trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng.

Mẹ bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền với con.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình. Mẹ sẽ bị hạn chế quyền với con chưa thành niên nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
  • Mẹ bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con;
  • Mẹ có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
  • Mẹ có hành vi phá tán tài sản của con.
  • Mẹ có lối sống đồi trụy.
  • Mẹ xúi giục, ép buộc con là điều trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Do đó, nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì người mẹ sẽ bị hạn chế quyền với con chưa thành niên. Bao gồm cả quyền trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc con chung.

Con dưới 36 tháng tuổi, cấp dưỡng như thế nào?

Câu hỏi: 

Chào Luật sư Luật Hùng Bách vợ chồng tôi thống nhất ly hôn. Con tôi 2 tuổi. Tôi sẽ là người trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng con. Chồng tôi được quyền thăm nom con. Hiện tại, vợ chồng chỉ còn tranh chấp về mức cấp dưỡng nuôi con. Tôi mong muốn mức cấp dưỡng là 5.000.000 đồng một tháng. Tuy nhiên, chồng tôi không đồng ý, anh ấy chỉ muốn cấp dưỡng 3.000.000 đồng một tháng. Luật sư tư vấn giúp tôi, tôi đưa ra mức cấp dưỡng như vậy, Toà án có chấp nhận không? 

Luật Hùng Bách  giải đáp:

Mức cấp dưỡng căn cứ vào:
  • Thu nhập của người cấp dưỡng;
  • Khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng;
  • Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng;
Trường hợp các bên không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tòa án chỉ giải quyết khi các bên không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được.
Về phương thức cấp dưỡng. Điều 117 Luật này quy định, việc cấp dưỡng có thể thực hiện hàng tháng, hàng quý, nửa năm hoặc một lần. Các bên cũng có thể thỏa thuận về phương thức cấp dưỡng. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Pháp luật không có quy định giới hạn mức cấp dưỡng là bao nhiêu. Nếu không thảo thuận được mức cấp dưỡng. Tòa án sẽ tuyên mức cấp dưỡng theo quy định của pháp luật và điều kiện thực tế của các bên.

Thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Bước 1: Nộp hồ sơ tại Tòa án có thẩm quyền.

Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hồ sơ ly hôn theo quy định của pháp luật. Chuẩn bị đầy đủ những bằng chứng, chứng cứ chứng minh đối phương không đủ điều kiện để nuôi con.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ. Chồng có thể lựa chọn phương thức nộp hồ sơ sau tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Bước 2: Nhận thông báo của Tòa án.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện. Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công. Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện và đưa ra một trong các quyết định sau đây:
  • Hồ sơ chưa đủ điều kiện: Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện.
  • Hồ sơ đã đủ điều kiện: Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường.
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền. Thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác.
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Bước 3: Nhận thông báo thụ lý.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án thụ lý. Tòa án sẽ ra thông báo thụ lý bằng văn bản cho người khởi kiện, người bị kiện, người có nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết tranh chấp con chung dưới 3 tuổi khi vợ chồng ly hôn, cho Viện Kiểm sát cùng cấp về việc đã thụ lý đơn giành quyền nuôi con khi ly hôn.

Bước 4: Toà triệu tập các đương sự.

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Trường hợp tranh chấp quyền nuôi con sẽ có thời gian chuẩn bị xét xử là 04 tháng. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá 02 tháng.

Bước 5: Xét xử vụ án tranh chấp quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án mở phiên tòa. Thời hạn 01 tháng này có thể kéo dài thành 02 tháng nếu có lý do chính đáng.
>>> Trường hợp bạn có nhu cầu ly hôn giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Nhưng công việc bận rộn, không có thời gian tham gia phiên toà, không biết bắt đầu từ đâu, không biết thực hiện thủ tục như thế nào? Liên hệ Luật Hùng Bách theo số hotline số 0988.732.880

LIÊN HỆ LUẬT SƯ LY HÔN LUẬT HÙNG BÁCH

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hùng Bách về “CON DƯỚI 36 THÁNG TUỔI AI ĐƯỢC NUÔI KHI LY HÔN”. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn pháp lý trong các lĩnh vực Dân sự, Hôn nhân và Gia Đình, Doanh nghiệp, Đất đai, Hình sự, … Vui lòng liên hệ Luật Hùng Bách theo một trong các cách sau:
  • Chi nhánh tại Hồ Chí Minh: Số 33, Đường số 4, phường 7, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh.
  • Địa chỉ trụ sở tại Hà Nội: Số 32 Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
  • Chi nhánh tại Đà Nẵng: Số 48 Mai Dị, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
  • Chi nhánh Hà Tĩnh: Số 24 – 26 Phan Đình Phùng, phường Nam Hà, Tp.Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
  • Điện thoại (Zalo/Viber/Whatsapp): 0988.732.880
  • Fanpage: https://www.facebook.com/Lhb.hcm
  • Trang web: https://lhblaw.vn/
  • Email: luathungbach.hcm@gmail.com

                                                                                                                                                                                                                  A.V

5/5 - (1 bình chọn)
Đoàn Thị Ái Vy

Recent Posts

ĐƠN KÊU OAN TRÌNH BÀY NHƯ THẾ NÀO?

Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…

3 tháng ago

TRÌNH TỰ THỦ TỤC VÀ MẪU ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM

Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…

3 tháng ago

CÁC MẪU ĐƠN YÊU CẦU ĐỀ NGHỊ TRONG HÌNH SỰ

Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…

3 tháng ago

DỊCH VỤ LUẬT SƯ HÌNH SỰ UY TÍN

Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…

3 tháng ago

LƯU Ý PHÁP LÝ, KINH NGHIỆM MUA CHUNG CƯ AN TOÀN

Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…

5 tháng ago

Tuyển dụng Thực tập sinh, Chuyên viên pháp lý

LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…

8 tháng ago