Luật sư Ly hôn

GIÀNH QUYỀN NUÔI CON THEO QUY ĐỊNH MỚI NHẤT 2024

Khi giải quyết ly hôn tranh chấp quyền nuôi con, Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện chăm sóc con của các bên để quyết định người trực tiếp nuôi dưỡng. Khi đó, Tòa án sẽ xem xét; đánh giá những điều kiện tốt nhất dựa trên cơ sở phát triển của trẻ để phán quyết. Tuy nhiên, có phải mọi trường hợp Tòa đều giải quyết tranh chấp quyền nuôi con? Điều kiện để giành quyền nuôi con khi ly hôn là gì? Cùng Luật Hùng Bách tìm hiểu các quy định liên quan đến lĩnh vực này qua bài viết hoặc liên hệ trực tiếp đến Luật sư Ly Hôn qua số điện thoại 0988.732.880 để được tư vấn trực tiếp.

PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH VỀ CÁC QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHA MẸ VỚI CON

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con:

  • Thương yêu con; tôn trọng ý kiến của con đảm bảo con phát triển về mọi mặt trong điều kiện tốt nhất.
  • Trông nom; nuôi dưỡng; chăm sóc; bảo vệ quyền; lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên hoặc con thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có hành vi dân sự.
  • Là người giám hộ hoặc đại diện hợp pháp của con.

Quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ:

  • Được cha mẹ yêu thương; tôn trọng và hỗ trợ để phát triển về mọi mặt trong điều kiện tốt nhất.
  • Được hưởng lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định pháp luật.
  • Con chưa thành niên; đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự; không có khả năng lao động được quyền sống với cha mẹ và được nuôi dưỡng, chăm sóc.
  • Có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp;nơi cư trú; học tập; nâng cao trình độ văn hóa; chuyên môn khi đã thành niên.
  • Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.

Cùng Luật Hùng Bách tìm hiểu các quy định về quyền và nghĩa vụ đới với con chung và cách giành quyền nuôi con khi ly hôn. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn đọc có thể liên hệ Luật sư hôn nhân qua số điện thoại 0988.732.880

XEM  THÊM: THUÊ LUẬT SƯ GIÀNH QUYỀN NUÔI CON HẾT BAO NHIÊU TIỀN?

Liên hệ Luật sư ly hôn qua số 0988.732.880 để được hỗ trợ.

ĐIỀU KIỆN ĐỂ LY HÔN GIÀNH QUYỀN NUÔI CON

Có phải mọi trường hợp đều được giành quyền nuôi con?

Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định cha mẹ quyền và nghĩa vụ nuôi con khi con đang ở một trong các tình trạng sau:

  • Con chưa đủ tuổi thành niên.
  • Con đã đủ tuổi thành niên nhưng mất hành vi dân sự.
  • Con đủ tuổi thành niên nhưng không có khả năng lao động và tài sản để tự nuôi mình.

Như vậy, pháp luật điều chỉnh về quyền và nghĩa vụ nuôi con tập trung vào các trường hợp con chưa hoặc không có khả năng tự chăm sóc bản thân. Luật Hôn nhân gia đình 2014 nhấn mạnh vào độ tuổi thành niên, có thể thấy khi con từ đủ 18 tuổi và đủ các điều kiện do luật định thì sẽ không phát sinh tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn.

Cha/mẹ giành quyền nuôi con.

Câu hỏi của khách hàng: “ Chào luật sư, chúng tôi đang giải quyết ly hôn nhưng cả hai đều tranh chấp quyền nuôi con. Chúng tôi có 1 con chung là nam vừa tròn 7 tuổi vào tháng 4 năm nay. Bên nhà chồng đang muốn giành quyền nuôi con con và điều kiện bên gia đình cũng rất tốt. Cháu thì muốn ở với mẹ và tôi cũng có thể chăm sóc con trong khả năng của mình. Tôi muốn hỏi cách giải quyết ly hôn tranh chấp quyền nuôi con theo quy định hiện nay.

Luật sư trả lời: Chào bạn, Luật sư xin trả lời trường hợp của bạn như sau:

Điều 81 Luật Hôn Nhân Gia Đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau ly hôn:

Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.”

Trường hợp của bạn, vợ chồng nên thỏa thuận về ai là người trực tiếp nuôi con thì phù hợp hơn. Nếu cả hai không thể thống nhất, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án giải quyết phân chia. Theo nguyên tắc, Tòa án sẽ giao quyền chăm sóc nuôi dưỡng con cho bên đáp ứng được điều kiện để con phát triển tốt nhất về mọi mặt. Ngoài ra, Tòa án cũng coi ý kiến của con là một trong các căn cứ giải quyết khi con trên 7 tuổi.

Giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi, con trên 7 tuổi.

Đối với trường hợp tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn, có hai mốc thời gian cần lưu ý:

  • Con dưới 36 tháng tuổi, khi giải quyết Tòa sẽ ưu tiên cho mẹ trực tiếp nuôi. Trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom; chăm sóc; nuôi dưỡng; giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
  • Cha/mẹ giành quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn thì Tòa sẽ xem xét ý kiến của con trong việc quyết định người trưc tiếp nuôi dưỡng con để đảm bảo lợi ích của con.

Từ các quy định trên, có thể thấy không có trường hợp nào pháp luật quy định cụ thế bố hay mẹ có quyền nuôi dưỡng con cái. Mà sẽ xem xét căn cứ vào các yếu tố để trẻ được nuôi dưỡng chăm sóc và phát triển trong điều kiện tốt nhất.

Giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn.

Tình huống:

“Tôi và anh A có sống chung  với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn. Trong thời gian chung sống chúng tôi đã có với nhau một đứa con trai. Qua thời gian dài chung sống, chúng tôi cảm thấy không hợp và quyết định đường ai nấy đi. Nhưng chúng tôi vẫn chưa thống nhất được về vấn đề nuôi dưỡng cháu bé. Hiện tại cháu mới được 25 tháng tuổi và cả tôi và anh đều muốn nuôi cháu. Nhờ Luật sư tư vấn trong trường hợp này làm cách nào để tôi có quyền nuôi con.”

Trả lời: Chào bạn, Luật sư xin trả lời trường hợp của bạn như sau.

Thứ nhất, hai bạn sống chung với nhau như vợ chồng nhưng thực tế chưa đăng ký kết hôn. Về mặt pháp luật, các bạn sẽ không phát sinh quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với nhau. Tuy nhiên, các bạn đã có với nhau một người con thì sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ với con cái.

Khoản 2 điều 68 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định:

“Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.”

Thứ hai, trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về vấn đề ai là người chăm sóc con thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Căn cứ theo đơn yêu cầu, Tòa án sẽ xem xét các yếu tố để trao quyền nuôi con cho bên đáp ứng được điều kiện nhằm có lợi cho cho con.

CÁC VẤN ĐỀ CẦN CHỨNG MINH KHI TRANH CHẤP QUYỀN NUÔI CON

Điều kiện về vật chất

  • Chứng minh thu nhập thực tế: Luật không bắt buộc mức thu nhập nhưng phải chứng minh mức thu nhập đó phù hợp để đáp ứng được điều kiện sống.
  • Công việc, nơi ở ổn định: Có công việc ổn định đảm bảo việc chăm sóc con; nhà ở; nơi ở hợp pháp.
  • Điều kiện học tập tốt: Con được đến trường và học tập với điều kiện tốt; hỗ trợ cho con phát triển.
  • Môi trường sinh hoạt lành mạnh: Đảm bảo môi trường xung quanh để con có thể phát triển về cả mặt thể chất lẫn tinh thần.

Điều kiện về tinh thần

Trẻ nhỏ cần phát triền trong môi trường lành mạnh, được thoải mái học tập, vui chơi. Bố hoặc mẹ phải đảm bảo con được nuôi dưỡng đầy đủ về thể chất lẫn tinh thần.

Ngoài ra, khi giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn Tòa còn xem xét tính cách; hành vi đánh giá nhân cách; đạo đức của người nuôi dưỡng.

Bằng chứng để giành quyền nuôi con

Khi chứng minh điều kiện để giành quyền nuôi con, bạn cần cung cấp các giấy tờ:

  • Bảng lương; các giấy tờ chứng minh nguồn thu; tài sản hiện tại;
  • Giấy tờ nhà; đất; hợp đồng thuê nhà dài hạn trong trường hợp đang thuê nhà.
  • Hợp đồng lao động; giấy tờ chứng minh công việc hiện tại hợp pháp và có thu nhập ổn định.

Tùy từng trường hợp mà cần cung cấp các loại giấy tờ chứng minh mình phù hợp với lợi ích tốt nhất của con. Bạn có thể liên hệ Luật sư hôn nhân tại Luật Hùng Bách qua số điện thoại 0988.732.880 để được tư vấn hướng dẫn.

THỦ TỤC LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG GIÀNH QUYỀN NUÔI CON

Hồ sơ giành quyền nuôi con khi ly hôn

Khi xảy ra tranh chấp về quyền nuôi con khi ly hôn. Người khởi kiện ly hôn giành quyền nuôi con cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây:

  • Đơn khởi kiện ly hôn giành quyền nuôi con.
  • Giấy chứng nhận kết hôn (Bản chính/Bản trích lục).
  • CCCD/CMND/Hộ chiếu của vợ chồng (Bản sao chứng thực).
  • Giấy tờ chứng minh nơi cư trú vợ chồng (Bản sao, chứng thực).
  • Giấy khai sinh con (Bản sao).
  • Giấy tờ liên quan chứng minh tài sản trong trường hợp có tranh chấp về tài sản (Nếu có).
  • Các tài liệu, chứng cứ chứng minh người khởi kiện đủ điều kiện về vật chất, tinh thần để đảm bảo việc nuôi con.
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh bên vợ/chồng vi phạm đạo đức; vi phạm nghĩa vụ vợ chồng; không đủ điều kiện về vật chất để nuôi con; …

Để được tư vấn, hỗ trợ về hồ sơ, thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con. Vui lòng liên hệ Luật sư ly hôn Luật Hùng Bách qua số điện thoại/zalo: 0988.732.880

Trình tự thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con tại Tòa án

Để thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con, người khởi kiện thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện ly hôn tranh chấp quyền nuôi con.

Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện ly hôn tranh chấp quyền nuôi con tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú, làm việc của bị đơn. Trong trường hợp bị đơn ở nước ngoài thì nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Bước 3: Tòa án xem xét đơn khởi kiện ly hôn tranh chấp quyền nuôi con. Nếu đơn hợp lệ, Tòa án tiến hành ra thông báo đóng tiền tạm ứng án phí. Người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện. Nếu Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết thì nộp tại Cục thi hành án dân sự cấp tỉnh. Sau đó, người khởi kiện nộp biên lai đóng tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Bước 4: Tòa án thực hiện xác minh hồ sơ, chứng cứ, tiến hành hòa giải.

Bước 5: Tòa án mở phiên Tòa xét xử sơ thẩm theo thủ tục tố tụng dân sự. Thẩm phán ra bản án ly hôn. Nếu không đồng ý với bản án của Tòa án thì một trong các bên có quyền kháng cáo trong thời hạn luật định.

Để được hỗ trợ hồ sơ, thủ tục ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con, bạn đọc liên hệ đến 0988.732.880 (Zalo) để được tư vấn.

XEM THÊM: HƯỚNG DẪN THỦ TỤC LY HÔN GIÀNH QUYỀN NUÔI CON

KINH NGHIỆM CỦA LUẬT SƯ KHI TRANH CHẤP QUYỀN NUÔI CON

Luật Hùng Bách với đội ngũ luật sư ly hôn dày dăn kinh nhiệm, đã thực hiện hàng trăm vụ việc tranh chấp quyền nuôi con xin được chia sẻ một số kinh nhiệm khi tranh chấp quyền nuôi con như sau:

Thứ nhất, đối với việc ly hôn tranh chấp quyền nuôi con, mục đích chính khi chứng minh điều kiện vật vất và tinh thần là nhằm Tòa án nhận định bạn phù hợp với lợi ích tốt nhất của con. Tránh trường hợp quá chú trọng thể hiện mình có điều kiện tốt hơn đối phương mà quên mất bản chất.

Thứ hai, cách giành quyền nuôi con khi ly hôn ngoài việc chứng minh mình có điều kiện chăm sóc con cái tốt hơn thì việc nêu ra đối phương không có khả năng chăm sóc nuôi dưỡng con cũng tăng khả năng được trao quyền nuôi con.

Thứ ba, nên chú trọng khai thác các vấn đề như đối phương có những hành vi không đúng mực . Trong quá trình nuôi con có thái độ không thực sự quan tâm, yêu thương con.

Thứ tư, ngoài các vấn đề các bên trình bày thì ý kiến của con cũng là một căn cứ chính mà Tòa án dựa vào để tiến hành giải quyết.

VẤN ĐỀ MUỐN GIÀNH LẠI QUYỀN NUÔI CON SAU LY HÔN

Tình huống: Tôi và vợ cũ ly hôn được 2 năm, ly hôn có quyết định của Tòa án và quyền chăm sóc con được trao cho vợ tôi. Vì lúc đấy các cháu còn nhỏ nên việc sống cạnh mẹ phù hợp hơn và tôi vẫn cấp dưỡng cho các con hằng tháng. Nhưng gần đây tôi biết tin vợ cũ sắp đi lấy chồng nên tôi muốn giành lại quyền chăm sóc các cháu và yêu cầu mẹ các cháu thực hiện việc cấp dưỡng tương tự với tôi lúc trước. Nhờ luật sư tư vấn trường hợp tôi muốn giành lại quyền nuôi con sau ly hôn.

Luật sư trả lời:

Luật sư xin phép chia câu hỏi của bạn thành 2 yêu cầu và trả lời từng yêu cầu như sau:

  • Yêu cầu muốn giành lại quyền nuôi con sau ly hôn:

Theo Luật Hôn Nhân Gia Đình 2014, Tòa có thể quyết định thay đổi việc trực tiếp nuôi con khi có một trong các căn cứ sau:

“Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con. Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom; chăm sóc; nuôi dưỡng; giáo dục con.”

Vì vậy, bạn có thể yêu cầu đối phương giao quyền nuôi con nếu có thỏa thuận hoặc nhờ Tòa án giải quyết. Cùng với đó, bạn có nghĩa vụ chứng minh việc đối phương không đủ điều kiện trông nom; chăm sóc; nuôi dưỡng con. Đồng thời cung cấp những tài liệu, căn cứ thể hiện điều kiện chăm sóc phù hợp.

  • Yêu cầu đối phương thực hiện cấp dưỡng:

Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên; con đã thành niên không có khả năng lao động và tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung.

Việc cấp dưỡng căn cứ vào thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng; nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.

Từ các quy định trên của Luật Hôn Nhân Gia Đình 2014, thì bạn có thể yêu cầu phía đối phương thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng sao cho phù hợp với nhu cầu thiết yếu của con. Lưu ý, việc yêu cầu không đồng nghĩa với việc đối phương bắt buộc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng vì nếu yêu cầu cấp dưỡng của bạn quá với điều kiện kinh tế của đối phương thì Tòa sẽ không giải quyết.

DỊCH VỤ THUÊ LUẬT SƯ GIÀNH QUYỀN NUÔI CON

Luật Hùng Bách hân hạnh đưa đến quý khách hàng dịch vụ tư vấn và giải quyết tranh chấp quyền nuôi con với các nội dung sau:

  • Tư vấn cách thức, thủ tục yêu cầu quyền nuôi con sau ly hôn.
  • Tư vấn về các vấn đề về nuôi con sau ly hôn: Điều kiện nuôi con, cấp dưỡng.
  • Tư vấn tranh chấp quyền nuôi con: Tư vấn và hướng dẫn khách hàng cách thức, thủ tục tranh chấp quyền nuôi con
  • Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị,thu thập các chứng cứ chứng minh quyền nuôi con.
  • Hướng dẫn khách hàng về điều kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
  • Luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng trong việc giành quyền nuôi con hay thay đổi quyền nuôi con.

Hướng dẫn, tư vấn, tham gia quyền nuôi con trong các trường hợp:

  • Giành quyền nuôi con khi không đáp ứng các điều kiện cần thiết như: Không có chỗ ở, việc làm ổn định; thu nhập thấp; đối phương chung sống với người khác;
  • Tranh chấp về các quyền và nghĩa vụ: Quyền thăm nom, đối phương lạm dụng quyền thăm nom, nghĩa vụ cấp dưỡng
  • Các tranh chấp quyền nuôi con khi có yếu tố nước ngoài

LIÊN HỆ VỚI LUẬT HÙNG BÁCH

Vui lòng liên hệ Luật sư tại trụ sở chính tại Hà Nội, chi nhánh văn phòng tại Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Nhật Bản … của Luật Hùng Bách theo các cách sau:

Trân trọng!

Q.B.

5/5 - (7 bình chọn)
Nguyễn Quốc Bảo

Recent Posts

ĐƠN KÊU OAN TRÌNH BÀY NHƯ THẾ NÀO?

Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…

3 tháng ago

TRÌNH TỰ THỦ TỤC VÀ MẪU ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM

Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…

3 tháng ago

CÁC MẪU ĐƠN YÊU CẦU ĐỀ NGHỊ TRONG HÌNH SỰ

Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…

3 tháng ago

DỊCH VỤ LUẬT SƯ HÌNH SỰ UY TÍN

Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…

3 tháng ago

LƯU Ý PHÁP LÝ, KINH NGHIỆM MUA CHUNG CƯ AN TOÀN

Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…

5 tháng ago

Tuyển dụng Thực tập sinh, Chuyên viên pháp lý

LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…

8 tháng ago