Luật sư Ly hôn

THỦ TỤC NHẬP TÀI SẢN RIÊNG VÀO TÀI SẢN CHUNG VỢ CHỒNG

Tranh chấp tài sản giữa vợ và chồng liên quan đến việc xác định có hay không việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung là loại tranh chấp khá phổ biến; Xuất phát từ việc vợ chồng không thống nhất việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung; Hoặc muốn nhập tài sản riêng vào tài sản chung nhưng không biết thủ tục thực hiện. Luật Hùng Bách sẽ hướng dẫn bạn qua bài viết dưới đây. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn, bạn có thể liên hệ Luật sư Ly hôn theo Điện thoại/Zalo 0976.985.828– 0979.884.828.

Tài sản riêng và tài sản chung của vợ chồng là gì?

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (Sau đây gọi tắt là “LHNGĐ”) đã liệt kê cụ thể các tài sản nào là tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng. Cụ thể như sau:

Tài sản riêng

  • Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn;
  • Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;
  • Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của LHNGĐ;
  • Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng;
  • Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng;
  • Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của LHNGĐ;
  • Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
  • Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.
  • Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.

Tình huống tư vấn về tài sản riêng vợ chồng.

Chào Luật sư Công ty Luật Hùng Bách! Tôi và chồng kết hôn năm 2010. Sau hơn chục năm chung sống; do vấn đề mâu thuẫn vợ chồng nên chúng tôi quyết định ly hôn. Sau kết hôn; hai vợ chồng tôi đã thỏa thuận phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Theo thỏa thuận thì chồng tôi được tiền mặt đã tiêu hết; tôi được căn nhà và đang cho thuê.

Nay ly hôn; chồng tôi vẫn muốn được chia số tiền thuê nhà sau này. Thưa luật sư, theo tôi tìm hiểu thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng. Luật sư cho hỏi tiền cho thuê nhà đó có phải tài sản chung không? yêu cầu đòi chia tiền của chồng tôi có được chấp nhận không?

Luật sư tư vấn phân chia tài sản chung vợ chồng.

Khoản 1 Điều 40 LHNGĐ quy định về hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau:

“Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.”

Theo đó, dù hai bên đã có thỏa thuận liên quan đến tiền cho thuê nhà nhưng đó là thỏa thuận khi quan hệ hôn nhân vẫn còn. Theo quy định trên; tiền cho thuê nhà của bạn là tài sản riêng của bạn. Chồng bạn không được chia khoản tiền đó khi vợ chồng đã ly hôn. Do đó, bạn không cần phải lo lắng về vấn đề này. Nếu chồng bạn vẫn tiếp tục đưa ra yêu cầu thì bạn cứ đề nghị để Tòa án giải quyết. Nếu bạn cần luật sư tham gia trực tiếp vào quá trình tố tụng tại Tòa án có thể liên hệ tới Luật sư hôn nhân gia đình Công ty Luật Hùng Bách theo Hotline 0976.985.828– 0979.884.828 (Zalo) để được hỗ trợ cụ thể.

Tài sản chung

  • Tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân.
  • Các thu nhập do vợ, chồng lao động, sản xuất, kinh doanh và thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
  • Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng cũng là tài sản chung.
  • lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng được chia trong thời kỳ hôn nhân.
  • Tài sản mà vợ, chồng được thừa kế chung.
  • Tài sản vợ, chồng được tặng cho chung.
  • Tài sản vợ, chồng thỏa thuận là tài sản chung.
  • Quyền sử dụng đất mà vợ và chồng có được sau khi kết hôn. Trừ trường hợp vợ, chồng được thừa kế riêng, tặng cho riêng, hoặc quyền sử dụng đất có được thông qua giao dịch từ tài sản riêng.

Tình huống tư vấn về tài sản chung vợ chồng.

Chào Luật sư Công ty Luật Hùng Bách! Tôi có câu hỏi mong được Luật sư tư vấn. Tôi và vợ kết hôn năm 2015. Trước khi lấy vợ; tôi đã được bố mẹ cho một trang trại chăn nuôi vịt. Sau khi kết hôn, mọi chi tiêu sinh hoạt đều lấy từ tiền bán vịt và bán trứng vịt. Vợ tôi cũng có phụ tôi vào trông nom trang trại vịt. Nay vợ chồng tình cảm không còn như lúc trước, đã cố gắng hàn gắn nhưng không thành.

Nay vợ chồng tôi thống nhất ly hôn. Tuy nhiên, vợ tôi yêu cầu muốn chia đôi số tiền mà tôi đã tích góp được trong quá trình kinh doanh trang trại. Tôi không đồng ý với yêu cầu đó. Trang trại vịt đó là của bố mẹ tôi cho. Tôi đã dùng lợi nhuận kiếm được để phục vụ cuộc sống chung gia đình. Tôi không yêu cầu cô ấy phải đóng góp gì mà giờ cô ấy lại đòi chia tiền riêng của tôi là không hợp lý. Vậy xin hỏi Luật sư. Số tiền thu được từ việc kinh doanh trại vịt đó tôi có phải chia cho vợ mình khi ly hôn không?

Luật sư tư vấn về tài sản chung vợ chồng.

Như bạn trình bày thì số tiền vợ chồng bạn đang tranh chấp là tiền thu được từ tài sản riêng của bạn trong thời kỳ hôn nhân. Theo quy định trên và nguyên tắc chia tài sản chung thì số tiền này vẫn được coi là tài sản chung vợ chồng. Hơn nữa, vợ chồng bạn cũng không có thỏa thuận rõ về số tiền này là tài sản riêng hay tài sản chung.

Bạn cũng đã tự nguyện sử dụng số tiền này vào việc duy trì cuộc sống chung vợ chồng. Hơn nữa; vợ bạn cũng đã đóng góp một phần công sức cùng bạn kinh doanh, phát triển số tiền này. Do đó, xét cả về mặt pháp lý và thực tiễn thì số tiền này dù được hình thành từ tài sản riêng của bạn; nhưng vẫn sẽ được coi là tài sản chung vợ chồng. Vợ bạn có thể yêu cầu chia tài sản đóng góp với nhà chồng. Vậy nên, nếu vợ bạn có yêu cầu Tòa án chia số tiền này khi ly hôn thì vẫn sẽ được Tòa án chấp thuận và giải quyết cho yêu cầu chia tài sản chung vợ chồng.

Để hạn chế việc mất thêm chi phí liên quan đến án phí chia tài sản. Đồng thời, để không khí hai bên không quá căng thẳng thì bạn có thể thỏa thuận, trao đổi với vợ bạn để đưa ra một con số cụ thể. Sau đó hai bên tự giải quyết ở bên ngoài mà không cần yêu cầu Tòa án đứng ra phân xử.

Có được nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng không?

Câu hỏi: Chào Luật sư. Trước khi kết hôn, bố chồng tôi có tặng cho chồng tôi một mảnh đất 200m2 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại, tôi muốn chồng tôi nhập tài sản đó vào tài sản chung vợ chồng. Vậy, việc này có được phép hay không? 

Theo quy định tại Điều 44 LHNGĐ quy định chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng:

Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

Điều này có nghĩa pháp luật cho phép vợ chồng được quyền nhập tài sản riêng vào tài sản chung nếu muốn. Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng. Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải đảm bảo hình thức đó. 

Tuy pháp luật cho phép nhập tài sản riêng của vợ hoặc chồng vào tài sản chung nhưng cần dựa trên sự tự nguyện thỏa thuận của cả hai vợ chồng.

Điều này được thể hiện tại Khoản 1 Điều 46 LHNGĐ, cụ thể:

“Điều 46. Nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung

Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.”

Do đó, các bạn hoàn toàn có quyền tự định đoạt tài sản riêng đó của mình; có thể nhập hoặc không nhập tài sản riêng đó vào tài sản chung vợ chồng. Nếu nhập thì văn bản thỏa thuận đó phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.

Dịch vụ luật sư ly hôn – Luật Hùng Bách – 0976.985.828

Mẫu văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào quy định mẫu chuyển tài sản riêng vợ/chồng thành tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Cam kết nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng phải tuân theo đúng quy định của pháp luật. Văn bản thỏa thuận tài sản phải được lập thành văn bản theo hình thức nhất định và phải được công chứng, chứng thực. Mẫu văn bản thỏa thuận này của hai vợ chồng cần đảm bảo đủ các nội dung chính sau đây:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ;
  • Tên văn bản;
  • Thời gian, địa điểm lập văn bản thỏa thuận;
  • Thông tin cá nhân của các bên;
  • Nội dung thỏa thuận: Nêu rõ thông tin về tài sản cần nhập; quyền và nghĩa vụ thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản đó; nghĩa vụ nộp phí, lệ phí và cam đoan của các bên về việc thỏa thuận đó;
  • Thời điểm bắt đầu tính hiệu lực của văn bản;
  • Chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên và lời chứng của công chứng viên.

Trường hợp còn vướng mắc pháp lý hoặc cần hỗ trợ soạn thảo văn bản thỏa thuận đối với một tài sản cụ thể, bạn có thể liên hệ Công ty Luật Hùng Bách theo Hotline 0976.985.8280979.884.828 (Zalo) để được hỗ trợ.

Thủ tục nhập tài sản riêng vào tài sản chung

Về thủ tục, khi tiến hành nhập tài sản riêng vào tài sản chung; cần chuẩn bị theo các bước sau:

  • Chuẩn bị văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung bao gồm các nội dung chính như trên.
  • Thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực văn bản thỏa thuận đó. Bạn chuẩn bị các giấy tờ sau:
    • Dự thảo văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng;
    • Bản sao giấy tờ tuỳ thân của hai vợ chồng;
    • Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cần nhập;
    • Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

Lưu ý: Trước khi ký/điểm chỉ vào văn bản; bạn cần đọc kỹ và đề nghị công chứng viên giải thích từng điều khoản mà mình còn phân vân, chưa rõ.

  • Tiến hành thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản đó (tùy từng loại tài sản mà pháp luật quy định về thủ tục đăng ký khác nhau).

Ví dụ: Thực hiện đăng ký biến động/sang tên tại cơ quan có thẩm quyền

Vợ chồng bạn thực hiện thủ tục đăng ký biến động/sang tên sau khi đã ký kết văn bản thỏa thuận chuyển tài sản riêng thành tài sản chung tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Lưu ý: 

Tình huống nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

Câu hỏi: Chào Luật sư! Vợ chồng tôi đã thỏa thuận về việc nhập tài sản riêng của chồng tôi là 2 chiếc xe tải vào tài sản chung của hai vợ chồng. Văn bản được viết tay năm 2020 và có chữ ký đầy đủ của hai vợ chồng. Tuy nhiên, văn bản đó không được công chứng, chứng thực. Vậy nay, khi ly hôn thì tôi có được chia đôi giá trị phần tài sản đó không thưa luật sư?

Trả lời: Chào bạn, theo như phần trình bày của bạn thì thủ tục của hai vợ chồng bạn thiếu phần công chứng /chứng thực. Theo quy định của pháp luật hiện hành; văn bản thỏa thuận này bắt buộc phải được công chứng, chứng thực. Do đó, giao dịch này giữa hai vợ chồng bạn bị vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức. Do đó, tài sản này không được xem là tài sản chung vợ chồng.

Chi phí nhập tài sản riêng vào tài sản chung

Như đã phân tích ở trên việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung phải được lập thành văn bản và vợ chồng phải ký tên. Trường hợp với việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung mà pháp luật quy định bắt buộc phải công chứng.

Khi thực hiện thủ tục nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng; bạn cần chi trả các khoản chi phí sau:

  • Chi phí hỗ trợ soạn thảo văn bản thỏa thuận. Hai vợ chồng có thể tự viết; nhưng để đảm bảo đúng hình thức theo quy định của pháp luật; đảm bảo quyền và lợi ích cho các bên thì bạn có thể thuê Luật sư hỗ trợ;
  • Chi phí công chứng. Chi phí này sẽ được quy định tại từng văn phòng công chứng khác nhau;
  • Chi phí đăng ký thủ tục sang tên quyền sở hữu tài sản đó (đối với tài sản bắt buộc đăng ký quyền sở hữu).

Luật sư tư vấn về chi phí.

Câu hỏi: Chào Luật Hùng Bách. Vợ chồng mình mới cưới và có nhu cầu nhập toàn bộ sản riêng của mình vào tài sản của vợ chồng. Luật sư cho hỏi chi phí thuê luật sư soạn thảo văn bản thỏa thuận và chi phí công chứng hết bao nhiêu? Mình cảm ơn!

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới bộ phận Luật sư tư vấn của Luật Hùng Bách. Luật sư chúng tôi giải đáp như sau:

  • Về chi phí luật sư tư vấn, hỗ trợ soạn thảo văn bản này giao động từ 1.000.000 đồng tới 5.000.000 đồng. Tùy vào số lượng và giá trị tài sản mà vợ chồng bạn cần nhập mà chi phí hỗ trợ sẽ khác nhau. Bạn có thể nêu thêm thông tin cụ thể về tài sản để được luật sư đưa ra mức phí cụ thể.
  • Về chi phí công chứng; chứng thực tại văn phòng công chứng cũng cần nêu cụ thể về thông tin tài sản. Mức phí công chứng/chứng thực giao động từ vài trăm nghìn đồng tới vài triệu đồng; mức phí có thể lên tới vài chục triệu đồng nếu giá trị tài sản càng lớn.

Trường hợp cần luật sư tư vấn, hỗ trợ soạn thảo văn bản hoặc hỗ trợ thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản, bạn gửi nội dung vụ việc vào email luathungbach.hcm@gmail.com hoặc Công ty Luật Hùng Bách theo Hotline 0976.985.828– 0979.884.828 (Zalo) để được giúp đỡ.

Liên hệ luật sư hôn nhân gia đình

Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách liên quan đến vấn đề Thủ tục nhập tài sản riêng vào tài sản chung vơ chồng?”. Nếu gặp phải bất cứ vướng mắc gì trong quá trình thực hiện thủ tục này bạn có thể liên hệ Luật sư của chúng tôi qua các cách sau:

Bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng ở Hà Nội, chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo một trong các phương thức sau:

Đánh giá bài viết
Đoàn Thị Ái Vy

Recent Posts

ĐƠN KÊU OAN TRÌNH BÀY NHƯ THẾ NÀO?

Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…

3 tháng ago

TRÌNH TỰ THỦ TỤC VÀ MẪU ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM

Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…

3 tháng ago

CÁC MẪU ĐƠN YÊU CẦU ĐỀ NGHỊ TRONG HÌNH SỰ

Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…

3 tháng ago

DỊCH VỤ LUẬT SƯ HÌNH SỰ UY TÍN

Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…

3 tháng ago

LƯU Ý PHÁP LÝ, KINH NGHIỆM MUA CHUNG CƯ AN TOÀN

Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…

5 tháng ago

Tuyển dụng Thực tập sinh, Chuyên viên pháp lý

LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…

8 tháng ago