Xin chào luật sư! Tôi có một vài vấn đề cần được tư vấn, mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi kết hôn với chồng là người nước ngoài, chồng tôi đang ở Hàn, tôi đang ở Việt Nam. Chúng tôi đăng ký kết hôn tại Sở tư pháp Tp.HCM, sau kết hôn thì vợ chồng tôi cùng nhau qua Hàn để sinh sống và làm việc. Cách đây khoảng 3 tháng thì vợ chồng tôi phát sinh nhiều mâu thuẫn nên tôi đã về lại Việt Nam. Nay chúng tôi cùng quyết định ly hôn nhưng chồng tôi không về Việt Nam để tiến hành thủ tục được. Xin hỏi luật sư chúng tôi có thể ly hôn tai đại sứ quán được không? Tôi xin cảm ơn luật sư!”.
Trả lời: Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Luật Hùng Bách. Với yêu cầu tư vấn của bạn, bạn có thể tham khảo bài viết “Ly hôn tại Đại sứ quán có được không?” dưới đây của Luật Hùng Bách. Nếu bạn cần luật sư tư vấn, hỗ trợ giải quyết thủ tục ly hôn với người nước ngoài; bạn có thể liên hệ Luật sư ly hôn theo số 0979.884.828 – 0979.564.828 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ.
MỤC LỤC
Căn cứ khoản 2 Điều 2, khoản 1 Điều 4; Điều 12 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 sửa đổi 2017, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài bao gồm:
Trong đó, Đại sứ quán là cơ quan đại diện ngoại giao. Đại sứ quán là cơ quan đại diện cao nhất của Nhà nước Việt Nam tại quốc gia tiếp nhận. Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài là:
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự; thì những tranh chấp, yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Do vậy, thẩm quyền giải quyết ly hôn là Toà án nhân dân. Đại sứ quán không có thẩm quyền tiến hành thủ tục ly hôn.
Trường hợp của bạn chồng bạn là người nước ngoài, hiện tại đang ở nước ngoài nên được xem là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Để tiến hành thủ tục ly hôn, bạn có thể đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bạn cư trú để yêu cầu Toà án giải quyết.
>> Xem thêm: Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài
Để được giải quyết ly hôn, vợ chồng bạn cần chuẩn bị hồ sơ ly hôn gửi đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Hồ sơ ly hôn có yếu tố nước ngoài gồm:
Trường hợp chồng bạn ở nước ngoài không thể về Việt Nam để thực hiện thủ tục ly hôn thì hồ sơ ly hôn cần cung cấp thêm Bản tự khai; Đơn xin xét xử vắng; Giấy uỷ quyền cho người ở Việt Nam để nộp và nhận hồ sơ, văn bản tố tụng của Toà án. Nếu bạn cần luật sư tư vấn, hỗ trợ soạn thảo hồ sơ ly hôn có yếu tố nước ngoài; vui lòng liên hệ Luật sư ly hôn – Luật Hùng Bách theo số 0979.884.828 – 0979.564.828 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ.
>> Xem thêm: Mẫu đơn ly hôn với người nước ngoài
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ ly hôn; bạn nộp hồ sơ đến Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi bạn cư trú. Bạn có thể nộp hồ sơ đến Toà án theo một các phương thức sau đây:
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Tòa án xem xét về thẩm quyền và tính hợp lệ của hồ sơ ly hôn trong vòng 8 ngày làm việc. Nếu như hồ sơ hợp lệ, Tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí/ lệ phí cho người yêu cầu. Sau khi người yêu cầu ly hôn hoàn thành việc đóng phí theo thông báo, vụ việc ly hôn chính thức được Tòa án thụ lý và giải quyết theo quy định.
Thủ tục hòa giải khi ly hôn là bắt buộc. Nếu tại phiên hòa giải, vợ chồng vẫn thống nhất và giữ nguyên quan điểm như trong đơn ly hôn; Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, nếu các bên không thay đổi ý kiến, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Ngược lại, nếu vợ chồng không thống nhất quan điểm tại phiên hòa giải; Tòa án phải lập biên bản hòa giải không thành. Vụ việc thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài chuyển thành vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài. Khi đó vụ án sẽ được đưa ra xét xử.
Tòa án xét xử vắng mặt đương sự ở nước ngoài khi đương sự đã cung cấp đầy đủ lời khai, tài liệu, chứng cứ và đương sự đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt họ. Do vậy, nếu chồng bạn không thể về Việt Nam để thực hiện thủ tục ly hôn; chồng bạn cần phải có bản ý kiến và đơn xin xét xử vắng mặt.
Tòa án mở phiên tòa xét xử vụ án ly hôn khi vợ chồng không thống nhất quan điểm về việc ly hôn.
Bản án ly hôn có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày tuyên án. Trường hợp các bên không có mặt tại phiên tòa thì thời hạn được tính từ khi đương sự nhận được bản án, quyết định. Nếu không đồng ý với bản án ly hôn, đương sự có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án.
Nếu bạn cần luật sư tư vấn, hỗ trợ thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài vắng mặt; bạn có thể liên hệ Luật sư ly hôn theo số 0979.884.828 – 0979.564.828 (Zalo).
>> Xem thêm: Dịch vụ ly hôn trọn gói
Những tài liệu, giấy tờ do người ở nước ngoài gửi về cần được chứng thực chữ ký theo quy định.
Theo khoản 3 Điều 2, khoản 3 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì chứng thực chữ ký là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực. Chữ ký được chứng thực theo quy định có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.
Tuỳ vào nước sở tại mà người yêu cầu chứng thực ký giấy tờ cần liên hệ với Đại sứ quán tại nước đó để đặt lịch chứng thực chữ ký. Khi đến Đại sứ quán; người yêu cầu chứng thực cần xuất trình các giấy tờ như:
Người yêu cầu chứng thực phải nộp lệ phí chứng thực theo quy định của pháp luật.
Theo Thông tư 264/2016/TT-BTC tại Phụ lục 2 thì phí chứng thực bản sao từ bản chính; chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt; chứng thực chữ ký người dịch trong các văn bản dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài là 10 USD/bản.
Đối với Người Việt Nam định cư tại Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Cam-pu-chia hoặc những nước đang có chiến tranh, dịch bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng phí trong lĩnh vực đối ngoại bằng 20% mức thu tương ứng với loại công việc quy định tại Biểu mức thu này.
Trường hợp chứng thực chữ ký gấp/ngoài giờ, khi hồ sơ đã hợp lệ thì phí sẽ tính như sau:
Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 111/2011/NĐ-CP quy định để được công nhận và sử dụng tại Việt Nam, các giấy tờ, tài liệu của nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ các giấy tờ, tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự.
Tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 111/2011/NĐ-CP thì hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.
Việc hợp pháp hóa lãnh sự chỉ là chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu, không bao hàm chứng nhận về nội dung và hình thức của giấy tờ, tài liệu.
Do vậy, nếu người yêu cầu ly hôn đang ở nước ngoài thì các giấy tờ họ ký và gửi về phải được hợp pháp hoá lãnh sự tại Đại sứ quán. Nếu không hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định thì các giấy tờ, tài liệu của nước ngoài sẽ không có giá trị tại Việt Nam.
LUẬT SƯ TƯ VẤN, HỖ TRỢ THỦ TỤC LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI – 0979.884.828 – 0979.564.828 (ZALO/VIBER)
Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ luật sư hỗ trợ ly hôn bao gồm:
Trân Trọng!
Cloud.
Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…
Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…
Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…
Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…
Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…
LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…