Kháng cáo là quyền của đương sự khi không đồng ý với phán quyết của Tòa án. Trên thực tế nhiều trường hợp Tòa án đã giải quyết sơ thẩm vụ án ly hôn nhưng các bên không đồng ý với phán quyết của Tòa án và muốn kháng cáo bản án ly hôn. Trường hợp này người không đồng ý với bản án ly hôn của tòa cần nộp đơn kháng cáo ly hôn để yêu cầu giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. Vậy mẫu đơn kháng cáo ly hôn được quy định thế nào? Cách viết đơn kháng cáo ly hôn ra sao? Khi nào được kháng cáo ly hôn? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây hoặc liên hệ Luật Hùng Bách theo số 0988.732.880 (Zalo/Viber) để được Luật sư tư vấn, giải đáp.
MỤC LỤC
Kháng cáo là quyền của đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện khi không đồng ý với bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
Kháng cáo ly hôn là trường hợp người vợ hoặc chồng hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan không đồng ý bản án ly hôn của Tòa án cấp sơ thẩm và yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. Việc kháng cáo ly hôn phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
Kháng cáo là một trong các quyền tố tụng quan trọng được ghi nhận trong các văn bản luật, đây cũng là một trong những cơ sở pháp lý làm phát sinh thủ tục xét xử phúc thẩm. Trong trường hợp kháng cáo ly hôn; các bên cũng cần đáp ứng những điều kiện nhất định theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Cụ thể:
Theo Điều 271 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, những chủ thể sau có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm:
Kết quả của việc xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn là bản án sơ thẩm của Tòa án giải quyết về vấn đề chấm dứt quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng; quyền nuôi con sau ly hôn, cấp dưỡng; phân chia tài sản chung, nợ chung của vợ chồng. Bản án sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Ngoài ra, trường hợp đương sự không kháng cáo trong thời hạn luật định thì có thể kháng cáo quá hạn. Tuy nhiên trường hợp kháng cáo quá hạn người kháng cáo phải gửi đơn kháng cáo quá hạn, trong đó trình bày rõ lý do vì sao kháng cáo quá hạn, kèm theo đó là tài liệu, chứng cứ chứng minh cho lý do đã trình bày trong đơn.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn.
Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc kháng cáo quá hạn, ý kiến của người kháng cáo quá hạn, đại diện Viện kiểm sát tại phiên họp, Hội đồng xét kháng cáo quá hạn quyết định theo đa số về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định.
Khi thực hiện quyền kháng cáo ly hôn, người kháng cáo phải làm đơn kháng cáo. Theo đó, nội dung bắt buộc phải có trong đơn kháng cáo bao gồm:
Mẫu đơn kháng cáo ly hôn được sử dụng trong thủ tục kháng cáo bản án ly hôn sơ thẩm. Đây là văn bản thể hiện ý chí, nguyện vọng của người yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại vụ án ly hôn theo thủ tục phúc thẩm. Kèm theo đơn kháng cáo ly hôn, người thực hiện việc kháng cáo ly hôn phải gửi tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Hiện nay, đơn kháng cáo vụ án dân sự được sử dụng theo Mẫu số 54-DS ban hành kèm Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………….., ngày …. tháng …. năm ……..
ĐƠN KHÁNG CÁO
Kính gửi: Tòa án nhân dân …………………………………
Người kháng cáo: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Số điện thoại: ……………………………………………………………………………/Fax:……………………………………………………………………….
Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………………………………………………………………………………………………(nếu có)
Là: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Kháng cáo: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Lý do của việc kháng cáo: ………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết những việc sau đây: ………………………………………………………………………………………
Những tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo gồm có: ……………………………………………………………………………..
1. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
2. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
3. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
NGƯỜI KHÁNG CÁO
Mẫu đơn kháng cáo ly hôn mới nhất – 0988.732.880
Ghi tên Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án:
Cần ghi địa chỉ cụ thể của Tòa án (nếu đơn kháng cáo được gửi qua bưu điện).
Nếu người kháng cáo là cá nhân thì ghi họ tên của cá nhân đó; nếu người kháng cáo ủy quyền cho người khác thì ghi họ, tên của người đại diện theo ủy quyền của người kháng cáo, của người kháng cáo ủy quyền kháng cáo, nếu người kháng cáo là cơ quan, tổ chức thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó (ghi như đơn kháng cáo) và ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó, nếu người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người khác kháng cáo thì ghi họ tên của người đại diện theo ủy quyền, của đương sự là cơ quan, tổ chức ủy quyền
Ví dụ: Người kháng cáo: Tổng công ty X do ông Nguyễn Văn A, Tổng giám đốc làm đại diện.
Nếu người kháng cáo là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú. Ví dụ: Địa chỉ: trú tại thôn B, xã C, huyện H, tỉnh T.
Nnếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó. Ví dụ: Địa chỉ: có trụ sở tại số 20 phố NP, quận Đ, thành phố H.
Ghi tư cách tham gia tố tụng của người kháng cáo. Ví dụ: là nguyên đơn (bị đơn) trong vụ án về tranh chấp ly hôn; là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn Trần Văn Nam trú tại nhà số 34 phố X, quận H, thành phố Y theo uỷ quyền ngày…tháng…năm….
Ghi cụ thể kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần nào của bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật đó. Ví dụ: kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 01/2017/DS-ST ngày 15-01-2017 của Tòa án nhân dân tỉnh H.
Ghi lý do cụ thể của việc kháng cáo.
Nêu cụ thể từng vấn đề mà người kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết.
Trường hợp có các tài liệu, chứng cứ bổ sung thì phải ghi đầy đủ tên các tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Nếu người kháng cáo là cá nhân thì phải ký tên hoặc điểm chỉ và ghi rõ họ tên của người kháng cáo đó.
Nếu là cơ quan, tổ chức kháng cáo thì người đại điện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức kháng cáo ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó, trường hợp doanh nghiệp kháng cáo thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.
LUẬT SƯ TƯ VẤN, HỖ TRỢ SOẠN THẢO ĐƠN KHÁNG CÁO LY HÔN – 0988.732.880 (ZALO/VIBER)
Người có yêu cầu kháng cáo bản án ly hôn viết đơn kháng cáo ly hôn gồm các nội dung mà chúng tôi đã trình bày ở phần trên. Kèm theo đơn kháng cáo, người kháng cáo phải gửi tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Người có yêu cầu kháng cáo bản án ly hôn nộp hồ sơ đến Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án sơ thẩm bị kháng cáo. Trường hợp đơn kháng cáo được gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm thì Tòa án đó phải chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Sau khi nhận được đơn kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm phải kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo theo quy định. Trường hợp đơn kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trình bày rõ lý do và xuất trình tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng.
Trường hợp đơn kháng cáo chưa đúng quy định; Tòa án cấp sơ thẩm sẽ yêu cầu người kháng cáo làm lại hoặc sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo.
Trường hợp đơn kháng cáo hợp lệ thì Tòa án sẽ thông báo nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo nộp tạm ứng án phí. Người kháng cáo bản án ly hôn phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm. Nếu quá thời hạn này người kháng cáo mới nộp tiền tạm ứng án phí thì phải có lý do chính đáng.
Tòa án trả lại đơn kháng cáo trong các trường hợp sau đây:
Sau khi chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ, Tòa án cấp sơ thẩm thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có liên quan đến kháng cáo biết về việc kháng cáo kèm theo bản sao đơn kháng cáo, tài liệu, chứng cứ bổ sung mà người kháng cáo gửi kèm đơn kháng cáo.
Đương sự có liên quan đến kháng cáo được thông báo về việc kháng cáo có quyền gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng cáo cho Tòa án cấp phúc thẩm. Văn bản nêu ý kiến của họ được đưa vào hồ sơ vụ án.
Tòa án cấp sơ thẩm gửi hồ sơ vụ án, đơn kháng cáo và tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo cho Tòa án cấp phúc thẩm trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, người kháng cáo đã nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.
Tòa án cấp phúc thẩm thụ lý vụ án ngay sau khi nhận được hồ sơ và ra thông báo thụ lý vụ án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án.
Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thời hạn này có thể được gia hạn nhưng không được quá 01 tháng. Tùy từng trường hợp, Tòa án cấp phúc thẩm ra một trong các quyết định sau:
Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử; Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Lưu ý: Thời hạn trên không áp dụng đối với vụ án xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn, vụ án có yếu tố nước ngoài.
Sau khi đã xem xét lại hồ sơ bản án ly hôn bị phúc thẩm và chứng cứ, tài liệu bổ sung; Tòa án phúc thẩm đưa vụ án ra xét xử. Việc xét xử theo thủ tục phúc thẩm có thể dẫn tới những kết quả sau:
LUẬT SƯ TƯ VẤN, HỖ TRỢ KHÁNG CÁO BẢN ÁN LY HÔN – 0988.732.880 (ZALO/VIBER)
Luật Hùng Bách là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Hiện nay, Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ ly hôn trọn gói, thời gian nhanh chóng với chi phí hợp lý. Ngoài ra, để khách hàng thuận tiện khi thực hiện thủ tục ly hôn Luật Hùng Bách còn cung cấp các dịch vụ như:
Trân Trọng!
Cloud.
Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…
Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…
Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…
Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…
Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…
LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…