Ly hôn luôn là vấn đề được vợ, chồng cân nhắc rất kỹ trước khi quyết định bởi nó có liên quan đến tình cảm. Thực tế có rất nhiều trường hợp khi ly hôn; vợ chồng đã gửi đơn yêu cầu Tòa án nhưng sau đó, họ lại không muốn ly hôn nữa và xin rút đơn ly hôn. Vậy trường hợp này; vợ chồng có quyền thay đổi ý kiến và xin rút đơn không? Thủ tục rút đơn ly hôn thuận tình được quy định cụ thể như thế nào? Cùng Luật Hùng Bách tìm hiểu các quy định liên quan đến lĩnh vực này qua bài viết hoặc liên hệ trực tiếp đến Luật sư Ly Hôn qua số điện thoại 0976.985.828– 0979.884.828 để được tư vấn trực tiếp.
MỤC LỤC
Rút đơn ly hôn thuận tình được hiểu là việc vợ hoặc chồng thay đổi quyết định không muốn ly hôn nữa sau khi đã nộp đơn ly hôn thuận tình lên Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi một trong hai nơi cư trú hoặc làm việc của vợ chồng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (Sau đây gọi tắt là “BLTTDS 2015”).
“1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.
Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.”
Như vậy, trong quá trình giải quyết vụ việc ly hôn; đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu hoặc thỏa thuận với nhau.
Xem thêm: – Khi nào được rút đơn ly hôn?
Đơn xin rút lại đơn ly hôn là văn bản thể hiện nội dung yêu cầu Tòa án xem xét, cho đương sự được rút lại đơn yêu cầu ly hôn. Nội dung trong đơn nêu rõ thông tin của người làm đơn, tư cách của người làm đơn, lý do làm đơn, cam kết cuối cùng của người làm đơn.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ RÚT ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN THUẬN TÌNH LY HÔN, THỎA THUẬN NUÔI CON VÀ CHIA TÀI SẢN KHI LY HÔN
Kính gửi: Tòa án nhân dân quận/huyện:……………………….
Chúng tôi là:
1. Họ và tên chồng: ……………………………….Sinh năm:………………
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Nơi ở hiện tại:
………………………………………………………………………
Số điện thoại…………………………………………………………………….
2. Họ và tên vợ:………………………………………..Sinh năm:………………
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:…………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Nơi ở hiện tại:
………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………
Số điện thoại:
………………………………………………………………………..
Nội dung đơn:
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
Kính mong Tòa án nhân dân quận/huyện…………………………, xem xét và giải quyết.
Xin chân thành cảm ơn!
……….., ngày…….tháng……năm…………… Người làm đơn (Vợ, chồng ký, ghi rõ họ và tên) |
Ly hôn thuận tình được coi là việc dân sự; trong đó vợ và chồng là người có yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn cho nên tại điểm e Khoản 1 Điều 364 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về trường hợp Tòa án trả lại đơn yêu cầu khi người yêu cầu rút đơn yêu cầu như sau:
Điều 364. Trả lại đơn yêu cầu
Tòa án trả lại đơn yêu cầu trong những trường hợp sau đây:
e) Người yêu cầu rút đơn yêu cầu;
Vì vậy; Tòa án trả lại đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn khi vợ hoặc chồng có rút đơn yêu cầu.
Câu hỏi: Luật sư cho tôi hỏi về thủ tục sau. Tôi và chồng kết hôn năm 2018. Đến năm 2021; hai vợ chồng tôi bắt đầu phát sinh nhiều mâu thuẫn; do không đồng điệu về quan điểm sống. Vừa rồi; vợ chồng tôi đã nộp đơn tới Toà. Nhưng sau đó, gia đình hai bên nội ngoại đã vun vén cho chúng tôi; chồng tôi cũng hứa sẽ điều chỉnh lại. Vậy giờ chúng tôi muốn dừng việc ly hôn thì phải làm như thế nào?
Trường hợp của bạn, vợ chồng bạn có thể thực hiện việc rút đơn ly hôn. Tuy nhiên; việc này phải thực hiện tại thời gian Luật Hùng Bách hướng dẫn ở trên. Theo đó; bạn thực hiện như sau:
Vợ chồng viết đơn yêu cầu rút đơn theo mẫu gửi lên Tòa án nhân dân mà vợ chồng đã nộp đơn để Tòa án trả lại đơn và hồ sơ.
Trường hợp không biết viết đơn, cần hỗ trợ; liên hệ ngay 0976.985.828– 0979.884.828
Theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 366 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về trường hợp Tòa án quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và trả lại đơn yêu cầu, tài liệu, chứng cứ kèm theo nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu;
Điều 366. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu
Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án tiến hành công việc sau đây:
c) Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và trả lại đơn yêu cầu, tài liệu, chứng cứ kèm theo nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu;
Khi trả lại đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo; Tòa án phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Chào Luật sư. Tôi kết hôn năm 2005. Đến đầu năm 2022, vợ chồng tôi đã cùng nộp đơn ly hôn tới Toà Bình Thạnh. Tuy nhiên sau đó, chúng tôi được hoà giải và quyết định rút đơn ly hôn. Đến nay, tôi nhận thấy chồng tôi vẫn có những thói quen xấu như uống rượu, vũ phu. Tôi muốn nộp đơn ly hôn thì có được hay không? Mong Luật sư tư vấn!
Chào bạn. Về nguyên tắc, nếu một sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì Tòa án sẽ không được nộp đơn khởi kiện lại.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, đương sự có quyền nộp lại đơn khởi kiện khi muốn yêu cầu ly hôn mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu.
Theo đó, khi Tòa chưa chấp nhận yêu cầu ly hôn thì vẫn có thể nộp đơn ly hôn lần thứ hai.
Ngoài ra, nếu Tòa án chưa thụ lý vụ án mà rút đơn ly hôn thì căn cứ vào quyền tự định đoạt của đương sự được nêu tại Điều 5 Luật Tố tụng dân sự 2015 thì vẫn có quyền nộp đơn lần thứ 2.
Tuy nhiên, cần lưu ý là theo quy định tại Nghị quyết 02/2000/NĐ-HĐTP thì người có đơn yêu cầu xin ly hôn đã bị Tòa án bác đơn khi chưa đủ điều kiện để yêu cầu ly hôn thì phải sau 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa có hiệu lực pháp luật, người này mới được nộp lại đơn ly hôn.
Khoản 3 Điều 218 quy định về Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự như sau:
Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện quy định tại điểm c và trường hợp khác quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho họ.
Vì vậy, nếu vụ án bị đình chỉ giải quyết do người yêu cầu rút đơn xin ly hôn thì tiền tạm ứng án phí sẽ được trả lại.
Luật Hùng Bách là đơn vị cung cấp dịch vụ ly hôn hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Luật Hùng Bách có đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình hoạt động tại các tỉnh của Việt Nam. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ bạn thực hiện thủ tục ly hôn tại tất cả tỉnh thành trên cả nước với chi phí hợp lý.
Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách về “Thủ tục rút đơn ly hôn thuận tình mới nhất”. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn; vui lòng liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo một trong các phương thức sau:
Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…
Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…
Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…
Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…
Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…
LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…