Người nước ngoài có được mua nhà đất tại Việt Nam không? Điều kiện, thủ tục để người nước ngoài được mua nhà ở tại Việt Nam như thế nào? Bạn hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây của Luật Hùng Bách hoặc Liên hệ trực tiếp đến số điện thoại 0976.985.828 (Viber/Watsapp) để được Luật sư tư vấn hỗ trợ.
MỤC LỤC
Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định cho phép người nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Cụ thể Điều 7 Luật nhà ở 2014 quy định đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật nhà ở.
Theo quy định nêu trên thì tổ chức, cá nhân người nước ngoài thuộc một trong các nhóm dưới đây được quyền mua nhà ở tại Việt Nam:
Nếu bạn cần mua nhà ở tại Việt Nam mà chưa biết phải làm thế nào? Hãy liên hệ Luật sư chuyên về bất động sản tại Việt Nam theo số 0976.985.828 (Viber/Watsapp) để được tư vấn và hỗ trợ.
Người nước ngoài có thể mua nhà đất tại Việt Nam bằng một trong hai cách dưới đây:
Thứ nhất, đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật nhà ở và pháp luật có liên quan;
Thứ hai, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, các khu vực người nước ngoài sở hữu nhà bị giới hạn như sau:
Tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xác định cụ thể các khu vực cần bảo đảm an ninh, quốc phòng tại từng địa phương và có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm căn cứ chỉ đạo Sở Xây dựng xác định cụ thể danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở.
Do vậy, nếu bạn cần mua nhà ở tại Việt Nam thì có thể liên hệ với Luật sư theo số 0976.985.828 (Viber/Watsapp). Chúng tôi sẽ giúp bạn tư vấn thủ tục, lựa chọn dự án mà người nước ngoài được phép mua ở tất cả các tỉnh, thành phố tại Việt Nam.
Căn cứ Điều 160 Luật nhà ở quy định:
Đối với tổ chức; cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định của Luật nhà ở và pháp luật có liên quan.
Đối với tổ chức nước ngoài thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư; hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đầu tư) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Đối với cá nhân nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất; nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi; miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi; miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao; cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết về Xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam tại đây.
Ngoài ra, Bạn đọc có thể tham khảo thêm quy định về Xin cấp Visa nhập cảnh Việt Nam tại đây.
Nếu như đối với công dân Việt Nam được sở hữu nhà ở ổn định lâu dài thì đối với người nước ngoài có giới hạn nhất định. Cụ thể:
Đối với cá nhân thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán; thuê mua, tặng cho nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm; kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu; thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận.
Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam; hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài; có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam;
Đối với tổ chức nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán; thuê mua, tặng cho; nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không vượt quá thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư cấp cho tổ chức đó; bao gồm cả thời gian được gia hạn thêm; thời hạn sở hữu nhà ở được tính từ ngày tổ chức được cấp Giấy chứng nhận và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận này.
Trước khi hết hạn sở hữu nhà ở nêu trên mà chủ sở hữu không có nhu cầu gia hạn thì chủ sở hữu có thể tặng cho; hoặc bán nhà ở này cho các đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; nếu quá thời hạn được sở hữu nhà ở mà chủ sở hữu không thực hiện bán; tặng cho thì nhà ở đó thuộc sở hữu nhà nước.
Khi người nước ngoài đáp ứng được các điều kiện nêu trên thì có thể thực hiện thủ tục mua nhà ở Việt Nam; xin cấp Giấy chứng nhận sở hữu nhà ở.
Sau khi kí kết các bên tiến hành công chứng Hợp đồng mua bán nhà theo quy định tại khoản 1 Điều 122 Luật nhà ở 2014. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.
Sau khi có hợp đồng mua bán nhà thì tiến hành đăng ký quyền sở hữu nhà theo quy định tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà bao gồm:
Sau khi hoàn tất hồ sơ; người có yêu cầu nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa; hoặc Văn phòng đăng ký đất đai để tiến hành thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Nếu bạn không có thời gian tự mình thực hiện các thủ tục; Luật Hùng Bách sẽ tư vấn; Nhận đại diện theo uỷ quyền để làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong thực tế, có nhiều trường hợp khi mua nhà ở tại các dự án xây dựng nhà ở thương mại; vì chưa nắm rõ quy định pháp luật Việt Nam đã thực hiện các giao dịch không đúng quy định như:
Điều này dẫn đến tranh chấp; khiếu kiện kéo dài do không thể sang tên và được cấp Giấy chứng quyền sở hữu đối với nhà ở đó.
Vì các giao dịch nhà ở thường có giá trị lớn nên để bảo vệ quyền lợi cho mình; cá nhân, tổ chức nước ngoài nên liên hệ, trao đổi trực tiếp với chủ đầu tư và trong trường hợp không rõ ràng; cần tham vấn thêm ý kiến Luật sư; Sở Xây dựng và cơ quan cấp phép tại nơi có dự án để nắm rõ tính pháp lý của dự án; các vấn đề liên quan trước khi quyết định mua nhà.
Trường hợp các tổ chức; cá nhân nước ngoài đã tiến hành giao kết hợp đồng mua bán nhà ở nhưng không được công nhận quyền sở hữu thì cần nhanh chóng làm việc với người bán; chủ đầu tư, và các bên liên quan để tiến hành thương lượng yêu cầu hoàn trả khoản tiền đã thanh toán; và thanh lý hợp đồng. Nếu không giải quyết được thì có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu; giải quyết vụ việc nhằm bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật.
Với đội ngũ Luật sư, Chuyên viên pháp lý giỏi, trách nhiệm, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Hợp đồng; Luật Hùng Bách cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ. Tham khảo thêm thông tin chi tiết tại đây.
Với đội ngũ Luật sư am hiểu pháp luật về kinh doanh bất động sản; nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong giải quyết tranh chấp Hợp đồng. Luật Hùng Bách cam kết sẽ tư vấn và đưa ra giải pháp giải quyết tranh chấp phù hợp, nhanh chóng và đúng quy định pháp luật cho khách hàng. Luật Hùng Bách nhận hỗ trợ tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà, cụ thể bao gồm:
Liên hệ ngay đến số 0976.985.828 để được Luật sư doanh nghiệp tư vấn pháp luật miễn phí; Hoặc truy cập để tìm hiểu dịch vụ tư vấn của Luật Hùng Bách Tại đây.
Luật Hùng Bách là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, đất đai, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn.
Để được tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý về đất đai, bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:
Trân trọng!
Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…
Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…
Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…
Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…
Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…
LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…
View Comments