Luật sư Ly hôn

QUYỀN NUÔI CON DƯỚI 12 THÁNG TUỔI QUY ĐỊNH RA SAO?

Khi ly hôn có tranh chấp về quyền nuôi con, độ tuổi của con là một trong những yếu tố để toà án xem xét giao con cho cha hay mẹ nuôi. Một số câu hỏi mà Luật Hùng Bách thường xuyên nhận được là: Quyền nuôi con dưới 12 tháng tuổi quy định ra sao? Làm sao để giành quyền nuôi con dưới 12 tháng tuổi? Bài viết dưới đây Luật Hùng Bách sẽ giúp bạn giải đáp các câu hỏi này.

Nếu bạn còn thắc mắc, cần được tư vấn hỗ trợ vấn đề trên, liên hệ theo số hotline 0988.732.880 để được giải đáp.

QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN NUÔI CON SAU LY HÔN?

Việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái khi ly hôn đã được quy định cụ thể tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình như sau:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy,người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn có thể do vợ, chồng thỏa thuận. Trường hợp hai bên không thể đạt được thỏa thuận thì Tòa án sẽ xem xét để đưa ra quyết định cuối cùng. Quyết định này phải đảm bảo được quyền lợi cho con. Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì Tòa án phải lắng nghe cả nguyện vọng của con.

Nếu con dưới 36 tháng tuổi thì người mẹ được ưu tiên là người trực tiếp nuôi dưỡng con, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác để phù hợp với lợi ích của con.

LÀM SAO ĐỂ GIÀNH ĐƯỢC QUYỀN NUÔI CON?

Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi và chồng kết hôn năm 2014. Đến năm 2022, chồng tôi bỏ về quê nội tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang sinh sống. Còn tôi sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Con chúng tôi năm nay 5 tuổi, khi bỏ đi chồng tôi mang bé theo. Nhiều lần tôi xuống thăm, chồng tôi cố tình ngăn cản tôi gặp con. Tôi được biết hiện chồng tôi đang ra Bắc sinh sống và làm việc. Nay tôi muốn ly hôn giành quyền nuôi con. Làm sao để giành được quyền nuôi con. Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. 

Luật Hùng Bách giải đáp:

Căn cứ theo Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình, vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng đều có quyền yêu cầu ly hôn. Để ly hôn, giành quyền nuôi cả hai con, bạn có thể nộp đơn đến Tòa án nơi chồng bạn đang sinh sống. Để giành lại quyền ly hôn, bạn làm như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ly hôn.

Bạn chuẩn bị hồ sơ ly hôn giành quyền nuôi con.

Trường hợp bạn không biết chuẩn bị hồ sơ, không biết soạn đơn ly hôn giành quyền nuôi con, bạn có thểm tham khảo bài viết MẪU ĐƠN VÀ CÁCH VIẾT ĐƠN LY HÔN MỚI NHẤT NĂM 2024

Bước 2: Nộp hồ sơ đến Tòa án có thẩm quyền

Theo quy định, Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu giành quyền nuôi con sau ly hôn không có yếu tố nước ngoài là Tòa án cấp huyện nơi người bị kiện đang cư trú. Trường hợp của bạn Toàn án huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang là Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn cho bạn.

Bước 3: Tòa án thụ lý hồ sơ ly hôn

Sau khi nhận hồ sơ ly hôn, Tòa án tiến hành kiểm tra, xem xét hồ sơ. Thời hạn xem xét hồ sơ khởi kiện ly hôn đơn phương là 08 ngày.

Nếu hồ sơ đã đầy đủ và đúng thẩm quyền giải quyết, Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho người khởi kiện. Thời hạn đóng tiền tạm ứng án phí ly hôn là 07 ngày. Trong thời hạn này, bạn phải nộp tạm ứng án phí và gửi lại biên lai cho Tòa. Vụ án chính thức được thụ lý khi bạn nộp biên lai cho Tòa. Tòa án sẽ ra thông báo thụ lý vụ án gửi cho các đương sự.

Bước 4: Hòa giải tại Tòa án

Khi ly hôn thủ tục hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc. Tòa án tiến hành hòa giải để vợ chồng thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Trừ trường hợp không tiến hành hòa giải được. Trường hợp vợ chồng đều có mặt và hòa giải không thành, Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Bước 5: Tòa án xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn

Tòa án xét xử ly hôn, giành quyền nuôi con dựa trên các tài liệu, chứng cứ mà các bên cung cấp và quy định của pháp luật. Đối với việc nuôi con sau khi ly hôn, Điều 81 Luật Hôn Nhân gia đình quy định:

  • Trường hợp con từ đủ 07 tuổi trở lên, Tòa án phải xem xét ý kiến, nguyện vọng của con về việc con mong muốn được sống với ai khi bố mẹ ly hôn.
  • Trường hợp giành quyền nuôi con dưới con dưới 36 tháng tuổi, con được ưu tiên giao cho mẹ nuôi.
  • Trường hợp mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, Tòa giao con cho chồng nuôi kể cả con dưới 36 tháng tuổi.

Việc giao cho bố hoặc mẹ có quyền nuôi con sau khi ly hôn cần đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con.

LIÊN HỆ LUẬT SƯ LY HÔN THEO SỐ ĐIỆN THOẠI 0988.732.880 (ZALO) ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ HỒ SƠ, THỦ TỤC LY HÔN. 

CON DƯỚI 12 THÁNG TUỔI, BỐ CÓ ĐƯỢC QUYỀN NUÔI?

Câu hỏi: Tôi và vợ kết hôn năm 2021. Tháng 05/2021 chúng tôi có một cháu trai hiện nay đã được 8 tháng tuổi. Trong quá trình chung sống, vợ chồng chúng tôi phát sinh nhiều mâu thuẫn. Ngoài ra vợ tôi còn hay cờ bạc và không chịu làm ăn. Nay tôi muốn ly hôn và muốn được nuôi con có được không?

Luật Hùng Bách giải đáp:

Bạn không thể ly hôn vợ và giành quyền nuôi con được. Vì tính đến thời điểm hiện tại con bạn mới được 8 tháng tuổi. Căn cứ Khoản 3 Điều 51 LHNGĐ 2014 quy định về “Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn”. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn khi vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Tuy nhiên theo quy định này chỉ không có phép người chồng đơn phương ly hôn. Do đó, bạn và vợ có thể thuận tình ly hôn, thỏa thuận về quyền nuôi con. Hoặc bạn có thể yêu cầu vợ bạn ly hôn đơn phương với bạn.

Do vậy, trường hợp của bạn Luật sư tư vấn như sau:

1. Trường hợp ly hôn thuận tình.

Chồng hoàn toàn có thể giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi nếu hai vợ chồng thỏa thuận được với nhau về con chung và giao con chung cho chồng trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc. Bạn có thể thoả thuận, trao đổi với vợ bạn về vấn đề này. Nếu vợ bạn đồng ý, hai vợ chồng đến toà án có thẩm quyền để thực hiện thủ tục.

2. Trường hợp ly hôn đơn phương.

Như đã trình bày, bạn không có quyền ly hôn vợ khi vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Trường hợp vợ bạn đơn phương ly hôn với bạn. Về nguyên tắc, toà án sẽ ưu tiên giao con cho vợ bạn trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên nếu bạn muốn giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi bạn cần cung cấp đầy đủ chứng cứ chứng minh vợ bạn không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Bạn cần thu thập chứng cứ để chứng minh vợ bạn không đủ điều kiện nuôi con. Vợ bạn có lối sống không lành mạnh, không quan tâm đến gia đình;…Cùng với đó là các giấy tờ chứng minh bạn đủ điều kiện nuôi con hơn vợ bạn: tài khoản ngân hàng, tiền lương, sổ tiết kiệm (nếu có),…Khi bạn nộp những chứng cứ chứng minh như vậy, thì đó là những cơ sở để Cơ quan Tòa án xem xét yêu cầu nuôi con của bạn là có căn cứ.

Tư vấn ly hôn giành quyền nuôi con – 0988.732.880

CẤP DƯỠNG CHO CON DƯỚI 12 THÁNG TUỔI NHƯ THẾ NÀO?

Tình huống yêu cầu giải đáp:

Chào Luật sư. Tôi và chồng có một con gái vừa tròn 4 tháng tuổi. Do mâu thuẫn không thể hòa giải, cuộc sống chung không hạnh phúc, tôi muốn ly hôn. Thời gian mang thai, tôi và anh bàn bạc để đảm bảo cho con phát triển tốt, cũng như sinh con có thời gian chăm sóc tốt cho con, tôi đã nghỉ việc để tập trung chăm con. Do vậy bây giờ tôi không có việc làm. Tôi được biết, sau khi ly hôn, bên không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Vậy mức cấp dưỡng đó là bao nhiêu là phù hợp? Nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi.

Luật sư Luật Hùng Bách giải đáp:

Khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ; quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

  1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Do đó, bạn có quyền yêu cầu chồng cấp dưỡng sau ly hôn để nuôi con chung

Về mức cấp dưỡng; hiện nay pháp luật không quy định mức cấp dưỡng tối thiểu và tối đa. Pháp luật sẽ ưu tiên để các bên thỏa thuận mức cấp dưỡng; trường hợp vợ chồng đã thỏa thuận được với nhau mức cấp dưỡng nuôi con; vợ chồng bạn thể nộp đơn đến Tòa yêu cầu công nhận thỏa thuận này.

Trường hợp bạn không thỏa thuận được bạn có thể gửi đơn ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con; yêu cầu cấp dưỡng đến tòa án có thẩm quyền. Tòa án xem xét theo quy định tại Điều 116, 117 Luật Hôn nhân gia đình 2014.

Thứ nhất: Mức cấp dưỡng được xác định trên khả năng tài chính của bên cấp dưỡng.

Khả năng tài chính có thể được đánh giá thông qua giá trị tài sản mà chồng bạn sở hữu, nguồn thu nhập và những nghĩa vụ tài sản. Trường hợp chồng bạn ngoài mức thu nhập còn phải thực hiện nghĩa vụ chăm sóc bố mẹ già; hay nghĩa vụ thanh toán nợ,… Tòa án sẽ xem xét để cân đối.

Thứ hai: Mức cấp dưỡng được xác định dựa trên nhu cầu thiết yếu của người con.

Vậy nhu cầu thiết yếu là gì? Theo quy định tại khoản 20 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình 2014 nhu cầu thiết cầu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình.

SAU 12 THÁNG TUỔI, CÓ ĐƯỢC THAY ĐỔI QUYỀN NUÔI CON?

Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi và vợ ly hôn cách đây 03 năm, thời điểm đó vợ tôi mới sinh xong, do áp lực gia đình chồng nên đã nộp đơn ly hôn. Tại thời điểm đó, do con tôi mới được 5 tháng tuổi nên Toà án giao con cho vợ tôi chăm sóc, nuôi dưỡng. Nay con tôi đã được 4 tuổi, tôi nhận thấy điều kiện của tôi nuôi con tốt hơn vợ tôi. Tháng 3 vừa rồi, vợ tôi tái hôn. Lo lắng con tôi không được chăm sóc tốt nên tôi muốn giành lại quyền nuôi con. Nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi có được quyền nuôi con không?

>> Luật Hùng Bách giải đáp:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

– Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con.

– Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Như vậy, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con, sau khi đã ly hôn. Nếu như bạn thoả thuận được với vợ về vấn đề trao quyền trực tiếp nuôi con cho bạn, vợ chồng có thể làm yêu cầu toà án công nhận yêu cầu này. Trường hợp vợ chồng không thoả thuận được, bạn có quyền nộp đơn khởi kiện để toà án để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Tuy nhiên, để chứng minh cho yêu cầu này của bạn, bạn phải chứng minh được ở thời điểm hiện tại vợ bạn không còn đủ điều kiện trực tiếp chăm con. Trên thực tế, việc chứng minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để chứng mình cho yêu cầu này khá phức tạp.

Trường hợp bạn đang gặp phải vấn đề trên, liên hệ Luật Hùng Bách theo số hotline 0988.732.880 để được tư vấn hỗ trợ hồ sơ, thủ tục trọn gói.

DỊCH VỤ LUẬT SƯ

Tự tin là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, Luật Hùng Bách sẵn sàng hỗ trợ bạn thực hiện thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con với những nội dung gồm:

  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con qua Điện thoại/Zalo: 0988.732.880
  • Cung cấp mẫu đơn ly hôn thuận tình; mẫu đơn khởi kiện ly hôn kèm hướng dẫn: 150.000đ;
  • Hỗ trợ soạn đơn ly hôn và các đơn từ cần thiết khác: Từ 500.000đ;
  • Hỗ trợ thu thập hồ sơ ly hôn giành quyền nuôi con;
  • Nhận ủy quyền thực hiện thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con;
  • Cử luật sư tham gia giành quyền nuôi con; chia tài sản khi ly hôn.

LIÊN HỆ LUẬT SƯ LY HÔN – LUẬT HÙNG BÁCH

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hùng Bách về “HƯỚNG DẪN THỦ TỤC LY HÔN GIÀNH QUYỀN NUÔI CON“. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn pháp lý về hôn nhân gia đình. Bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

A.V

5/5 - (1 bình chọn)
Đoàn Thị Ái Vy

Recent Posts

ĐƠN KÊU OAN TRÌNH BÀY NHƯ THẾ NÀO?

Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…

3 tuần ago

TRÌNH TỰ THỦ TỤC VÀ MẪU ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM

Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…

3 tuần ago

CÁC MẪU ĐƠN YÊU CẦU ĐỀ NGHỊ TRONG HÌNH SỰ

Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…

4 tuần ago

DỊCH VỤ LUẬT SƯ HÌNH SỰ UY TÍN

Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…

4 tuần ago

LƯU Ý PHÁP LÝ, KINH NGHIỆM MUA CHUNG CƯ AN TOÀN

Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…

3 tháng ago

Tuyển dụng Thực tập sinh, Chuyên viên pháp lý

LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…

6 tháng ago