Sau ly hôn, nhiều trường hợp cha/mẹ trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con mình. Cha/mẹ có thể không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ này. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của con sau khi cha/mẹ ly hôn. Cha/mẹ trực tiếp nuôi con cần làm gì khi vợ/chồng không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con? Thời hạn yêu cầu cấp dưỡng sau khi ly hôn là bao lâu? Thủ tục yêu cầu cấp dưỡng sau ly hôn như thế nào? Bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây. Hoặc liên hệ Luật Hùng Bách qua số điện thoại 0973.444.828 (Zalo) để được tư vấn.
MỤC LỤC
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014 quy định: Những bản án/quyết định về cấp dưỡng của Toà án cấp sơ thẩm được thi hành ngay. Mặc dù bản án/quyết có thể bị kháng cáo, kháng nghị. Do đó, nghĩa vụ cấp dưỡng của cha/mẹ đối với con khi ly hôn được tính từ thời điểm Quyết định ly hôn được ban hành hoặc kể từ ngày tuyên án. Các quy định này đều hướng đến mục đích bảo vệ quyền và quyền lợi hợp pháp của con sau khi ly hôn.
Tuy nhiên, cha/mẹ đều có nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng con. Nên khi cha/mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con vẫn có thể thực hiện nghĩa vụ cấp nuôi dưỡng đối với con của mình cho dù vụ việc ly hôn chưa được giải quyết.
Theo quy định tại điều 82 Luật Hôn nhân gia đình 2014, quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Như vậy, cha/mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Theo đó, cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp cha/mẹ không trực tiếp nuôi con trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của con sau khi cha mẹ ly hôn. Lúc này, cha/mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án buộc người không trực tiếp nuôi con thực hiện nghĩa vụ của mình.
Bạn đọc có thể tham khảo phần phân tích bên dưới để hiểu rõ hơn về hồ sơ, thủ tục yêu cầu cấp dưỡng nuôi con. Trường hợp có thắc mắc, cần hỗ trợ vui lòng liên hệ số 0973.444.828 để được tư vấn.
Căn cứ khoản 1 Điều 119 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, quy định về người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng:
Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
Như vậy, nếu cha/mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con không thực hiện cấp dưỡng nuôi con thì người trực tiếp nuôi con có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết. Trường hợp có sự thay đổi về mức cấp dưỡng mà các bên không thỏa thuận được thì một trong các bên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện yêu cầu đòi tiền cấp dưỡng nuôi con.
Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện đòi tiền trợ cấp nuôi con sau khi ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú, làm việc của người không trực tiếp nuôi dưỡng. Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi dưỡng ở nước ngoài thì nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Bước 3: Tòa án xem xét đơn khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng sau ly hôn. Nếu đơn hợp lệ, Tòa án tiến hành ra thông báo đóng tiền tạm ứng án phí. Người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện. Nếu Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết thì nộp tại Cục thi hành án dân sự cấp tỉnh. Sau đó, người khởi kiện nộp biên lai đóng tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Bước 4: Tòa án thực hiện xác minh hồ sơ, chứng cứ, tiến hành hòa giải.
Bước 5: Tòa án mở phiên Tòa xét xử sơ thẩm theo thủ tục tố tụng dân sự. Nếu không đồng ý với bản án sơ thẩm của Tòa án thì một trong các bên có quyền kháng cáo trong thời hạn luật định.
Trường hợp bạn có thắc mắc, cần hỗ trợ thực hiện thủ tục khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng sau khi ly hôn. Vui lòng liên hệ Luật Hùng Bách qua số điện thoại 0973.444.828 để được tư vấn.
Luật sư Hôn nhân gia đình – 0973.444.828
Trường hợp sau khi ly hôn, cha/mẹ không trực tiếp nuôi con trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo Quyết định/Bản án của Tòa thì người trực tiếp nuôi con có quyền gửi đơn đến cơ quan thi hành án có thẩm quyền để yêu cầu thi hành án cấp dưỡng. Đơn thi hành án cấp dưỡng được thực hiện theo Mẫu D04 – THADS được ban hành theo Phụ lục VI Thông tư 01/2016/TT-BTP.
Trường hợp bạn cần cung cấp mẫu đơn, hỗ trợ soạn thảo đơn yêu cầu thi hành án cấp dưỡng. Vui lòng liên hệ Luật Hùng Bách qua số điện thoại 0973.444.828 để được hỗ trợ.
Để đơn yêu cầu được cơ quan thi hành án chấp nhận, giải quyết thì nội dung của đơn phải đầy đủ, chính xác theo quy định của pháp luật. Sau đây, Luật Hùng Bách sẽ hướng dẫn bạn cách viết đơn yêu cầu thi hành án:
Bước 1: Trước hết cần xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu thi hành án là Cục/Chi cục Thi hành án dân sự.
Bước 2: Tiếp theo là ghi họ và tên, nơi cư trú của người yêu cầu thi hành án.
Bước 3: Ghi rõ thông tin của người phải thi hành án, người được thi hành án.
Bước 4: Trình bày nội dung yêu cầu thi hành án cấp dưỡng.
Bước 5: Trình bày thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án (nếu có).
Bước 6: Cuối đơn là chữ ký của người yêu cầu thi hành án.
Bước 7: Trình bày danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu thi hành bản án.
Luật sư Hôn nhân gia đình – 0973.444.828
Căn cứ Điều 30 Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014, thời hạn yêu cầu thi hành án cấp dưỡng được quy định như sau:
– Bản án/Quyết định ấn định phương thức cấp dưỡng một lần thì thời hạn yêu cầu thi hành án là 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án/quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
– Bản án/Quyết định ấn định phương thức cấp dưỡng thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm thì thời hạn yêu cầu thi hành án là 05 năm, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
5. Thời hiệu yêu cầu thi hành án là thời hạn mà người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án; hết thời hạn đó thì mất quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án theo quy định của Luật này.
Theo đó, nếu hết thời hiệu yêu cầu thi hành án mà đương sự không có yêu cầu thì coi như mất quyền yêu cầu thi hành án. Trong trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan dẫn đến việc không thể yêu cầu thi hành án trong thời hiệu theo quy định thì có thể yêu cầu thi hành án quá hạn. Việc yêu cầu thi hành án quá hạn được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định 62/2015/NĐ-CP.
Xem thêm: GIÀNH QUYỀN NUÔI CON THEO QUY ĐỊNH MỚI NHẤT 2023
Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn với nội dung như sau: Tôi và vợ kết hôn năm 2010. Vợ chồng chúng tôi có một con chung 06 tuổi. Trong thời gian chung sống, chúng tôi phát sinh nhiều mâu thuẫn. Chúng tôi ly hôn vào năm 2020. Theo bản án, tôi là người trực tiếp nuôi con và vợ tôi thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng 5.000.000đ/tháng. Tuy nhiên từ năm 2021 đến nay, vợ cũ không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nữa. Luật sư cho tôi hỏi, tôi phải làm sao để vợ cũ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con mình? Cảm ơn Luật sư.
Trả lời:
Chào bạn, trường hợp của bạn Luật Hùng Bách tư vấn như sau:
Do vợ cũ của bạn không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con theo bản án của Tòa nên bạn cần hồ sơ yêu cầu thi hành án đến cơ quan thi hành án để yêu cầu vợ cũ của bạn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Hồ sơ bao gồm:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành án cấp dưỡng.
Bước 2: Cơ quan THADS phải kiểm tra nội dung yêu cầu và các tài liệu kèm theo. Cán bộ tiếp nhận sẽ vào sổ nhận yêu cầu THA, thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu. Nếu hồ sơ hợp lệ Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra Quyết định Thi hành án.
Bước 3: Sau khi ra quyết định thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phân công Chấp hành viên thực hiện các trình tự thủ tục thi hành án.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, chấp hành viên tiến hành gửi Quyết định về thi hành án kể từ ngày ra văn bản cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ theo nội dung của văn bản đó.
Bước 4: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên tiến hành “xác minh điều kiện thi hành án“.
Bước 5: Trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.
Trường hợp bạn có thắc mắc cần hỗ trợ các vấn đề liên quan đến yêu cầu thi hành án cấp dưỡng sau khi ly hôn. Vui lòng gọi đến số 0973.444.828 để được hỗ trợ.
Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý tận tâm, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình. Luật Hùng Bách tự tin tư vấn, trực tiếp hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý về ly hôn, giành quyền nuôi con. Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực Hôn nhân gia đình với các công việc như:
Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách về “Thủ tục yêu cầu cấp dưỡng sau khi ly hôn”. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý về Hôn nhân gia đình; Dân sự; Đất đai; Hình sự; … Vui lòng liên hệ Luật sư tại trụ sở chính tại Hà Nội, chi nhánh văn phòng tại Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Nhật Bản … của Luật Hùng Bách theo các cách sau:
Trân trọng!
V.H
Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…
Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…
Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…
Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…
Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…
LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…