Câu hỏi: Chào Luật sư. Tôi và vợ ly hôn năm 2020, tòa án tuyên vợ tôi được quyền nuôi con. Sau ly hôn, tôi vẫn thường xuyên thăm nom, gửi quà cho con. Tuy nhiên, vợ cũ luôn cản trở quyền thăm con sau ly hôn của tôi. Luật sư cho tôi hỏi, tôi cần làm gì để được đảm bảo quyền thăm nom con sau khi ly hôn? Tôi có thể kiện vợ cũ hay yêu cầu xử phạt gì không? Mong luật sư hướng dẫn.
Trả lời: Chào bạn, Luật Hùng Bách tư vấn quy định về quyền thăm nom con sau khi ly hôn và hướng dẫn bạn cách bảo vệ quyền thăm nom con như sau:
MỤC LỤC
Quan hệ cha, mẹ, con vẫn tồn tại cho dù vợ chồng đã ly hôn. Pháp luật công nhận và bảo vệ quyền, nghĩa của cha, mẹ và con sau khi ly hôn. Đối với quyền thăm nom con sau khi ly hôn, Luật Hôn nhân và gia đình quy định người trực tiếp nuôi con không được cản trở quyền thăm nom con của người còn lại. Đồng thời, người không trực tiếp nuôi con không được phép lạm dụng quyền thăm nom con sau khi ly hôn để làm cản trở, ảnh hưởng đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người được quyền nuôi con.
Pháp luật quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau ly hôn như sau:
Người không được quyền nuôi con sau vẫn có đầy đủ các quyền của cha, mẹ đối với con. Đồng thời người không được quyền nuôi con còn có thêm các quyền, nghĩa vụ về việc thăm nom, cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn. Cụ thể, :
Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con tôn trọng quyền của con và người nuôi con; yêu cầu thực hiện việc cấp dưỡng. Bên cạnh các quyền này, người trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền thăm nom con sau khi ly hôn của người còn lại và không được cản trở việc thăm nom con.
Xem thêm: THUÊ LUẬT SƯ GIÀNH QUYỀN NUÔI CON HẾT BAO NHIÊU TIỀN?
Thực tế, không ít trường hợp sau khi ly hôn, do có vấn đề phát sinh mà người được quyền nuôi con không thể trực tiếp chăm sóc con trong một khoảng thời gian và phải giao con cho bên còn lại. Pháp luật tôn trọng quyền tự thỏa thuận của vợ chồng về việc thi hành bản án, quyết định ly hôn. Việc thỏa thuận thăm nom, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn nhằm đảm bảo quyền lợi của con là hợp pháp.
Các thỏa thuận về việc thăm nom, nuôi dưỡng, chăm sóc con chung là căn cứ để đảm bảo và dễ dàng thực hiện các quyền, lợi ích của con và cha, mẹ. Trường hợp một bên vi phạm thỏa thuận, bên còn lại có thể thực hiện thủ tục hạn chế quyền thăm nom hoặc thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn.
Theo quy định, cha/mẹ có quyền thăm nom con mà không ai được quyền cản trở. Do đó, bất kỳ người nào cản trở quyền thăm con khi ly hôn của người trực tiếp nuôi dưỡng đều bị xử lý theo quy định pháp luật. Căn cứ điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình: hành vi cản trở quyền thăm nom con sẽ bị xử phạt từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ.
Để đảm bảo quyền và lợi ích của mình, người bị ngăn cản quyền thăm con có thể tố cáo hành vi cản trở quyền thăm con tới cơ quan công an hoặc Ủy ban nhân dân để cơ quan có thẩm quyền xử lý. Bên cạnh đó, người bị cản trở quyền thăm nom có thể xin xác nhận của chính quyền địa phương về việc bị cản trở quyền thăm con để thủ tục yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn.
Vợ, chồng sau khi ly hôn phải tôn trọng quyền và thực hiện nghĩa vụ thăm nom, chăm sóc con. Người nuôi con không được tự ý hạn chế, cản trở quyền thăm nom con của bên còn lại. Việc hạn chế quyền thăm nom con sau khi ly hôn chỉ được thực hiện khi có phán quyết của Tòa án. Trong trường hợp vợ, chồng cũ của bạn cố tình cản trở, không cho thăm nom con sau khi ly hôn, bạn có thể lựa chọn phương án hòa giải; yêu cầu thi hành án; hoặc yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn.
Việc người trực tiếp nuôi con cản trở quyền thăm nom con thường xuất phát từ việc bất đồng, mâu thuẫn về quan điểm; không thống nhất được thời gian và cách thức thăm nuôi con; hoặc do một bên vi phạm nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con; … Do đó, các bên thường rất khó để tự thỏa thuận, hòa giải và thống nhất thực hiện quyền thăm nom con sau khi ly hôn.
Vợ, chồng sau khi ly hôn bị hạn chế quyền thăm nom con có thể nhờ gia đình hòa giải; hoặc yêu cầu cơ quan hòa giải cơ sở tại xã, phường. Việc hòa giải tại gia đình, cơ sở làm hạn chế phát sinh bất đồng, mâu thuẫn giữa bố, mẹ và con; tạo điều kiện cho con được phát triển trong môi trường tốt nhất.
Vợ, chồng sau khi ly hôn có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án. Một trong những nội dung cần tôn trọng và thực hiện là quyền thăm nom con sau khi ly hôn; nghĩa vụ cấp dưỡng và nghĩa vụ tôn trọng quyền được nuôi con của bên còn lại. Một bên có quyền yêu cầu thi hành án khi bên còn lại không thực hiện đúng nghĩa vụ.
Việc thi hành nội dung bản án quy định tại khoản 1 Điều 19 Bộ luật Tố tụng dân sự như sau:
Điều 19. Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án
1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
Khi vợ, chồng cũ không cho thăm con sau khi ly hôn, đề yêu cầu thi hành án nhằm đảm bảo quyền lợi của mình, Luật Hùng Bách hướng dẫn bạn thủ tục như sau:
Bước 1: Thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh việc bị cản trở quyền thăm con sau ly hôn.
Khi thăm nom con nhưng bị cản trở, bạn có thể yêu cầu công an khu vực; tổ trưởng tổ dân phố chứng kiến hoặc lập biên bản khi việc cản trở gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự khu vực. Ngoài ra, bạn có thể yêu cầu lập vi vằng ghi nhận việc bị cản trở thực hiện quyền thăm nom con. Các tài liệu này là căn cứ quan trọng để yêu cầu thi hành án hoặc để yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn.
Bước 2: Nộp đơn yêu cầu thi hành án và chứng cứ đến Chi cục Thi hành án.
Bước 3: Thi hành bản án, quyết định ly hôn.
Cơ quan thi hành án thực hiện thủ tục yêu cầu hoặc cưỡng chế thi hành nghĩa vụ đảm bảo quyền thăm nom con sau khi ly hôn.
Tự ý cản trở quyền thăm nom con sau khi ly hôn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền của cha, mẹ và con. Đây là một trong các căn cứ để Tòa án xem xét, giải quyết yêu cầu giành quyền nuôi con. Người bị cản trở quyền thăm nom con sau ly hôn có quyền khởi kiện giành quyền nuôi con. Luật Hùng Bách hướng dẫn bạn thủ tục khởi kiện yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn như sau:
Hồ sơ giành quyền nuôi con sau khi ly hôn do bị cản trở quyền thăm nom con gồm có:
Để được hỗ trợ thu thập chứng cứ, chuẩn bị hồ sơ giành quyền nuôi con; có luật sư tham gia giành quyền nuôi con tại Tòa, vui lòng liên hệ Luật Hùng Bách theo số Điện thoại/Zalo: 0988.732.880
XEM THÊM: CÁCH GIÀNH QUYỀN NUÔI CON KHI VỢ/CHỒNG TÁI HÔN
Thực tế, rất nhiều trường hợp vợ, chồng sau khi ly hôn lợi dụng quyền thăm nom con để làm phiền, gây tác động tiêu cực đến đời sống của con và người được quyền nuôi con. Để đảm bảo con được sống trong môi trường tốt nhất; đảm bảo quyền lợi của người nuôi con, người nuôi con có thể yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con sau khi ly hôn. Khoản 2 Diều 82 Luật Hôn nhân gia đình 2014, quy định như sau:
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Theo đó, người không trực tiếp nuôi con bị hạn chế quyền thăm con sau khi ly hôn khi:
Người yêu cầu áp dụng biện pháp hạn chế quyền thăm nom con phải có đơn gửi đến Tòa án. Ngoài ra, người có hành vi bạo lực gia đình có thể bị cấm tiếp xúc con. Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc con được thực hiện tại Ủy ban cấp xã/phường.
Luật Hùng Bách là đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên sâu trong lĩnh vực Hôn nhân gia đình. Luật Hùng Bách hỗ trợ giành quyền nuôi con khi ly hôn; bảo vệ quyền thăm nom con sau khi ly hôn; tư vấn, hỗ trợ giành quyền nuôi con sau khi ly hôn với dịch vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng, uy tín. Chúng tôi hỗ trợ Quý Khách hàng thực hiện các công việc khi bảo vệ quyền nuôi con như sau:
Xem thêm: THUÊ LUẬT SƯ GIÀNH QUYỀN NUÔI CON HẾT BAO NHIÊU TIỀN?
Tự tin là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu tại Việt Nam hiện nay; Luật Hùng Bách với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm tư vấn, giải quyết ly hôn giành quyền nuôi con. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn. Bạn có thể liên hệ Luật Hùng Bách qua các cách sau:
Trân trọng!
V.H
Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…
Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…
Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…
Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…
Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…
LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…