Trong xã hội hiện nay, việc ông bà yêu thương cháu, mong muốn để lại một phần tài sản cho cháu sau khi mất là một vấn đề phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người còn thắc mắc vấn đề cháu chưa đủ 18 tuổi thì cháu có được nhận thừa kế của ông bà không? Hay cháu dưới 18 tuổi thì có được nhận thừa kế đất đai của ông bà không? Luật Hùng Bách mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết. Hoặc liên hệ 0979.564.828 để được tư vấn, hướng dẫn.
MỤC LỤC
Theo Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015) về quyền thừa kế, cụ thể:
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
Hiện nay, pháp luật chưa có định nghĩa rõ ràng về cụm từ thừa kế. Tuy nhiên, dựa theo quy định trên, ta có thể hiểu thừa kế là việc một hoặc nhiều người được thừa hưởng tài sản từ người chết để lại.
Việc hưởng di sản có thể theo di chúc hoặc theo pháp luật. Đối với người thừa kế không là cá nhân thì chỉ được hưởng di sản theo di chúc.
Xem thêm: THỦ TỤC LÀM DI CHÚC THỪA KẾ ĐẤT ĐAI
Theo quy định tại Điều 612 BLDS 2015, di sản bao gồm:
Dựa vào quy định trên, có thể nhận định rằng, di sản là tài sản của người chết để lại. Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Căn cứ theo quy định tại Điều 105 BLDS 2015, tài sản là:
Như vậy, bên cạnh tiền, một số loại tài sản tiêu biểu như:
Vật: Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý dùng để làm trang sức và các vật có giá trị khác như cây cảnh, động vật,….
Giấy tờ có giá: Hối phiếu đòi nợ, trái phiếu Chính phủ, các loại chứng khoán,….
Quyền tài sản: Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt đối với tài sản,….
Bất động sản: Đất đai, nhà, công trình xây dựng,…
Động sản: Những tài sản không phải là bất động sản. Như: Xe máy, ô tô, điện thoại,….
Như vậy, di sản của người chết sẽ bao gồm các loại tài sản đã liệt kê trên.
Theo quy định của pháp luật, tài sản riêng của mỗi người là tài sản do người đó tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác.
Bên cạnh đó, còn các tài sản như:
Trong xã hội hiện nay, việc một người góp vốn để sản xuất, kinh doanh với người khác đã không còn xa lạ với người dân. Từ đó, dẫn đến việc sở hữu một phần trong khối tài sản chung.
Đây là một dạng sở hữu chung theo phần. Khi người này mất thì khối tài sản mà người này góp vào phần tài sản chung là di sản thừa kế.
Ví dụ: Ông A thoả thuận góp vốn 500 triệu đồng để làm ăn với ông B và C. Cả ba người cùng nhau xây dựng một nhà hàng trị giá 1 tỷ 500 triệu đồng.
Bên cạnh đó, còn có phần tài sản trong khối tài sản chung vợ chồng, sở hữu chung của các thành viên gia đình. Việc xác định tài sản của người chết trong khối tài sản này được quy định theo BLDS 2015 và Luật HNGĐ 2014.
Để trả lời cho câu hỏi Cháu có được nhận thừa kế từ ông bà không? thì cần phải xem xét các trường hợp dưới đây:
Theo quy định, cá nhân có quyền lập di chúc để để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật (Điều 609 BLDS 2015). Đồng thời, người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế (Điều 626 BLDS 2015).
Do vậy, ông bà có thể làm di chúc để lại tài sản cho cháu. Trong trường hợp này, người cháu có quyền nhận di sản thừa kế của ông bà.
Xem thêm: KHÔNG CÓ DI CHÚC CÓ ĐƯỢC THỪA KẾ KHÔNG?
Căn cứ theo quy định tại Điều 651 BLDS 2015 về người thừa kế theo pháp luật, cụ thể:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
…..
Theo quy định trên, nếu ông bà không để lại di chúc thì việc phân chia di sản thừa kế sẽ ưu tiên cho hàng thừa kế thứ nhất. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng si sản hoặc từ chối nhận di sản.
Bên cạnh đó, Điều 625 BLDS 2015 về thừa kế thế vị có quy định như sau:
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Như vậy, trong trường hợp ông bà mất mà không để lại di chúc, cháu có thể nhận thừa kế của ông bà trong trường hợp là thừa kế thế vị.
Như đã phân tích trên, cháu hoàn toàn có thể được hưởng di sản thừa kế do người chết để lại. Pháp luật không quy định độ tuổi của người được nhận di sản thừa kế.
Một người có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của bản thân sau khi chết, tài sản này được gọi là di sản. Hơn nữa, đất đai cũng là một loại tài sản.
Do vậy, kết hợp các quy định trên, thì cháu dưới 18 tuổi hoàn toàn có thể nhận thừa kế di sản là đất đai.
Xem thêm: THỦ TỤC LÀM THỪA KẾ DI CHÚC CHUẨN NHẤT
Để tránh trường hợp con, cháu có tranh chấp về sau. Việc soạn di chúc phải đầy đủ nội dung, thông tin. Luật Hùng Bách hỗ trợ tư vấn, soạn thảo di chúc, hỗ trợ thủ tục làm di chúc tại các tổ chức công chứng. Liên hệ cho Luật Hùng Bách theo Số điện thoại/Zalo: 0979.564.828 để được hỗ trợ nhanh chóng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 75 Luật HNGĐ 2014 về quyền có tài sản riêng của con như sau:
1. Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con.
….
Xem thêm: HƯỚNG DẪN PHÂN CHIA TÀI SẢN THỪA KẾ
1. Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.
2. Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể uỷ quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tài sản riêng của con da cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thoả thuận khác.
3. Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp con đang được người khác giám hộ theo quy định của BLDS; người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
4. Trong trường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản riêng của con được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy định của BLDS.
Như vậy, người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì có thể tự mình quản lý tài sản riêng. Trường hợp con dưới 15 tuổi thì phải xem di chúc có chỉ định người quản lý không? Con có thuộc trường hợp đang được người khác giám hộ không?
Căn cứ theo Điều 77 Luật HNGĐ 2014 về định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự như sau:
1. Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
2. Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.
3. Trong trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì việc định đoạt tài sản riêng của con do người giám hộ thực hiện.
Để được tư vấn cụ thể, chính xác hơn về vấn đề quản lý tài sản của con dưới 18 tuổi. Vui lòng liên hệ Luật sư Thừa kế Luật Hùng Bách – 0979.564.828
Hiện nay, pháp luật không đưa ra khái niệm khai nhận di sản thừa kế là gì. Tuy vậy, có thể hiểu khai nhận di sản thừa kế là việc người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật tiến hành việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người chết để lại. Thủ tục này sẽ được thực hiện theo quy định của Luật Công chứng 2014.
1. Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thoả thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.
2. Việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật này.
…..
Theo quy định trên, khai nhận di sản thừa kế được áp dụng trong trường hợp không có di chúc. Đồng thời, người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật. hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thoả thuận không phân chia di sản đó.
Đối với trường hợp con dưới 18 tuổi và các giao dịch liên quan về đất đai, sẽ phải thông qua người đại diện.
Thủ tục khai nhận di sản thừa kế phải được thực hiện tại Tổ chức hành nghề công chứng, bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiến hành kiểm ra. Trường hợp hồ sơ bị thiếu, không đúng thì công chứng viên sẽ yêu cầu người yêu cầu bổ sung, sửa đổi.
Nếu trường hợp hồ sơ đã đúng và đầy đủ, tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiến hành việc niêm yết công khai hồ sơ khai nhận di sản tại Uỷ ban nhân dân cấp xã/phương, nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản. Trường hợp người để lại di sản không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã/phường, nơi có bất động sản.
Thời gian niêm yết công khai tại Uỷ ban nhân dân cấp xã/phường là 15 ngày. Sau khi kết thúc thời gian này, nếu không có khiếu nại hay tranh chấp thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thoả thuận phân chia di sản thừ kế theo Luật Công chứng 2014.
Sau khi hoàn tất thủ tục khai nhận di sản thừa kế, bạn cần tiến hành khai thuế tại chi cục thuế nơi có bất động sản.
Tiếp theo khi đã hoàn tất thủ tục khai thuế, bạn cần đăng ký biến động tại Văn phòng đăng ký đất đai/Chi nhanh văn phòng đăng ký đất đai tại nơi có bất động sản.
Xem thêm: THỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ
Luật sư tư vấn lập di chúc, chia thừa kế đất đai
Trân trọng./.
TC.
Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…
Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…
Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…
Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…
Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…
LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…