HƯỚNG DẪN PHÂN CHIA TÀI SẢN THỪA KẾ


Vấn dề phân chia tài sản thừa kế được đông đảo người quan tâm. Bởi lẽ, việc phân chia tài sản thừa kế không đồng đều, rât dễ dẫn đến tranh chấp, mâu thuẫn. Thậm chí là mất tình cảm, sự đoạn kết của các thành viên gia đình. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để được hướng dẫn cách phân chia tài sản thừa kế. Hoặc liên hệ ngay cho Luật Hùng Bách theo Số điện thoại/Zalo 0979.564.828 để được tư vấn, hỗ trợ.

Cách phân chia tài sản thừa kế

Theo Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015), tài sản của một người chết để lại có thể được phân chia theo di chúc hoặc phân chia theo pháp luật.

Để biết thêm về hai hình thức phân chia di sản thừa kế này. Mời bạn tham khảo tiếp bài viết dưới đây.

Phân chia tài sản thừa kế theo di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Trong nội dung di chúc thể hiện ý chí của người lập về các vấn đề như:. Người nhận di sản; thông tin về di sản; người được cử để quản lý di chúc, quản lý di sản; người được cử để đứng ra phân chia di sản.

Di chúc có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm người có tài sản chết). Đối với trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của BLDS 2015.

Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế; hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thoả thuận những việc sau đây:

  • Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
  • Cách thức phân chia di sản.

Lưu ý: Mọi thoả thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.

Người phân chia di sản

Người phân chia di sản có thể đồng thời là người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc hoặc được những người thừa kế thoả thuận cử ra.

Người phân chia di sản tiến hành phân chia dí sản theo đúng di chúc hoặc đúng thoả thuận của những người thừa kế theo pháp luật.

Người phân chia di sản được hưởng thù lao, nếu người để lại di sản cho phép trong di chúc hoặc những người thừa kế có thoả thuận.

Xem thêm: THỦ TỤC LÀM THỪA KẾ DI CHÚC CHUẨN NHẤT

Thứ tự ưu tiên thanh toán

Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

  1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.
  2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu.
  3. Chi phí cho việc bảo quản di sản.
  4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.
  5. Tiền công lao động.
  6. Tiền bồi thường thiệt hại.
  7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.
  8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.
  9. Tiền phạt.
  10. Các chi phí khác.

 Xem thêm: DI CHÚC CÓ HIỆU LỰC KHI NÀO?

Phân chia di sản theo di chúc

Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc. Nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc. Trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu huỷ do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.

Xem thêm: ĐIỀU KIỆN DI CHÚC CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI CÓ HIỆU LỰC Ở VIỆT NAM

Phân chia tài sản thừa kế không có di chúc

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật bao gồm:

  • Không có di chúc;
  • Di chúc không hợp pháp;
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Bên cạnh đó, thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

  • Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
  • Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
  • Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Cách phân chia di sản theo pháp luật

Người được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật

Trường hợp không có di chúc, pháp luật sẽ xác định người có tư các thừa kế theo pháp luật. Căn cứ theo Điều 651 BLDS 2015, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

  • Hàng thừa kế thứ nhất:. Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết:
  • Hàng thừa kế thứ hai:. Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba:. Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Lưu ý: Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Xem thêm: QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Cách phân chia di sản theo quy định của pháp luật: 

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.

Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia.

Xem thêm: KHÔNG CÓ DI CHÚC CÓ ĐƯỢC THỪA KẾ KHÔNG?

Văn bản phân chia tài sản thừa kế

Hướng dẫn phân chia tài sản thừa kế
Luật sư hướng dẫn phân chia tài sản thừa kế – Liên hệ 0979.564.828

Trên đây là nội dung cơ bản của văn bản thoả thuận. Nếu bạn không biết soạn văn bản thoả thuận như thế nào cho đúng và đầy đủ nội dung. Vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo Số điện thoại/Zalo: 0979.564.828 để được hỗ trợ.

Thủ tục phân chia tài sản thừa kế

Trường hợp người chết có để lại di chúc, các đồng thừa kế sẽ tiến hành thủ tục phân chia; hoặc tiến hành làm văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế hoặc văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Xem thêm: THỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ

Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế 

Văn bản thoả thuận phân chia di sản sản thừa kế là gì?

Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản.

Trong văn bản thoả thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.

Một số lưu ý đối với văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế

Đối với di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.

Xem thêm: THỦ TỤC LÀM DI CHÚC THỪA KẾ ĐẤT ĐAI

Trình tự thủ tục công chứng văn bản thoả thuận thừa kế

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
  • Phiếu yêu cầu công chứng;
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng;
  • Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết;
  • Dự thảo Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế (nếu có);
  • Giấy tờ tuỳ thân của người nhận di sản: CMND/CCCD/Passport,…
  • Các giấy tờ về tài sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe, tài sản khác,….
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Sau khi nộp đủ hồ sơ, công chứng viên phải tiến hành kiểm tra hồ sơ. Để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản.

Nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

Nếu thấy hồ sơ đã đầy đủ, Công chứng viên sẽ tiếp nhận, thụ lý và ghi vào sổ công chứng để giải quyết.

Bước 3: Niêm yết công khai

Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP, cụ thể:

Việc thụ lý công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết.

Việc niêm yết sẽ được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.

Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định tại Khoản này và tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.

Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.

Bước 4: Ký công chứng và trả kết quả hồ sơ

Sau khi hết thời gian niêm yết và không có khiếu nại, tố cáo, tổ chức hành nghề công chứng sẽ hướng dẫn người thừa kế ký văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Sau đó, Công chứng viên yêu cầu người thừa kế xuất trình bản chính các giấy tờ, hồ sơ đã nêu ở trên để kiêm tra, đối chiếu trước khi xác nhận vào lời chứng và từng trang của văn bản. Khi hoàn tất hồ sơ, tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiến hành thu phí, thù lao công chứng và trả lại bản chính của Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế.

Khởi kiện chia di sản thừa kế khi có tranh chấp

Trường hợp các bên có sự tranh chấp về việc thừa kế. Không thể thống nhất với nhau thì có thể khởi kiện Toà án nhân dân có thẩm quyền.

Tranh chấp về việc thừa kế không thuộc trường hợp bắt buộc hoà giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã. Do vậy, khi có tranh chấp các bên có thể khởi kiện đến Toà án nhân dân có thẩm quyền. Thủ tục khởi kiện sẽ được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Muốn khởi kiện đến Toà án nhân dân có thẩm quyền; người khởi kiện cần phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm đơn khởi kiện; và các tài liệu, chứng cứ liên quan đến yêu cầu khởi kiện. Bao gồm:

  • Đơn khởi kiện (theo mẫu);
  • CCCD/CMND/Passport của người khởi kiện;
  • Giấy tờ về nơi cư trú của người khởi kiện;
  • CCCD/CMND/Passport của người bị kiện (nếu có);
  • Giấy tờ về nơi cư trú của người bị kiện (nếu có);
  • Giấy tờ chứng minh việc người để lại di sản đã chết;
  • Giấy tờ về tài sản của người để lại di sản;
  • Di chúc (nếu có);
  • Văn bản thoả thuận phân chia di sản hoặc văn bản khai nhận di sản thừa kế (nếu có);

Trên đây là những tài liệu, chứng cứ cơ bản mà người khởi kiện cần phải chuẩn bị. Trường hợp bạn không biết phải chuẩn bị những giấy tờ trên như thế nào? Hoặc không biết soạn đơn khởi kiện. Bạn có thể liên hệ 0979.564.828 để được hỗ trợ soạn đơn khởi kiện, hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ.

Bước 2: Nộp hồ sơ đến Toà án nhân dân có thẩm quyền

Thẩm quyền của Toà án theo cấp

Theo Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015), tranh chấp về thừa kế là một trong những tranh chấp dân sự, thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

Xét về thẩm quyền của Toà án theo cấp, Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử lý đối với các trường hợp tranh chấp về thừa kế không có yếu tố nước ngoài.

Đối với các trường hợp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ

Theo Điều 39 BLTTDS 2015, thẩm quyền của Toà án được xác định như sau:

Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp về thừa kế.

Ngoài ra, các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết.

Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

Như vậy, muốn xác định Toà án nào có thẩm quyền giải quyết thì người khởi kiện cần xác định xem di sản tranh chấp có phải là bất động sản hay không? Có đương sự ở nước ngoài không? Hay tài sản ở nước ngoài không?.

Bước 3: Toà án tiến hành xem xét, thụ lý hồ sơ và giải quyết

Sau khi nhận hồ sơ khởi kiện, Toà án sẽ tiến hành xem xét trong thời hạn 08 ngày làm việc. Nếu hồ sơ đã đủ, Toà án sẽ tiến hành yêu cầu người khởi kiện tiến hành nộp tiền tạm ứng án phí. Toà án sẽ thụ lý hồ sơ sau khi người khởi kiện nộp lại biên lai nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí cho Toà án.

Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, Toà án sẽ yêu cầu đương sự bổ sung. Nếu không đúng thẩm quyền; Toà án sẽ chuyển hồ sơ khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án khác. Hoặc trả lại đơn khởi kiện nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

Bước 4: Tham gia các buổi hoà giải, xét xử theo lịch triệu tập của Toà án

Trong quá trình Toà án thụ lý, giải quyết vụ án. Toà án sẽ triệu tập các bên để tiến hành hoà giải; lấy thêm thông tin, thu thập thêm chứng cứ. Nếu trong quá trình giải quyết các bên vẫn không thể hoà giải thì Toà án sẽ đưa vụ án ra xét xử.

Luật sư tư vấn luật thừa kế

Với đội ngũ cán bộ, Luật sư thừa kế có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thừa kế. Chúng tôi cung cấp cho khách hàng các dịch vụ sau:

  • Tư vấn về quyền thừa kế, điều kiện hưởng thừa kế tài sản là đất đai;
  • Tư vấn quy định pháp luật về thừa kế theo di chúc; thừa kế theo pháp luật, di sản thừa kế;
  • Tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến về thủ tục khai nhận di sản thừa kế đất đai; tặng cho nhà đất là di sản thừa kế…
  • Tư vấn; trợ giúp; hướng dẫn các thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký thừa kế quyền sử dụng nhà đất (công chứng; chứng thực; khai nhận di sản…)
  • Tư vấn các quy định về quản lý; phân chia; thanh toán di sản thừa kế là quyền sử dụng đất đai;
  • Tư vấn pháp luật về thủ tục khởi kiện phân chia di sản thừa kế là đất đai, nhà cửa;…

Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách về “HƯỚNG DẪN PHÂN CHIA TÀI SẢN THỪA KẾ”. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ thủ tục ly hôn, vui lòng liên hệ Luật Hùng Bách theo một trong các phương thức sau:

Trân trọng./.

TC.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *