Hiện nay, tình trạng tranh chấp tài sản thừa kế xảy ra khá phổ biến. Việc này bắt nguồn từ việc người có di sản khi mất không để lại di chúc hoặc di chúc để lại bị vô hiệu. Vấn đề liên quan đến hiệu lực của di chúc được pháp luật điều chỉnh như thế nào? Điều kiện có hiệu lực của di chúc là gì? Hậu quả của di chúc không có hiệu lực ra sao? Mời bạn đọc tham khảo bài viết “DI CHÚC CÓ HIỆU LỰC KHI NÀO” của Luật Hùng Bách để hiểu rõ hoặc liên hệ đến Luật sư Thừa kế qua số điện thoại: 0979.564.828 (ZALO) để được tư vấn, hướng dẫn.
MỤC LỤC
Di chúc là cách thức để một cá nhân thể hiện ý chí nhằm định đoạt tài sản của mình. Sau khi chết, di sản của đó sẽ được định đoạt, phân chia theo ý chí của người đó. Nhưng việc di sản có được định đoạt như ý nguyện của người đó hay không còn phụ thuộc vào hiệu lực của di chúc. Vậy di chúc có hiệu lực khi nào?
Tuy nhiên, không phải mọi di chúc đều được công nhận hoặc được công nhận toàn bộ. Để hiệu lực của di chúc được công nhận theo đúng ý nguyện của người lập thì phải đáp ứng đủ điều kiện có hiệu lực của di chúc.
Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được: Cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
Người bị hạn chế về thể chất; Người không biết chữ phải được có người làm chứng hỗ trợ lập văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
Chủ thể nhận di chúc là cá nhân: Phải còn sống tại thời điểm mở thừa kế. Trường hợp đã thành thai trước khi người để lại di sản chết thì phải được sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế.
Chủ thể thừa kế không phải là pháp nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Người được thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới di sản trong di chúc;
Người dưới 18 tuổi; người được Tòa án tuyên bố mất hành vi năng lực dân sự.
Là người thừa kế của người lập di chúc;
Là người có cha; mẹ; vợ; chồng; con của người thừa kế của người lập di chúc;
Là người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan đến di sản.
“Chào luật sư, ông bà nội tôi vừa mất năm nay và cùng hưởng dương 87 tuổi. Ông bà có 03 người con: 02 người con riêng trước khi cưới nhau và 01 người con chung là bố tôi. Lúc còn sống, ông bà cùng nhau tạo dựng được khối tài sản là một mảnh đất và căn nhà hiện tại gia đình tôi đang ở. Trước khi mất, ông bà đã gọi bố mẹ tôi lại và dặn dò dùng số tài sản trên cho việc thờ cúng và giao cho bố tôi quản lý. Từ đó đến nay, gia đình tôi vẫn tuân theo lời dặn của ông bà và quản lý phần tài sản đúng mục đích.
Đến nay, 2 người con riêng của ông bà yêu cầu gia đình tôi phân chia thừa kế. Tôi muốn hỏi Luật sư lời dặn của ông bà có được coi là di chúc không? Vì tôi được biết luật có quy định về trường hợp lập di chúc bằng miệng.”
Chào em, đối với việc lập di chúc bằng miệng BLDS 2015 có quy định như sau:
“Điều 629. Di chúc miệng
Ngoài ra, khoản 5 điều 630 BLDS 2015 còn quy định:
“Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”
Như vậy, BLDS 2015 đã đưa ra một trường hợp nhất định để trả lời cho câu hỏi: “Di chúc miệng có hiệu lực khi nào?”. Cụ thể, để di chúc miệng được công nhận phải đáp ứng được các điều kiện sau:
Có thể hiểu, “Bị cái chết đe dọa” là trường hợp một người bị bệnh tật không thể cứu chữa, bị tai nạn rơi vào tình trạng nguy kịch hoặc rơi vào hoàn cảnh đối diện với cái chết. Tuy nhiên, việc xác định việc cá nhân rơi vào các trường hợp trên rất khó xác định do hầu hết đều rơi vào tình trạng cấp bách. Do đó, việc lập di chúc miệng rất cần có những cá nhân khác đứng ra làm chứng, ghi nhận lại nội dung di chúc.
Điều 629 BLDS 2015 đã quy định cụ thể số người làm chứng tham gia việc lập di chúc bằng miệng. Nhưng cần lưu ý thêm về điều kiện của những người làm chứng như sau:
Người làm chứng cho việc lập di chúc không được là:
Do đó đối với trường hợp của gia đình của bạn, trước hết phải đảm bảo tính hợp pháp của di chúc miệng. Cần đánh giá những yếu tố bao gồm tình trạng sức khỏe của ông bà; điều kiện của các người làm chứng; điều kiện về thời gian được quy định. Sau đó mới xét đến hiệu lực của di chúc như chủ thể nhận di chúc; di sản liên quan tới nội dung di chúc;… Qua đó mới xác định được “di chúc miệng” trong trường hợp của bạn có hiệu lực hay không.
Quy định hiệu lực phát sinh sau khi người lập mất đồng nghĩa với việc không thể thay đổi nội dung của di chúc. Khi đó việc định đoạt tài sản không chỉ phụ thuộc vào ý chí của người lập mà còn có các yếu tố do luật định. Nếu không đảm bảo các điều kiện có hiệu lực của di chúc sẽ dẫn đến việc di chúc bị vô hiệu hay di chúc không có hiệu lực.
Di chúc không có hiệu lực là việc nội dung trong di chúc không được công nhận. Việc không đáp ứng được điều kiện có hiệu lực của di chúc dẫn theo phần di sản liên quan tới nội dung di chúc bị vô hiệu không được định đoạt theo đúng ý chí của người lập. Hậu quả pháp lý của trường hợp này là phần nội dung vô hiệu của di chúc không được thừa nhận theo quy định pháp luật. Qua đó sẽ gây ảnh hưởng đến lợi ích và quyền lợi hợp pháp đối tượng hưởng di sản thừa kế.
Trân trọng./.
Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…
Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…
Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…
Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…
Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…
LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…