Hiện nay, không khó để bắt gặp tình trạng nam nữ sống chung như vợ chồng và có con nhưng không đăng ký kết hôn . Luật Hùng Bách thường nhận được những câu hỏi như pháp luật quy định về vấn đề con chung khi không có đăng ký kết hôn như: Bố có được giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn không? Ai là người có quyền nuôi con? Thủ tục giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn như thế nào? Nếu bạn cũng vướng mắc về vấn đề này thì tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư ly hôn Luật Hùng Bách và liên hệ đến số điện thoại/zalo 0988.732.880 để được tư vấn, hỗ trợ hồ sơ, thủ tục ly hôn.
MỤC LỤC
Đăng ký kết hôn là việc xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật để được Nhà nước công nhận và bảo vệ quan hệ hôn nhân. Việc đăng ký kết hôn được thực hiện khi hai bên nam, nữ đủ điều kiện. Cụ thể, Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Điều 9. Đăng ký kết hôn
1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.
Khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng
Trường hợp nam nữ sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn thì mối quan hệ đó sẽ không có sự ràng buộc và không được pháp luật bảo vệ. Vì vậy, việc sống chung nhưng không đăng ký kết hôn sẽ gặp những bất lợi như:
XEM THÊM: TRANH CHẤP TÀI SẢN KHI LY HÔN
Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.
Từ đó có thể hiểu, khi không đăng ký kết hôn thì quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đối với con chung vẫn được giải quyết dựa trên quy định của trường hợp có đăng ký kết hôn.
Tuy nhiên, quan hệ cha con không được mặc nhiên xác lập khi cha, mẹ không đăng ký kết hôn. Để được xác định cha, con và bổ sung tên cha vào giấy khai sinh, người cha cần thực hiện thủ tục nhận cha, con tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
XEM THÊM: THỦ TỤC NHẬN CHA CON ĐỂ LÀM GIẤY KHAI SINH
Theo quy định nêu trên, việc giải quyết quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn tương tự như khi ly hôn. Khoản 2, 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc giải quyết quyền nuôi con như sau:
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
….
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Theo quy định trên, cha mẹ có quyền ngang nhau trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con chung. Tòa án sẽ ưu tiên để các đương sự tự thỏa thuận với nhau trước về vấn đề này. Nếu các bên không thỏa thuận được mà yêu cầu Tòa án giải quyết thì Tòa sẽ áp dụng quy định nêu trên để giải quyết.
Câu hỏi: “Tôi và người yêu có một giai đoạn sống chung và hiện có một con chung. Cách đây ba năm, chúng tôi chia tay nhau và con ở với cô ấy từ đó đến nay. Trong suốt khoảng thời gian đó, tôi vẫn cấp dưỡng và thăm nom con thường xuyên. Tôi vừa nghe tin cô ấy sắp cưới chồng nên có trao đổi là muốn đưa bé về chăm sóc nhưng cô ấy nhất quyết không chịu. Luật sư cho tôi hỏi tôi và vợ không đăng ký kết hôn, không có giấy kết hôn nhưng có con chung thì tôi có được ly hôn giành quyền nuôi con không? Mong nhận được phản hồi từ luật sư.”
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án. Quan hệ hôn nhân hiện nay được Nhà nước công nhận và bảo vệ khi có đăng ký kết hôn hợp pháp hoặc trong trường hợp được công nhận quan hệ hôn nhân thực tế. Do vậy, trường hợp không đăng ký kết hôn hoặc không thuộc trường hợp hôn nhân thực tế thì không tồn tại quan hệ hôn nhân và không thể thực hiện thủ tục ly hôn.
Để bảo vệ quyền lợi của các bên khi chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn, pháp luật quy định về thủ tục không công nhận quan hệ vợ chồng. Nếu trường hợp chung sống như vợ chồng, không đăng ký kết hôn mà có con chung thì nam, nữ có thể yêu cầu Tòa án không công nhận quan hệ vợ chồng và giải quyết về quyền nuôi con, tài sản chung.
XEM THÊM: KHÔNG CÓ GIẤY ĐĂNG KÝ KẾT HÔN CÓ LY HÔN ĐƯỢC KHÔNG?
Căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì mặc dù bạn và người yêu không đăng ký kết hôn nhưng cả hai vẫn sẽ có quyền ngang nhau đối với con chung. Trường hợp chưa được xác định quan hệ cha con, bạn cần làm thực hiện thủ tục nhận cha con để được đảm bảo quyền lợi của mình.
Vì bạn không cung cấp thông tin hiện con chung bao nhiêu tuổi nên sẽ có những trường hợp sau:
DỊCH VỤ LUẬT SƯ LY HÔN GIÀNH QUYỀN NUÔI CON – LUẬT HÙNG BÁCH – LIÊN HỆ: 0988.732.880
Muốn thực hiện thủ tục giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn thì đương sự phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
Trong trường hợp này, sẽ soạn thảo dựa vào Mẫu số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP (sửa đổi bởi Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP). Tuy nhiên, một số Tòa án sẽ ban hành mẫu đơn riêng và yêu cầu người khởi kiện phải sử dụng đúng theo mẫu của Tòa án đó.
Để tránh việc sử dụng sai mẫu hay soạn thảo không đúng nội dung yêu cầu, bạn có thể liên hệ với Luật sư ly hôn – Luật Hùng Bách theo số điện thoại/zalo 0988.732.880 để được cung cấp mẫu đơn hoặc hỗ trợ soạn thảo đơn từ theo đúng quy định của Tòa án.
Các tài liệu cần có trong hồ sơ khởi kiện không công nhận quan hệ vợ chồng, giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn cần có gồm:
Trường hợp bạn thiếu những giấy tờ nêu trên nhưng không biết phương án xử lý như thế nào thì hãy liên luật sư theo số điện thoại/ zalo 0976.985.898 để được tư vấn, hỗ trợ.
Câu hỏi: “Chào Luật sư, Tôi và anh A sống chung từ năm 2018 nhưng không đăng ký kết hôn. Bây giờ chúng tôi không còn tình cảm nên muốn đường ai nấy đi. Tuy nhiên, chúng tôi đều muốn nuôi con chung 3 tuổi nên không thể thống nhất được vấn đề này. Vậy tôi thì có thể ly hôn và giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn không? Trình tự, thủ tục như thế nào?”
Trả lời: Chào bạn! Đối với trường hợp này thì bạn có thể làm đơn yêu cầu không công nhận quan hệ vợ chồng. Luật sư ly hôn – Luật Hùng Bách xin tư vấn về thủ tục yêu cầu Tòa án giải quyết như sau:
Người khởi kiện phải chuẩn bị hồ sơ gồm đơn khởi kiện và những tài liệu, chứng cứ sau đây:
Hồ sơ khởi kiện yêu cầu không công nhận quan hệ vợ chồng, giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn được nộp tại Tòa án nơi bị đơn hiện đang cư trú. Có thể nộp đơn đến Tòa bằng các phương thức sau:
Trường hợp bạn muốn thực hiện thủ tục này nhưng không có thời gian, không nắm rõ trình tự,…thì có thể liên hệ với Luật Hùng Bách theo Số điện thoại/ Zalo 0988.732.880 để được hỗ trợ.
Sau khi nhận hồ sơ khởi kiện, Tòa án tiến hành xem xét đơn và các giấy tờ kèm theo. Lúc này sẽ có ba trường hợp xảy ra:
XEM THÊM: THỜI GIAN TÒA THỤ LÝ ĐƠN LY HÔN LÀ BAO LÂU?
khi hồ sơ đã được thụ lý thì sẽ đến giai đoạn hòa giải. Thủ tục hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc trước khi đưa vụ án ra xét xử (Trừ những vụ án không được hòa giải, không tiến hành hòa giải được hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn)
XEM THÊM: LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG HÒA GIẢI MẤY LẦN?
Trường hợp không đồng ý với nội dung bản án, đương sự có quyền kháng cáo bản án trong vòng 15 ngày kể từ ngày xét xử; hoặc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định trong trường hợp không tham gia phiên tòa.
Khi thực hiện thủ tục giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn, bạn có thể cần chi trả các khoản phí sau:
Án phí đối với trường hợp giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn bằng với án phí ly hôn không có giá ngạch. Theo quy định hiện nay, án phí yêu cầu không công nhận quan hệ vợ chồng, giành quyền nuôi con là 300.000 đồng.
Sau khi hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí. Mức tiền và thời gian nộp tạm ứng án phí sẽ được ghi cụ thể trong thông báo của tòa. Người khởi kiện cần đóng tiền tạm ứng án phí trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.
Sau khi Tòa ra bán án thì tại phần quyết định sẽ nêu số tiền mà đương sự phải đóng; lúc này, phí tạm ứng được đó sẽ được khấu trừ vào nghĩa vụ này. Bạn sẽ được hoàn lại khoản tiền thừa (nếu có).
Theo quy định hiện nay, thẩm quyền thu tiền tạm ứng án phí, án phí thuộc về cơ quan thi hành án. Khi thực hiện thủ tục tại Tòa án cấp huyện bạn sẽ nộp tại Chi cục thi hành án huyện đó. Nếu thực hiện thủ tục tại Tòa cấp tỉnh thì sẽ nộp tại Cục thi hành án dân sự tỉnh.
Đương sự mang theo bản án đã có hiệu lực của Tòa án và giấy giấy tờ nhân thân như CMND,CCCD,…đế cơ quan thi hành án có thẩm quyền nêu trên để nộp tiền án phí.
Ngoài ra, bạn có thể ủy quyền cho Luật Hùng Bách thay bạn thực hiện thủ tục nộp tiền án phí để tiết kiệm được công sức, thời gian đi lại. Liên hệ đến số điện thoại/ zalo 0988.732.880 để được tư vấn về trường hợp này.
Câu hỏi: Tôi và chồng có một con chung và đã ly hôn được một năm. Tại thời điểm đó, chúng tôi thỏa thuận tôi sẽ trực tiếp nuôi con và không yêu cầu chồng cấp dưỡng. Do thu nhập hiện nay không ổn định nên tôi có yêu cầu chồng cấp dưỡng để phụ tôi nuôi con nhưng anh ấy nhất quyết không chịu. Vậy tôi có thể khởi kiện đến Tòa án để bổ sung yêu cầu cấp dưỡng không? Cảm ơn Luật Sư.
Luật Hùng Bách tư vấn cho bạn về trường hợp trên như sau:
Luật HN&GĐ hiện hành quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con như sau:
Điều 110. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con
Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
Như vậy, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu chồng cấp dưỡng nuôi con chung. Trường hợp cả hai không thỏa thuận được với nhau thì bạn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
DỊCH VỤ LUẬT SƯ KHỞI KIỆN YÊU CẦU CẤP DƯỠNG – LUẬT HÙNG BÁCH – LIÊN HỆ: 0988.732.880
Để yêu cầu cấp dưỡng nuôi con, các hồ sơ cần được chuẩn bị và nộp cho Tòa gồm có:
Với đội ngũ Luật sư, Chuyên viên pháp lý nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, Luật Hùng Bách tự tin có thể hỗ trợ khách hàng thông qua việc tư vấn, giải quyết thủ tục giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn. Dịch vụ tư vấn, giải quyết thủ tục ly hôn; thủ tục không công nhận quan hệ vợ chồng; tranh chấp quyền nuôi con, phân chia tài sản của Luật Hùng Bách cụ thể như sau:
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hùng Bách về nội dung “Giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn“. Trường hợp bạn cần tư vấn, hỗ trợ các thủ tục pháp lý liên quan đến lĩnh vực Hôn nhân gia đình; Dân sự; Hình sự; Hành chính, … vui lòng liên hệ Luật sư Luật Hùng Bách qua các cách sau:
Tường Vy.
Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…
Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…
Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…
Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…
Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…
LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…