Luật sư Đất đai

TUYÊN BỐ HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC VÔ HIỆU

Hợp đồng đặt cọc là một loại hợp đồng phổ biến, đặc biệt là trong giao dịch mua bán đất. Tuy nhiên, không phải lúc nào hợp đồng cũng có hiệu lực và thực hiện đúng theo thỏa thuận. Trong bài viết này, Luật Hùng Bách sẽ giới thiệu về hợp đồng cọc, các trường hợp phải tuyên bố hợp đồng đặt cọc vô hiệu và hậu quả pháp lý khi hợp đồng vô hiệu. Nếu bạn có vướng mắc pháp lý về tranh chấp hợp đồng cọc hãy liên hệ qua số 0979.964.828 

Bạn có thể liên hệ Điện thoại/Zalo/Viber/WhatsApp 0979.964.828 để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể về vấn đề của mình.

Hợp đồng đặt cọc là gì?

Hợp đồng cọc theo quy định pháp luật là một loại hợp đồng dân sự. Khoản 1 Điều 328 BLDS 2015 đã định nghĩa về đặt cọc, cụ thể:

Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Hợp đồng cọc có thể được lập bằng văn bản hoặc miệng. Tuy nhiên, để Hợp đồng có giá trị pháp lý và chứng minh được sự tồn tại của hợp đồng nên lập hợp đồng bằng văn bản. Đồng thời, có các chứng từ liên quan như biên lai, giấy tờ tài sản,v.v… về giao dịch dân sự này. Thông thường, hợp đồng cọc có hiệu lực từ thời điểm hai bên ký kết hoặc do các bên thoả thuận.

Xem thêm: MẪU GIẤY ĐẶT CỌC MUA ĐẤT MỚI NHẤT

Hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào?

Hợp đồng cọc lập ra để ghi nhận nghĩa vụ giao kết hoặc thực hiện hợp đồng giữa các bên. Tuy nhiên, Hợp đồng này có thể bị vô hiệu trong các trường hợp sau:

Hợp đồng cọc vi phạm các quy tắc chung về giao dịch dân sự.

Theo quy định, hợp đồng đặt cọc cũng là một loại giao dịch dân sự. Do đó, hợp đồng đặt cọc cũng phải đáp ứng điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Các điều kiện cơ bản như làm hợp đồng đặt cọc vô hiệu là:

  • Có mục đích vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội. Điều 123 BLDS 2015 định nghĩa về vi phạm điều cấm của luật và trái với đạo đức xã hội, cụ thể: “Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng”. Ví dụ: Hợp đồng đặt cọc mua bán đất công, tài sản thuộc sở hữu công, tài sản bị tranh chấp, tài sản không được phép chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.
  • Chủ thể không có năng lực hành vi dân sự hoặc năng lực không phù hợp với giao dịch;
  • Không có sự tự nguyện của các bên.

Một số trường hợp cụ thể vô hiệu hợp đồng đặt cọc.

Pháp luật cũng quy định các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu cụ thể tại Bộ luật Dân sự. Theo đó, các bên khi gặp trường hợp theo quy định sẽ phải chịu hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu theo Điều 131 BLDS 2015. Các yếu tố dẫn đến hợp đồng đặt cọc vô hiệu là:

  1. Các bên không có năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện;
  2. Bị ảnh hưởng do lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép;
  3. Hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu do giả tạo;
  4. Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn;
  5. Vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức;
  6. Do có đối tượng không thể thực hiện được,…

Là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tranh chấp hợp đồng, Luật Hùng Bách hiểu được mong muốn và vướng mắc của khách hàng khi xảy ra tranh chấp. Vì vậy, để được hỗ trợ, tư vấn cụ thể cho trường hợp của mình, bạn có thể liên hệ SĐT/Zalo: 0979.964.828.

Hậu quả pháp lý tuyên bố hợp đồng đặt cọc vô hiệu?

Theo quy định pháp luật dân sự, khi có căn cứ các bên có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Hợp đồng cọc bị tuyên vô hiệu, các bên phải biết những hậu quả pháp lý sau:

Không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên.

Khác với chấm dứt hợp đồng là các bên vẫn phải tuân thủ các quyền, nghĩa vụ cho đến thời điểm chấm dứt. Việc tuyên bố một hợp đồng vô hiệu thì không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch dân sự được xác lập.

Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Theo khoản 2 Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015, thì việc khôi phục, hoàn trả tài sản nếu là vật được ưu tiên. Trường hợp không thể trả bằng hiện vật thì các có thể trả bằng tiền. Tuy nhiên, thực tế có nhiều tài sản khi hoàn trả không đảm bảo được tình trạng ban đầu. Thông thường, hợp đồng đặt cọc được đặt cọc bằng tiền và các bên tranh chấp về việc hoàn lại số tiền này. Trong tranh chấp dân sự phương pháp đàm phán, thương lượng luôn được ưu tiên. Vì vậy, nếu bạn gặp vấn đề liên quan đến hoàn trả tiền cọc có thể liên hệ ngay đến Luật Hùng Bách để tư vấn phương án cụ thể.

Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

Điều này là một quy định mới so với Bộ luật Dân sự năm 2005. Khái niệm hoa lợi, lợi tức được quy định tại Điều 109 của Bộ luật Dân sự 2015. Cần phân biệt lợi tức là “khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản” với giá trị tăng thêm của tài sản do thị trường.

Ví dụ: A bán một thửa đất cho B với giá 3 tỷ đồng. A và B thỏa thuận B đặt cọc cho A 300 triệu. A cam kết trong thời hạn 60 ngày sẽ lấy GCN QSDĐ về từ ngân hàng để ký hợp đồng chuyển nhượng cho B. Trong thời gian đó, B đã cho thuê thửa đất trên và thu lợi 50 triệu đồng. Do nhiều yếu tố, hợp đồng đặt cọc mua đất giữa A với B bị vô hiệu. Tuy nhiên, giá đất lên là 5 tỷ đồng. Như vậy, lợi tức mà B được hưởng khi hợp đồng đặt cọc mua đất vô hiệu là 50 triệu đồng chứ không phải là chênh lệch giá nhà 2 tỷ đồng.

Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Theo khoản 4 Điều 131 BLDS 2015 thì một trong những hậu quả pháp lý khi hợp đồng vô hiệu:

“Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường”

Để yêu cầu bồi thường thiệt hại buộc người yêu cầu phải có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại. Theo đó, cần xác định lỗi dẫn đến vô hiệu hợp đồng đặt cọc do một bên và điều này gây thiệt hại cho bên còn lại. Thực tế, việc chứng minh này tương đối khó.

Xem thêm: THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TIỀN ĐẶT CỌC MUA ĐẤT

Nếu bạn không am hiểu quy định pháp luật, cần bảo vệ quyền, lợi ích hơp pháp của mình trong vụ việc tranh chấp hợp đồng đặt cọc. Hãy liên hệ ngay số 0979.964.828  để được hỗ trợ cụ thể.

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc – Liên hệ: 0979.964.828

Thủ tục tuyên hợp đồng đặt cọc vô hiệu

Câu hỏi: Chào Luật sư! Tôi và anh B ký hợp đồng đặt cọc mua đất với giá 10 tỷ đồng. Sau đó, tôi phát hiện ra rằng anh B không có đủ năng lực pháp lý để thực hiện giao dịch này. Do đó, tôi đã yêu cầu hủy bỏ hợp đồng và hoàn trả số tiền cọc cho tôi. Tuy nhiên, B từ chối hoàn trả số tiền cọc và không đồng ý hủy bỏ hợp đồng. Vậy, tôi phải làm thế nào để có thể lấy lại tiền cọc của mình? Xin cảm ơn Luật sư!

Trả lời: Để giải quyết vấn đề của mình, Luật Hùng Bách đề xuất thực hiện theo các bước sau:

Xác định rõ căn cứ tuyên bố hợp đồng cọc vô hiệu

Bên muốn tuyên bố hợp đồng cọc vô hiệu phải có căn cứ pháp lý rõ ràng, chẳng hạn như:

  • Thủ đoạn gian dối, cưỡng ép, tinh thần không tỉnh táo, minh mẫn;
  • Không chuyển nhượng quyền sở hữu đất đúng thời hạn;
  • Có sự thay đổi về tình trạng pháp lý của thửa đất;…

Với vấn đề của bạn, bạn phải thu thập các tài liệu, chứng chứ chứng minh rằng anh B không có đủ năng lực pháp lý để thực hiện giao dịch trên. VD: Anh B không phải là chủ sở hữu hiện tại của thửa đất; Anh B không có quyền với thửa đất trên trong tương lai,…

Với kinh nghiệm tư vấn tranh chấp về hợp đồng nhiều năm, Luật Hùng Bách có thể hỗ trợ đưa ra các giải pháp giúp bạn giải quyết tranh chấp nhanh chóng – chuyên nghiệp.

Đàm phán, thương lượng

Các bên có thể gửi thông báo về việc hợp đồng đặt cọc có dấu hiệu vô hiệu. Việc các bên có thể thỏa thuận được các vấn đề khi hợp đồng vô hiệu sẽ hạn chế được tranh chấp không đáng có. Đồng thời, gây tốn thời gian, chi phí không cần thiết của cấc bên. Thông báo có thể được thông báo trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện, email, fax,…

Sau khi xác định được căn cứ hợp đồng vô hiệu, bạn cần gửi công văn đề nghị thỏa thuận với ông B. Việc gửi văn bản yêu cầu hoàn trả chi phí do hợp đồng đặt cọc vô hiệu cũng là một căn cứ quan trọng để thực hiện các bước tiếp theo.

Đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Nếu không thể thỏa thuận được với nhau, các bên có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Tùy thuộc vào từng cơ quan, tổ chức thì trình tự, thủ tục giải quyết sẽ khác nhau. Bạn có thể lựa chọn các phương án sau để giải quyết vấn đề của mình:

  • Hòa giải: Là biện pháp giải quyết tranh chấp dựa trên sự tự nguyện của các bên. Buổi hòa giải thông qua trung gian của một người hoặc tổ chức khác. Hòa giải có thể được tiến hành trước khi khởi kiện hoặc trong quá trình xét xử. Tuy nhiên, việc hòa giải cần sự tự nguyện thực hiện giữa các bên do không có tính cưỡng chế.
  • Giải quyết tại Trung tâm Trọng tài thương mại: Là biện pháp giải quyết tranh chấp dựa trên sự phán xử của một hoặc nhiều người được giao nhiệm vụ làm trọng tài. Phán quyết của Trung tâm trọng tài có giá trị chung thẩm. Phán quyết này có hiệu lực như một Bản án/Quyết định của tòa án.
  • Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền: Là biện pháp giải quyết tranh chấp dựa trên sự xét xử của tòa án theo quy định pháp luật. Tòa án có thẩm quyền xem xét và giải quyết tranh chấp là tòa án nơi có địa chỉ cư trú của người bị kiện hoặc nơi có tài sản liên quan đến tranh chấp.

Nếu bạn cần hỗ trợ các thủ tục tại toà án hãy liên hệ ngay đến số điện thoại/Zalo/Viber: 0979.964.828 để được tư vấn, hỗ trợ.

Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp đồng đặt cọc vô hiệu

Luật Hùng Bách đã có kinh nghiệm tiến hành thực hiện các thủ tục giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng đặt cọc mua bán đất. Hiểu rõ được các vướng mắc của khách hàng, mong muốn hồ sơ được Toà án thụ lý sớm để hạn chế việc bị kéo dài thời gian giải quyết. Vì vậy, chúng tôi cung cấp các dịch vụ pháp lý như:

  • Tiếp nhận thông tin, tài liệu và đưa ra đánh giá pháp lý sơ bộ về vụ việc;
  • Soạn thảo thư tư vấn pháp lý, đưa ra phương án giải quyết giá chỉ từ 1.000.000 đồng;
  • Cung cấp mẫu đơn để khách hàng tự soạn thảo giá chỉ từ 300.000 đồng;
  • Dịch vụ Luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Từ 500.000 đồng/giờ;
  • Nhận đại diện theo uỷ quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Cử Luật sư/chuyên viên pháp lý thực hiện các thủ tục giải quyết tranh chấp tại Toà án;
  • Các dịch vụ pháp lý liên quan khác.

Xem thêm: MẪU ĐƠN KHỞI KIỆN, KHIẾU NẠI ĐẤT ĐAI MỚI NHẤT

Liên hệ văn phòng luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc vô hiệu

Quý khách hàng cần được hỗ trợ pháp lý về luật đất đai; tranh chấp nhà đất, hợp đồng đặt cọc nhà đất có thể liên hệ Luật sư Đất Đai – Luật Hùng Bách làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Xem thêm: DỊCH VỤ LUẬT SƯ TƯ VẤN ĐẤT ĐAI MIỄN PHÍ

Trân trọng!

QP

5/5 - (1 bình chọn)
Luật Hùng Bách

Recent Posts

ĐƠN KÊU OAN TRÌNH BÀY NHƯ THẾ NÀO?

Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…

3 tháng ago

TRÌNH TỰ THỦ TỤC VÀ MẪU ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM

Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…

3 tháng ago

CÁC MẪU ĐƠN YÊU CẦU ĐỀ NGHỊ TRONG HÌNH SỰ

Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…

3 tháng ago

DỊCH VỤ LUẬT SƯ HÌNH SỰ UY TÍN

Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…

3 tháng ago

LƯU Ý PHÁP LÝ, KINH NGHIỆM MUA CHUNG CƯ AN TOÀN

Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…

5 tháng ago

Tuyển dụng Thực tập sinh, Chuyên viên pháp lý

LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…

8 tháng ago