Khi ly hôn, vợ chồng có thể thỏa thuận ai là người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con. Tuy nhiên, nhiều trường hợp vợ chồng không thể thỏa thuận được vấn đề này. Khi có tranh chấp, vợ chồng sẽ yêu cầu Tòa án giải quyết. Ai sẽ giành được quyền nuôi con khi ly hôn? Làm thế nào để giành quyền nuôi con khi ly hôn? Thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con như thế nào? Nếu bạn đang gặp phải các vướng mắc trên, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây; hoặc liên hệ Công ty Luật Hùng Bách qua số điện thoại 0988.732.880 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ.
MỤC LỤC
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Khi ly hôn, vợ chồng sẽ thỏa thuận với nhau người trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng con. Trường hợp, vợ chồng không thỏa thuận được, vợ chồng đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Về con chung, Tòa án sẽ giải quyết những nội dung:
Khi ly hôn, vợ chồng không thỏa thuận được về con chung thì có thể yêu cầu Tòa giải quyết. Theo quy định của pháp luật, khi giành quyền nuôi con, Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện của các bên để đảm bảo quyền lợi tốt nhất dành cho con để quyết định giao con cho ai nuôi. Theo điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014, việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được quy định như sau:
Theo quy định của pháp luật, khi cha/mẹ ly hôn con dưới 3 tuổi sẽ được ưu tiên giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên, nếu người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con thì người cha có quyền yêu cầu giành quyền nuôi con dưới 3 tuổi. Khi đó người cha cần cung cấp cho Tòa án những tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình. Do đó, không phải trường hợp nào con dưới 3 tuổi đều giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng.
Khi không thỏa thuận được, cha mẹ đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về con chung. Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện các bên để giao con cho cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Các điều kiện để Tòa án xem xét bao gồm: điều kiện kinh tế, chỗ ở, thời gian con; tư cách đạo đức, … Tòa án sẽ xem xét những tài liệu, chứng cứ mà các bên cung cấp để giao quyền nuôi con cho bên có điều kiện tốt hơn để đảm bảo quyền lợi tốt nhất dành cho con.
Khi cha mẹ có tranh chấp về con chung, con trên 7 tuổi trở lên có quyền được đưa ra nguyện vọng của mình. Tòa sẽ xem xét nguyện vọng của con muốn ở với ai. Đồng thời căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ mà bên cung cấp Tòa án sẽ xem xét, ra phán quyết dựa trên quyền lợi tốt nhất dành cho con.
Xem thêm: CÁCH GIÀNH QUYỀN NUÔI CON KHI LY HÔN – LUẬT SƯ LY HÔN
Trong trường hợp vợ chồng không thể thỏa thuận việc nuôi con sau khi ly hôn, một bên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn và giành quyền nuôi con. Đơn giành quyền nuôi con khi ly hôn được trình bày theo mẫu Đơn khởi kiện vụ án dân sự Mẫu số 23-DS.
Để thuận tiện cho việc viết đơn ly hôn giành quyền nuôi con, các Tòa án thường ban hanh mẫu đơn khởi kiện ly hôn riêng. Bạn có thể tham khảo mẫu số 23-DS dưới đây; hoặc liên hệ Luật sư ly hôn Luật Hùng Bách – 0988.732.880 (Zalo) để được cung cấp mẫu đơn ly hôn của tòa án có thẩm quyền.
Xem thêm: HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT ĐƠN LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG CHUẨN NHẤT
Căn cứ khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, đơn khởi kiện ly hôn giành quyền nuôi con phải có các nội dung chính sau đây:
Người khởi kiện cần trình bày rõ thời điểm đăng ký kết hôn, số giấy chứng nhận kết hôn, địa điểm đăng ký kết hôn. Theo khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình 2014, Tòa án giải quyết cho ly hôn khi có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Do đó, người khởi kiện cần trình bày rõ các vấn đề sau:
Người khởi kiện cần trình bày rõ quan điểm của mình để Tòa án xem xét giải quyết. Những nội dung yêu cầu bao gồm:
Để được hỗ trợ viết đơn ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con; hướng dẫn hồ sơ, thủ tục ly hôn. Vui lòng liên hệ Luật sư Ly hôn Luật Hùng Bách theo số Điện thoại/Zalo: 0988.732.880
Khi xảy ra tranh chấp về quyền nuôi con khi ly hôn. Người khởi kiện ly hôn giành quyền nuôi con cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây:
Đề được tư vấn, hỗ trợ về hồ sơ, thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con. Vui lòng liên hệ Luật sư ly hôn Luật Hùng Bách qua số điện thoại/zalo: 0988.732.880
Để thực hiện thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con, người khởi kiện thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện ly hôn tranh chấp quyền nuôi con.
Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện ly hôn tranh chấp quyền nuôi con tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú, làm việc của bị đơn. Trong trường hợp bị đơn ở nước ngoài thì nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Bước 3: Tòa án xem xét đơn khởi kiện ly hôn tranh chấp quyền nuôi con. Nếu đơn hợp lệ, Tòa án tiến hành ra thông báo đóng tiền tạm ứng án phí. Người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện. Nếu Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết thì nộp tại Cục thi hành án dân sự cấp tỉnh. Sau đó, người khởi kiện nộp biên lai đóng tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Bước 4: Tòa án thực hiện xác minh hồ sơ, chứng cứ, tiến hành hòa giải.
Bước 5: Tòa án mở phiên Tòa xét xử sơ thẩm theo thủ tục tố tụng dân sự. Thẩm phán ra bản án ly hôn. Nếu không đồng ý với bản án của Tòa án thì một trong các bên có quyền kháng cáo trong thời hạn luật định.
Để được hỗ trợ hồ sơ, thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con, bạn đọc liên hệ đến 0988.732.880 (Zalo) để được tư vấn.
Theo quy định tại điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Việc ai sẽ người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn sẽ do vợ chồng tự thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Khi ly hôn muốn giành quyền nuôi con, các bên cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho con về mọi mặt. Điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn bao gồm:
– Điều kiện về chỗ ở ổn định: cha mẹ cần có chỗ ở ổn định cho con có thể sống, sinh hoạt bình thường. Chỗ ở có thể là nhà riêng; nhà của bố mẹ; hoặc nhà thuê lâu dài.
– Điều kiện về kinh tế, thu nhập. Để giành quyền nuôi con khi ly hôn, cha mẹ cần đảm bảo điều kiện về kinh tế đủ để đảm bảo đáp ứng những nhu cầu thiết yếu cho con.
– Điều kiện về thời gian chăm sóc, nuôi dạy con. Vợ hoặc chồng khi giành quyền nuôi con cần đảm bảo đủ thời gian để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con. Trường hợp một bên vì lý do công việc hoặc lý do khác mà không có thời gian trông nom, chăm sóc con so với bên còn lại thì có thể bất lợi khi ly hôn giành quyền nuôi con.
– Điều kiện về sức khỏe đảm bảo để chăm sóc nuôi dưỡng con.
– Việc một bên vợ, chồng vi phạm đạo đức; vi phạm nghĩa vụ vợ chồng dẫn đến ly hôn; hoặc có hành vi phạm pháp, có tiền án, tiền sự thì tòa sẽ ưu tiên giành quyền nuôi con cho bên còn lại hơn.
Luật sư giành quyền nuôi con khi ly hôn – 0988.732.880
Luật Hùng Bách nhận được câu hỏi của bạn đọc với nội dung như sau: Tôi tên Nguyễn Hải Đ, hiện đang sinh sống ở Bình Dương. Tôi và vợ kết hôn với nhau năm 2014, chúng tôi có một con chung 04 tuổi. Thời gian gần đây, vợ tôi thường xuyên đi làm về trễ, không chăm sóc con, luôn quát mắng và đánh con vô cơ. Tôi theo dõi thì phát hiện được vợ tôi đang ngoại tình. Luật sư cho tôi hỏi, nếu ly hôn tôi phải làm thế nào để giành quyền nuôi con? Mong Luật sư giải đáp.
Trả lời: Chào anh, trường hợp của anh Luật Hùng Bách tư vấn với nội dung như sau:
Trước tiên, anh có thể thỏa thuận với vợ về vấn đề con chung sau khi ly hôn. Ai sẽ là người trực tiếp nuôi con, mức cấp dưỡng đối với con như thế nào. Nếu không thỏa thuận được thì anh có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Con anh hiện tại 04 tuổi nên khi ly hôn Tòa án sẽ dựa vào điều kiện của các bên để giao con nhằm đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con.
Vì vậy, anh cần thu nhập những tài liệu chứng cứ nêu trên để nộp cho Tòa án khi giành quyền nuôi con. Đồng thời, anh có thể cung cấp thêm các chứng cứ chứng minh người mẹ không đủ điều kiện về vật chất và tinh thần để nuôi dạy con cái như:
Với đội ngũ luật sư, chuyên viên chuyên nghiệp, tận tâm, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình, Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ giải quyết ly hôn với chất lượng dịch vụ tốt nhất và chi phí hợp lý. Cụ thể:
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hùng Bách về “Hướng dẫn giành quyền nuôi con khi ly hôn”. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn pháp lý trong các lĩnh vực Dân sự, Hôn nhân và Gia Đình, Doanh nghiệp, Đất đai, Hình sự, … Vui lòng liên hệ Luật Hùng Bách theo một trong các cách sau:
Trân trọng!
Hậu.
Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…
Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…
Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…
Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…
Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…
LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…
View Comments
Dạ anh chị Luật sư cho tôi hỏi, vợ chồng tôi ly hôn nhau, 2 con đang ở với mẹ, nhưng người mẹ đang mắc bệnh nặng, chẳng may sau này người mẹ mất tôi có được đón 2 con về nhà nuôi không ạ ? Và nếu trong trường hợp tôi được quyền đón con về nhưng người nhà của vợ tôi gây khó không để tôi đón con về thì tôi phải làm sao ? Tôi xin cám ơn
Chào anh,
Trường hợp vợ anh mất nhưng người nhà vợ cản trở việc thăm hoặc đón con về nuôi, anh có thể làm đơn đề nghị hòa giải tại địa phương hoặc khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trường hợp cần văn phòng tư vấn, hỗ trợ thủ tục khởi kiện, anh vui lòng liên hệ số Điện thoại/Zalo: 0976.985.828.
Trân trọng!