Theo quy định của pháp luật; di chúc là một trong những cơ sở để phân chia di sản một cách nhanh chóng và phù hợp với ý chí; nguyện vọng của người mất. Tuy nhiêu rất nhiều người lầm tưởng rằng không có di chúc thì không thể được thừa kế. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật Hùng Bách về vấn đề này. Trường hợp bạn cần hỗ trợ tư vấn hãy liên hệ Luật sư Thừa kế qua số điện thoại; zalo: 0979.564.828 để được tư vấn hỗ trợ.
MỤC LỤC
Quyền thừa kế được pháp luật quy định tại Điều 609 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS 2015):
“Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.”
Như vậy, từ quy định trên chúng ta có thể hiểu rằng thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.
Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 650 BLDS 2015 trong trường hợp người để lại di sản mất nhưng không để lại di chúc thì việc thừa kế không có di chúc sẽ tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
Xem thêm: CÁCH LẬP DI CHÚC VIẾT TAY HỢP PHÁP
Tại quy định tại Điều 649 BLDS 2015 chúng ta có thể hiểu rằng: thừa kế theo pháp luật là hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế sẽ do pháp luật quy định.
Chia thừa kế theo pháp luật là việc chia phần tài sản thừa kế của người chết theo hàng thừa kế mà không theo ý chí của người để lại di sản.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 thì hàng thừa kế bao gồm:
“Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”.
Trường hợp những người ở hàng thừa kế trước đó không còn ai do đã chết; không có quyền hưởng di sản; bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Thì những người ở hàng thừa kế sau mới được hưởng di sản.
Ngoài ra, một trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 652 BLDS 2015 về thừa kế vị. Nếu con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà đáng ra bố hoặc mẹ cháu được hưởng nếu còn sống; Trường hợp cháu cũng chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Theo như em cung cấp thì mảnh đất này được ông bà nội tặng cho riêng ba em. Nên có thể xác định được mảnh đất này là tài sản riêng của ba em. Đến năm 2021, ba em mất không để lại di chúc cho nên di sản thừa kế sẽ được phân chia theo pháp luật.
Tại Điểm a Khoản 1 Điều 651 BLDS 2015; “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ; ba chồng; cha đẻ; mẹ đẻ; cha nuôi; mẹ nuôi; con đẻ; con nuôi của người chết”. Đến nay 2021, khi ba em mất thì cha mẹ của ba em đã mất. Nên có thế xác định những người được hưởng thừa kế bao gồm: mẹ em; em và anh trai. Mảnh đất là di sản thừa kế sẽ được chia đều cho cả 3 người.
Sau đây chúng tôi xin khái quát thủ tục chia tài sản thừa kế không có di chúc thành các bước như sau:
Để phân chia di sản thừa kế khi không có di chúc; cần xác định được những người được hưởng tài sản thừa kế theo hàng thừa kế. Cách xác định chúng tôi đã trình bày ở phần “Cách chia tài sản thừa kế không có di chúc”. Trên cơ sở đó, chúng ta mới xác định được mức hưởng di sản thừa kế của từng người.
Theo quy định tại Điều 656 BLDS 2015 thì những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận việc:
Sau khi những người thừa kế đã thỏa thuận được việc phân chia di sản thì những người này cần lập thành văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 và Khoản 4 Điều 57 Luật công chứng 2014; đối với văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất phải được công chứng, chứng thực.
Xem thêm: THỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ
Tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc là một trong những tranh chấp thường hay phát sinh. Đặt biệt, là những tranh chấp về quyền thừa kế đất đai không có di chúc. Gần đây Luật Hùng Bách tiếp nhận tư vấn một vụ việc như sau:
Theo quy định tại Điều a Khoản 1 Điều 651 BLDS 2015; thì những người được hưởng thừa kế bao gồm: em; chị em và anh hai của em. Em và chị em điều có quyền được hưởng di sản thừa kế trên. Trong trường hợp anh hai của em không đồng ý việc phân chia di sản thừa kế thì:
Trân trọng!
NĐT
Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…
Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…
Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…
Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…
Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…
LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…