Luật sư Ly hôn

LUẬT NUÔI CON SAU LY HÔN QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

Việc ly hôn và quyền nuôi con sau khi ly hôn được quy định bởi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Toàn bộ các vấn đề về ai là người có quyền nuôi con, mức cấp dưỡng nuôi con, quyền thăm nom hoặc hạn chế thăm con, thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn được pháp luật quy định chi tiết. Bạn đang muốn ly hôn và cần tìm hiểu về luật quyền nuôi con, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật Hùng Bách

Liên hệ Luật sư ly hôn theo số 0988.732.880 (Zalo) để được tư vấn luật ly hôn, quyền nuôi con. 

Quy định của pháp luật về quyền nuôi con sau ly hôn

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ giữa vợ chồng bằng một bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Trong bản án, quyết định ly hôn, Tòa án có thể giải quyết yêu cầu về quyền nuôi con. Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về quyền nuôi con sau khi ly hôn như sau:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, sau khi ly hôn pháp luật quy định cha mẹ vẫn có các quyền, nghĩa vụ đối với con. Quyền nuôi con sau ly hôn sẽ do vợ, chồng thoả thuận. Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. 

Điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn

Tòa án xem xét, giải quyết quyền nuôi con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật. Việc giao con cho cha hoặc mẹ nuôi dưỡng phải đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con. Cha, mẹ muốn giành quyền nuôi con cần đảm bảo điều kiện về vật chất và điều kiện về tinh thần. 

Điều kiện về vật chất để giành quyền nuôi con khi ly hôn

Điều kiện vật chất là các điều kiện về chỗ ở, kinh tế, thu nhập. Cha hoặc mẹ phải có đủ điều kiện vật chất để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con trong môi trường tốt nhất. Đảm bảo cho con được sống, học tập và phát triển trong môi trường khoa học. Điều kiện vật chất  để giành quyền nuôi con có thể được chứng minh các chứng cứ, bằng chứng sau:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và các tài sản khác gắn liền với đất.
  • Sổ tiết kiệm, sổ bảo hiểm;
  • Hợp đồng lao động chứng minh điều kiện thu nhập để nuôi con.
  • Sao kê tài khoản, thu nhập khác nếu có.

Điều kiện về tinh thần để giành quyền nuôi con.

Các điều kiện về tinh thần đảm bảo quyền lợi cho con khi giành quyền nuôi con là điều kiện về thời gian, sức khỏe thể chất và tinh thần, đạo đức, lối sống, … Con cái cần được cha mẹ quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục. Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, tôn trọng ý kiến của con. Có thời gian chăm lo cho việc học tập, phát triển của con về thể chất, tinh thần, đạo đức. Cha mẹ không được có hành vi bạo lực thể chất, tinh thần của con, hoặc để con tiếp xúc, ép buộc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. 

Quy định pháp luật về yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn

Sau khi ly hôn, pháp luật quy định quyền nuôi con vẫn có thể thay đổi. Quyền nuôi con có thể thay đổi theo yêu cầu của hai bên cha mẹ hoặc chỉ một bên. Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi của trẻ em, các cơ quan có thẩm quyền cũng có quyền yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn. Khoản 1, khoản 5 Điều 84 Luật hôn nhân gia đình quy định thay đổi quyền nuôi con như sau:

Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

Căn cứ yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

Thứ nhất, cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con.

Sau khi có bản án/quyết định ly hôn của Toà án. Vợ chồng vẫn có thể thoả thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Vợ chồng có thể cân nhắc điều kiện nuôi con như thế nào là tốt nhất để thoả thuận người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ đối với con sau ly hôn. Cần lưu ý việc thỏa thuận này phải xuất phát từ sự tự nguyện của hai bên và xuất phải từ lợi ích của con. Vợ chồng có thể yêu cầu Toà án công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Thứ hai, người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Trường hợp không thỏa thuận được với nhau thì cần chứng minh được người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Như vậy, người có nguyện vọng nuôi con phải chứng minh được người đang trực tiếp nuôi con không thể tiếp tục nuôi dưỡng. Đồng thời cần chứng minh mình có đủ điều kiện để nuôi dạy con tốt hơn như chỗ ở ổn định, có công việc ổn định, có thu nhập, có mức lương cao hơn…

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên. Đối với con dưới 36 tháng tuổi sẽ ưu tiên giao cho mẹ nuôi. Trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện hoặc có thỏa thuận khác.

* Lưu ý: Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

Luật sư giành quyền nuôi con – 0988.732.880

Quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Trong trường hợp có căn cứ thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

  • Người thân thích;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  • Hội liên hiệp phụ nữ.

Hạn chế quyền nuôi con của cha, mẹ sau ly hôn

Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

  • Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
  • Phá tán tài sản của con;
  • Có lối sống đồi trụy;
  • Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Tuỳ từng trường hợp cụ thể, cha, mẹ có thể bị hạn chế quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con. Thời gian hạn chế là từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.

Mẹ bỏ con đi một thời gian có được giành quyền nuôi con?

Câu hỏi:

Xin chào luật sư. Luật sư tư vấn giúp em với ạ. Con em hiện tại 25 tháng tuổi, em là chồng. Từ khi sinh con ra đến nay con ở với em, vợ em bỏ đi đâu em không biết hơn 1 năm. Nay vợ em về đòi ly hôn giành quyền nuôi con. Em có tìm hiểu trên mạng con dưới 36 tháng giao cho mẹ nuôi. Nhưng con từ nhỏ do em tự chăm sóc, vợ em không có công việc ổn định cứ làm chổ này không hợp lại đổi chổ làm. Vợ em sau sinh con được mấy tháng thì bỏ đi. Trong thời gian đi không về thăm con hay gọi điện gì hết. Vậy vợ em có được giành quyền nuôi con không ạ? Em muốn giành quyền nuôi con thì làm thế nào? Xin luật sư tư vấn giúp em, em cảm ơn luật sư rất nhiều ạ.

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

“Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”

Tại Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

Như vậy, về nguyên tắc con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp con dưới 36 tháng tuổi đều giao cho mẹ nuôi dưỡng. Cha có thể trực tiếp nuôi dưỡng con dưới 36 tháng tuổi trong trường hợp sau:

  • Trường hợp 1: Cha mẹ thỏa thuận để cha trực tiếp nuôi phù hợp với lợi ích của con

Pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên. Miễn thoả thuận đó không trái pháp luật, không trái đạo đức và phù hợp với lợi ích của con. Do vậy nếu bạn và vợ của bạn có thỏa thuận với nhau để cho bạn trực tiếp nuôi con thì Tòa sẽ tôn trọng sự thỏa thuận đó và quyết định giao con cho bạn.

  • Trường hợp 2: Mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con

Nếu mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì Tòa sẽ xem xét các điều kiện tốt nhất cho con để quyết định giao con cho bạn. Tuy nhiên bạn phải chứng minh được mình có đủ điều kiện như:

– Điều kiện kinh tế: Bạn có thu nhập ổn đình hàng tháng, bạn có chổ ở ổn định,…

– Thời gian giành cho con: Bạn hoặc các thành viên khác trong gia đình như ông bà có thời gian chăm sóc cháu, chơi với cháu…

– Chứng minh vợ (cũng như gia đình của vợ bạn) không đủ điều kiện để có thể chăm sóc, giáo dục tốt nhất cho con như không có thu nhập, không có việc làm ổn định, không có chổ ở ổn định,…

– Tài liệu chứng minh vợ bạn đã bỏ đi khỏi địa phương từ thời gian nào. Trong thời gian bỏ đi vợ bạn không về thăm con và không phụ giúp để nuôi con.

Nếu bạn cần tư vấn hoặc hỗ trợ thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con, vui lòng liên hệ Luật Hùng Bách theo số 0988.732.880 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ. 

Căn cứ để vợ/chồng giành được quyền nuôi con sau ly hôn.

Câu hỏi:

Chào luật sư ạ. Em và chồng đã ly hôn đã có bản án của toà. Lúc ly hôn do đi làm xa nên em đồng ý để cho chồng nuôi con. Trong bản án không ghi mức cấp dưỡng mà em sẽ tự cho con em. Con em hiện tại đã 7 tuổi hơn. Nhưng sau khi ly hôn chồng cũ em không trực tiếp nuôi con mà để con ở ông bà nội. Ông bà nay đã lớn tuổi nên không có sức khoẻ để chăm sóc cháu và đưa cháu đi học. Nay em đã về nhà, mấy tháng nay chi phí nuôi con là do em chi, chồng cũ em không lo gì cả, em có rước con về ngoại chơi. Con có nói muốn ở với em, em có trao đổi với chồng cũ nhưng anh ấy không đồng ý. Xin luật sư tư vấn giúp em em có thể giành quyền nuôi con sau ly hôn được không? Mong nhận được sự tư vấn của luật sư, em cảm ơn ạ.

Luật sư tư vấn:

Chào bạn. Luật Hùng Bách tư vấn trường hợp của bạn như sau:

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

  • Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
  • Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Theo bạn trình bày, bạn đã trao đổi với chồng về việc thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn nhưng chồng bạn không đồng ý. Do vậy, trường hợp này, bạn có thể nộp đơn đến Toà để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con. Bạn cần chứng minh được chồng bạn không còn đủ điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng con. Và bạn có đủ điều kiện để nuôi dưỡng con như:
  • Chồng bạn không trực tiếp nuôi dưỡng con sau ly hôn mà để cho ông bà nội nuôi dưỡng. Ông bà hiện nay đã lớn tuổi không đủ sức khoẻ để chăm sóc cháu.
  • Bạn có đủ điều kiện để chăm sóc con như có thu nhập ổn định, có chổ ở ổn định, có nhiều thời gian giành cho con…
  • Ý kiến của con có nguyện vọng muốn ở với bạn…

>> Xem thêm: Đơn xin thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn

Mẹ ở nhà nội trợ có được giành quyền nuôi con không?

Câu hỏi:

Xin chào luật sư Hùng Bách, em có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Em là vợ em muốn ly hôn giành quyền nuôi con. Con em mới chỉ 20 tháng. Em đã nghỉ việc hơn 2 năm ở nhà để làm nội trợ và chăm con. Từ khi em mang thai đến nay chồng em thường xuyên đi nhậu rồi vắng nhà. Tụi em cãi nhau rất nhiều về chuyện nay. Nay không thể chịu đựng được nữa nên em muốn ly hôn nhưng em chỉ ở nhà làm nội trợ thì có được giành quyền nuôi con không ạ? Em cảm ơn luật sư.

Luật sư tư vấn:

Theo khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, con bạn mới 20 tháng tuổi bạn là mẹ nên sẽ được quyền ưu tiên nuôi. Tuy nhiên bạn cần đảm bảo điều kiện để có thể nuôi dưỡng con. Theo thông tin bạn cung cấp bạn ở nhà làm nội trợ. Bạn không có nghề nghiệp việc này sẽ bất lợi cho bạn khi có tranh chấp giành quyền nuôi con. Do vậy, để giành quyền nuôi con bạn cần đảm bảo yếu tố sau:

  • Điều kiện vật chất gồm ăn, ở, sinh hoạt, học tập,…
  • Điều kiện về tinh thần gồm thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con; tình cảm dành cho con; điều kiện cho con vui chơi giải trí,…

Trường hợp bạn không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì con sẽ được giao cho người bố nuôi. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho người giám hộ.

Điều kiện giành quyền nuôi con từ đủ 07 tuổi trở lên sau ly hôn.

Câu hỏi:

Kính chào luật sư. Em muốn được tư vấn giành quyền nuôi con trên 7 tuổi sau ly hôn ạ. Em ly hôn hồi tháng 1/2023. Em có 2 cháu, 1 cháu 5 tuổi và 1 cháu 7 tuổi. Lúc ly hôn tụi em thoả thuận mỗi người nuôi 1 cháu, cháu nhỏ ở với em, cháu lớn ở với bố. Sau ly hôn chồng cũ em đã có vợ mới, anh hay đi công tác xa. Con em ở nhà không thoải mái nên em muốn cháu ở với em. Em có thoả thuận với chồng cũ nhưng anh không đồng ý. Xin luật sư tư vấn giúp điều kiện để giành quyền nuôi con ạ, em cảm ơn luật sư.

Luật sư tư vấn:

Theo thông tin bạn cung cấp bạn muốn yêu cầu thay đổi quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Bạn đã thoả thuận với chồng cũ nhưng chồng cũ không đồng ý. Do vậy, bạn cần chứng minh chồng cũ không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Và bạn có đủ điều kiện để nuôi 2 cháu. Về điều kiện giành quyền nuôi con, bạn có thể tham khảo các điều kiện mà chúng tôi đã tư vấn ở phần trên.

Ngoài ra, đối với con trên 7 tuổi thì Toà án sẽ hỏi ý kiến xem nguyện vọng của con muốn ở với ai. Việc lấy ý kiến của con có thể thông qua hình thức sau:

  • Vợ chồng sẽ dẫn bé đến Toà để Thẩm phán giải quyết lấy ý kiến của bé hoặc
  • Con tự viết bản tự khai, trình bày thông tin họ tên, ngày tháng năm sinh là con của… nguyện vọng của con.

>> Tham khảo thêm: Quy định giải quyết quyền nuôi con trên 7 tuổi

Nếu bạn có vấn đề không rõ hoặc cần tư vấn, hỗ trợ giành quyền nuôi con. Bạn có thể liên hệ Luật Hùng Bách theo số 0988.732.880 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ.

Chồng ngoại tình, vợ có được quyền nuôi con không?

Câu hỏi:

Xin chào luật sư Hùng Bách. Em có vấn đề cần luật sư tư vấn: Chồng em ngoại tình em có tin nhắn chồng em nhắn tin qua lại vơi người khác. Em muốn ly hôn giành quyền nuôi con có được không ah? Con em 4 tuổi, em có công việc ổn định nhưng thu nhập của em không bằng chồng. Xin luật sư tư vấn giúp em.

Luật sư tư vấn:

Pháp luật hiện hành không quy định trường hợp ngoại tình thì không có quyền nuôi con. Tuy nhiên, đây có thể là một căn cứ để Toà án xem xét việc không giao con cho người này nuôi dưỡng. Hiện nay con của bạn 4 tuổi, để giành được quyền nuôi con thì bạn cần chứng minh các điều kiện sau:

  • Điều kiện vật chất: Bạn có thu nhập ổn định, chổ ở ổn định, có tài sản đủ để chăm sóc con..
  • Điều kiện tinh thần: Bạn có đủ thời gian để có thể chăm sóc cho con.
  • Các điều kiện khác mà bạn dành cho con tốt hơn so với ở với chồng bạn.

Ngoài ra, bạn có thể cung cấp thêm các giấy tờ, tài liệu chứng minh chồng có hành vi ngoại tình. Các giấy tờ, tài liệu này có thể là chứng cứ có lợi cho bạn khi giành quyền nuôi con.

>> Bạn có thể xem thêm: Thủ tục ly hôn khi vợ, chồng ngoại tình

Dịch vụ Luật sư giành quyền nuôi con sau ly hôn.

Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ Luật sư giành quyền nuôi con sau ly hôn bao gồm:

  1. Tư vấn quy định của pháp luật về điều kiện, căn cứ giành quyền nuôi con sau ly hôn;
  2. Hỗ trợ soạn thảo đơn giành quyền nuôi con sau ly hôn;
  3. Tư vấn, hướng dẫn thu thập hồ sơ giành quyền nuôi con sau ly hôn;
  4. Luật sư tham gia giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi con sau ly hôn;
  5. Tư vấn, hỗ trợ thủ tục kháng cáo bản án;
  6. Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan đến việc giành quyền nuôi con sau ly hôn.

Liên hệ Luật sư Luật Hùng Bách.

Là đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu trong lĩnh vực Hôn nhân gia đình. Luật Hùng Bách có đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm thực tiễn để hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến Hôn nhân gia đình. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn giải quyết các vấn đề pháp lý mà bạn đang gặp phải.

Hiện nay, Luật Hùng Bách có Văn phòng ở các khu vực sau:

  • Khu vực miền Nam – Văn phòng Hồ Chí Minh: Số 33 Đường số 4, Phường 7, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.
  • Khu vực miền Bắc – Văn phòng Hà Nội: Số 32 Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Khu vực miền Trung – Văn phòng Đà Nẵng: Số 48 Mai Dị, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Đà Nẵng.
  • Khu vực Bắc Trung Bộ – Văn phòng Hà Tĩnh: Số 26 Phan Đình Phùng, phường Nam Hà, Tp. Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.

Bạn có thể đến trực tiếp Văn phòng của Luật Hùng Bách ở các địa chỉ trên. Hoặc bạn có thể liên hệ Luật Hùng Bách theo các địa một trong các cách sau:

Trân trọng!

Cloud.

5/5 - (2 bình chọn)
Hồ Thị Cẩm Vân

Recent Posts

ĐƠN KÊU OAN TRÌNH BÀY NHƯ THẾ NÀO?

Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…

3 tháng ago

TRÌNH TỰ THỦ TỤC VÀ MẪU ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM

Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…

3 tháng ago

CÁC MẪU ĐƠN YÊU CẦU ĐỀ NGHỊ TRONG HÌNH SỰ

Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…

3 tháng ago

DỊCH VỤ LUẬT SƯ HÌNH SỰ UY TÍN

Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…

3 tháng ago

LƯU Ý PHÁP LÝ, KINH NGHIỆM MUA CHUNG CƯ AN TOÀN

Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…

5 tháng ago

Tuyển dụng Thực tập sinh, Chuyên viên pháp lý

LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…

8 tháng ago