Sở hữu trí tuệ

PHÂN BIỆT QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Hiện nay, bảo hộ quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp là vấn đề rất được quan tâm. Tuy nhiên, một số người vẫn còn bị nhầm lẫn hai quyền này. Để giải đáp thắc mắc này mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp. Hãy liên ngay đến số 0976.985.828 nếu bạn cần tư vấn cụ thể vấn đề của mình.

Bản chất quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

*Quyền tác giả

Theo quy định của pháp luật hiện hành, quyền tác giả là một trong những đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. Cụ thể, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

  • Chủ thể là tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả
  • Khách thể là các tác phẩm văn học, khoa học hoặc nghệ thuật. Trong quan hệ pháp luật về sở hữu trí tuệ thì đối tượng và khách thể trùng nhau.
  • Nội dung của quan hệ pháp luật này là các quyền về nhân thân và quyền tài sản của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả.
Tư vấn bảo hộ quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp – 0976.985.828

Nếu bạn không nắm rõ các quy định pháp luật, bạn có thể liên hệ Luật sư tư vấn Sở hữu trí tuệ theo Số điện thoại/Zalo 0976.985.828 để được Luật sư tư vấn về đối tượng, điều kiện tác phẩm được đăng ký bảo hộ quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp.

Xem thêm: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ QUYỀN TÁC GIẢ

*Quyền sở hữu công nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Theo nghĩa này; quyền sở hữu công nghiệp tức là quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến việc sử dụng; hoặc chuyển dịch các đối tượng sở hữu công nghiệp. Những quyền này phải phù hợp với quy định của pháp luật. Chúng bao gồm các quyền nhân thân và quyền sở hữu tài sản của chủ thể trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Quyền ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm hoặc cạnh tranh không lành mạnh đối với quyền của những người sáng tạo ra sản phẩm; hoặc người sử dụng hợp pháp các đối tượng đó.

  • Chủ thể của quyền sở hữu công nghiệp bao gồm tất cả các cá nhân, tổ chức;
  • Khách thể của quyền sở hữu công nghiệp là các kết quả của những hoạt động sáng tạo trí tuệ. Nó được ứng dụng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  • Nội dung của quyền sở hữu công nghiệp là tổng hợp mọi quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp; được pháp luật ghi nhận và bảo hộ.

Xem thêm: ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP THEO THỦ TỤC MỚI NHẤT

So sánh quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

Tiêu chí

Quyền tác giả

Quyền sở hữu công nghiệp

Đối tượng

Đối tượng quyền tác giả là các sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học; nghệ thuật, khoa học được thể hiện dưới bất kỳ phương tiện hay hình thức nào bao gồm: tác phẩm văn học; sách giáo khoa, bài giảng, bài phát biểu; tác phẩm báo chí ;

Đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn; bản ghi âm, ghi hình; chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá

Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp là các sáng tạo liên quan đến công nghệ và luôn gắn liền với hoạt động kinh doanh; bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

Căn cứ phát sinh bảo hộ

Kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định; không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ; đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Quyền sở hữu công nghiệp phát sinh tại từng thời điểm khác nhau tùy thuộc vào đối tượng được bảo hộ.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế; kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu; chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký;

Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;

Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh; và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó

*Lưu ý: Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng; không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký

Thời gian bảo hộ

Quyền tác giả bắt đầu khi tác phẩm được hình thành và kéo dài thêm một số năm sau khi tác giả qua đời. Việc giới hạn này là để cho công chúng có thể tiếp cận và thủ hưởng được tác phẩm đó. Cụ thể:

Đối với quyền liên quan đến nhân thân: là các quyền đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; bảo vệ sự vẹn toàn của tác phẩm được bảo hộ vô thời hạn.

Quyền công bố tác phẩm hoặc cho người khác công bố tác phẩm và các nội dung của quyền tài sản được bảo hộ theo thời hạn như sau:

+ Đối với các tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Với các tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn 25 năm. 100 năm kể từ khi tác phẩm được định hình;

+ Các tác phẩm không thuộc loại hình trên có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết. Trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

+ Đối với tác phẩm khuyết danh, khi thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm sau năm tác giả chết

Các đối tượnng quyền sở hữuu công nghiệp có thời hạn bảo hộ khác nhau. cụ thể:

Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.

Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.

Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.

Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây: Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn; kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới; kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp

 

Hình thức bảo hộ

Không bảo hộ về mặt nội dung, chỉ bảo hộ về hình thức.

 

Bảo vệ cả nội dung, ý tưởng sáng tạo và uy tín thương mại.

Đăng ký bảo hộ

 

Không bắt buộc đăng ký nên không cần văn bằng bảo hộ

 

Bí mật kinh doanh và tên thương mại: không cần cấp văn bằng bảo hộ.

Một số phải được cấp văn bằng mới được bảo hộ: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu,…

Đối tượng không được bảo hộ của quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả quy định tại Điều 15 Luật sở hữu trí tuệ bao gồm: tin tức thời sự thuần thúy đưa tin; văn bản quy phạm pháp luật; văn bản hành chính; văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp; được chia thành đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. thiết kế bố trí, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và bí mật kinh doanh.

Yêu cầu về văn bằng bảo hộ

Quyền tác giả

Không cần phải có văn bằng bảo hộ. Với quyền tác giả; việc đăng ký văn bằng bảo hộ chỉ mang tính chất khuyến khích. Văn bằng bảo hộ của quyền tác giả – quyền liên quan là giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả; giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan​ (được cấp bởi Cục bản quyền tác giả thuộc Bộ văn hóa thể thao và du lịch). Quyền tác giả được bảo hộ một cách tự động; bảo hộ không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

Quyền sở hữu công nghiệp

Việc đăng kí quyền sở hữu công nghiệp là thủ tục bắt buộc. Quyền sở hữu công nghiệp chỉ được pháp luật bảo hộ khi chúng đã được cơ quan nhà nước chính thức cấp văn bằng bảo hộ. Văn bằng bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp đối với từng đối tượng như sau:
* Đối với sáng chế: bằng độc quyền sáng chế;
* Đối với kiểu dáng công nghiệp: bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp;
* Đối với chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn: giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý; nhãn hiệu; thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.

Nội dung của quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

Quyền tác giả được bảo hộ về quyền nhân thân và quyền tài sản.
Nội dung quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: tổng hợp các quyền của chủ thể sở hữu công nghiệp được pháp luật ghi nhận và bảo hộ (quyền của tác giả, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và của người sử dụng trước). Quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ về quyền tài sản, trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được bảo hộ cả quyền của tác giả.

Hành vi xâm phạm quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ

Hành vi xâm phạm quyền tác giả được bảo hộ quy định tại Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ.
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ; tùy từng đối tượng được bảo hộ mà nó có thể là hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí (Điều 126); hay hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, và chỉ dẫn địa lý (Điều 129); hay hành vi cạnh tranh không lành mạnh (Điều 130).

Mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

Từ bảng so sánh trên, cả hai quyền này đều bảo vệ sản phẩm của chủ sở hữu. Tùy vào từng đối tượng khác nhau mà thuộc loại quyền khác nhau. Quyền sở hữu của mỗi cá nhân lên đối tượng cũng khác nhau.

Trong một số trường hợp, quyền tác giả chính là quyền sở hữu công nghiệp. Bởi lẽ, chủ thể của quyền sở hữu công nghiệp bao gồm tất cả các cá nhân, tổ chức. Đó là các tác giả hay chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp. Hoặc cũng có thể là tổ chức; cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.

Nếu bạn không có thời gian để tự mình thực hiện thủ tục; bạn có thể ủy quyền cho Luật sư/Chuyên viên pháp lý thay mặt mình thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ tại cơ quan có thẩm quyền. Để ủy quyền cho Luật sư/Chuyên viên pháp lý, vui lòng liên hệ Số điện thoại/Zalo 0976.985.828.

Xem thêm: QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP, NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Liên hệ Luật sư Tư vấn – Luật Hùng Bách

Nếu bạn cần tư vấn bảo hộ kểu dáng công nghiêp hay bất kì một đối tượng khác. Bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Xem thêm: LUẬT SƯ TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Trân trọng./.

LB.

5/5 - (2 bình chọn)
Nguyễn Long Bình

Recent Posts

ĐƠN KÊU OAN TRÌNH BÀY NHƯ THẾ NÀO?

Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…

3 tháng ago

TRÌNH TỰ THỦ TỤC VÀ MẪU ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM

Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…

3 tháng ago

CÁC MẪU ĐƠN YÊU CẦU ĐỀ NGHỊ TRONG HÌNH SỰ

Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…

3 tháng ago

DỊCH VỤ LUẬT SƯ HÌNH SỰ UY TÍN

Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…

3 tháng ago

LƯU Ý PHÁP LÝ, KINH NGHIỆM MUA CHUNG CƯ AN TOÀN

Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…

5 tháng ago

Tuyển dụng Thực tập sinh, Chuyên viên pháp lý

LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…

8 tháng ago